1/ MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: Biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
1.2. Kỹ năng:
- Biết vẽ trung điểm của một đoạn thẳng.
- Học sinh nhận biết được một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng.
1.3. Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy.
2/ Chuẩn bị:
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị: SGK, máy tính, thước, thước có chia khoảng, compa, sợi dây, biểu bảng,
- Tư liệu: SGK, giáo án, SBT, sch tham khảo, .
2.2 Chuẩn bị HS:
- Thiết bị: Máy tính, thước, ê ke, compa, ôn tập các kiến thức về “Khi nào AM +MB = AB?”, đọc trước bài tr 124-125 SGK,
- Tư liệu: SGK, SBT
3 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Lê Kim Tiến - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12
Tiết: 12
NS: 06/ 10/2013
BÀI 10-TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
1/ MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: Biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
1.2. Kỹ năng:
- Biết vẽ trung điểm của một đoạn thẳng.
- Học sinh nhận biết được một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng.
1.3. Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy.
2/ Chuẩn bị:
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị: SGK, máy tính, thước, thước có chia khoảng, compa, sợi dây, biểu bảng, …
- Tư liệu: SGK, giáo án, SBT, sách tham khảo, ...
2.2 Chuẩn bị HS:
- Thiết bị: Máy tính, thước, ê ke, compa, ôn tập các kiến thức về “Khi nào AM +MB = AB?”, đọc trước bài tr 124-125 SGK, …
- Tư liệu: SGK, SBT
3/ Các bước lên lớp:
3.1 Ổn định lớp: KTSS
3.2/ Kiểm tra bài cũ: (7’)
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (7’)
Gv: Nêu yêu cầu kiểm tra
HS: Trên tia Ox, vẽ hai đoạn thẳng OM và ON sao cho OM = 3cm, ON = 6cm. Tính MN. So sánh OM và MN
Gv: Gọi 1 Hs lên bảng
Hs: 1 Hs lên bảng
Hs: Vẽ hình
M nằm giữa O và N (vì ON > OM)
Nên: OM + MN = O
MN = ON – OM = 6 – 3 = 3cm
Mà OM = 3cm
MN = OM
Gv: Cho hs nhận xét.
Gv: ĐVĐ: Ta thấy M nằm giữa O và N
MN = OM. Khi đó M là gì của ON?
Hs: Nhận xét.
Hs: Theo dõi.
HOẠT ĐỘNG 2: TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG (19’)
a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,…
b. Các bước tiến hành
3. 3/ Bài mới:
Gv:Vẽ hình 61 lên bảng phụ
GV: Hãy cho biết điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
GV: Hãy cho biết hai đoạn thẳng AM và MB như thế nào ?
Gv: M trên hình 61 là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Gv: Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì ?
GV: Yêu 3 HS khác lần lượt đứng lên nêu lại định nghĩa trung điểm M của đoạn thẳng AB
Gv: Khi M là trung điểm của đoạn thẳng AB ta suy ra điều gì và ngược lại?
Gv: Chốt lại ghi bảng định nghĩa ở dạng KH:
M là trung điểm của đoạn thẳng AB
GV: Cho HS đọc BT 65 tr 126
Gv: Vẽ hình lên bảng phụ
GV: Gọi một HS lên bảng đo các đoạn thẳng AB, BC, CD, CA rồi điền vào chỗ trống:
a/ Điểm C là trung điểm của …. vì …..
b/ Điểm C không là trung điểm của …………vì C không thuộc đoạn thẳng AB
c/ Điểm A không là trung điểm của BC vì………..
GV: Cho Hs nhận xét
GV: Nhận xét chung
Hs: Quan sát hình trên bảng.
HS: Điểm M nằm giữa hai điểm A và B
Hs: MA = MB
HS: Theo dõi
Hs: Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA =MB).
3 HS lần lượt đứng lên nhắc lại
Hs: Khi M là trung điểm của đoạn thẳng AB ta suy ra M nằm giữa A và B, M cách đều A và B.
Hs: Theo dõi và ghi vở.
Hs:Đọc bt 65 tr 126
Hs:Quan sát hình vẽ.
1HS lên bảng thực hiện các HS khác cùng thực hiện
HS tham gia nhận xét
Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA =MB).Trung điểm của đoạn thẳng AB còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB
M là trung điểm của đoạn thẳng AB
Bài tập 65 tr 126
a/ Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng BD
vì CB = CD = BD.
b/ Điểm C không là trung điểm của đoạn thẳng AB vì C không thuộc đoạn thẳng AB .
c/ Điểm A không là trung điểm của BC vì A không nằm giữa B và C.
HOẠT ĐỘNG 3: 2- CÁCH VẼ TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG (8’)
a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,…
b. Các bước tiến hành
Gv: Ghi VD lên bảng: Đoạn thẳng
AB = 5cm. Hãy vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB.
GV: Gọi 1 HS lên bảng tìm độ dài đoạn thẳng MA và MB.
GV: Cho HS nhận xét
GV: Nhận xét chung
GV: Yêu cầu 1HS lên bảng vẽ điểm M trên tia AB sao cho AM = 2,5cm
GV: Cho HS khác lên bảng kiểm tra lại hình vẽ.
Gv: Còn cách nào vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB?
Gv: Cho hs thực hiện trên giấy để xác định trung điểm.
Gv: Cho hs quan sát hình 63 SGK để làm.
Gv: Cho hs làm ? SGK tr 125
Gv: Yêu cầu hs nêu cách làm?
Gv: Cho hs nhận xét.
Hs: Đọc nội dung VD
HS lên bảng rìm MA, MB
HS nhận xét
HS lên bảng vẽ, Hs khác cùng vẽ
HS lên bảng kiểm tra
Hs: Trả lời: Vẽ bằng cách gấp giấy.
Hs: Thực hiện trên giấy để xác định trung điểm.
Hs: Quan sát hình 63
Hs: Làm ? SGK tr 125?
Dùng sợi dây để đo độ dài thanh gỗ thẳng.
Chia đôi đoạn đây có độ dài bằng độ dài thanh gỗ, dùng đoạn dây đã chia đôi để xác định trung điểm của thanh gỗ.
Hs: Nhận xét.
Ví dụ:
Ta có : MA + MB = AB
Mà MA = MB
Nên MA =MB = AB
= .5 = 2,5cm
Cách 1: Trên tia AB, vẽ điểm M sao cho AM = 2,5 cm
Cách 2: Gấp giấy
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: (11’ )
4.1/ Củng cố: (8’)
a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,…
b. Các bước tiến hành
Gv:Cho hs diễn đạt trung điểm M của đoạn thẳng AB bằng các cách khác nhau ?
Hs: Diễn đạt trung điểm M của đoạn thẳng AB bằng các cách khác nhau
M là trung điểm của đoạn thẳng AB
Gv: Cho hs làm bt 60 SGK tr 125
Gv: Gọi hs đọc đề bài
Gv: Yêu cầu hs tóm tắt đề bài
Gv: Gọi 1Hs lên bảng
Gv: Cho hs nhận xét.
GV: Nhận xét chung
Hs: Làm bt 60 SGK tr 125
Hs: Đọc đề bài
Hs: Tóm tắt đề bài
Ox, OA =2 cm, OB = 4cm
a/ A nằm giữa O và B?
b/ So sánh OA và AB
c/ A là trung điểm của OB?
Hs: 1Hs lên bảng
Hs: Nhận xét.
BT 60 SGK TR 125
a/ Điểm A nàm giữa O và B (Vì A,B Ox , OA <OB)
b/ Ta có : OA + AB = OB
2 + AB = 4
AB = 4 – 2AB = 2 cm
Vậy AB = OA
c/ A là trung điểm của đoạn thẳng OB.Vì OA=AB=
4.2/ Hướng dẫn về nhà ( 3’ )
- Hiểu được trung điểm M của đoạn thẳng AB.
- Biết cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
-Học thuộc và ghi thành thạo kí hiệu trung điểm của đoạn thẳng.
- Làm bài tập 61, 62, 63, 64 tr 126.
Hướng dẫn BT 62:
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
File đính kèm:
- GA HH6 TUAN 12.doc