1/ MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Nắm vững trên tia Ox có một và chỉ một điểm M sao cho OM = m ( đơn vị độ dài, m > 0 ).
- Trên tia Ox nếu OM = a, ON = b và a < b thì M nằm giữa O và N.
1.2. Kỹ năng: Biết áp dụng kiến thức trên để giải bài.
1.3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi vẽ hình và đo đạc một cách chính xác.
2/ Chuẩn bị:
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị: SGK, máy tính, thước, thước có chia khoảng, compa, biểu bảng,
- Tư liệu: SGK, giáo án, SBT, sách tham khảo, .
2.2 Chuẩn bị HS:
- Thiết bị: Máy tính, thước, ê ke, compa, ôn tập các kiến thức về khi nào AM+MB = AB ?
- Tư liệu: SGK, SBT
5 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Lê Kim Tiến - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
Tiết: 11
NS: 04/ 10/2013
BÀI 9- VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI
1/ MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Nắm vững trên tia Ox có một và chỉ một điểm M sao cho OM = m ( đơn vị độ dài, m > 0 ).
- Trên tia Ox nếu OM = a, ON = b và a < b thì M nằm giữa O và N.
1.2. Kỹ năng: Biết áp dụng kiến thức trên để giải bài.
1.3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi vẽ hình và đo đạc một cách chính xác.
2/ Chuẩn bị:
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị: SGK, máy tính, thước, thước có chia khoảng, compa, biểu bảng, …
- Tư liệu: SGK, giáo án, SBT, sách tham khảo, ...
2.2 Chuẩn bị HS:
- Thiết bị: Máy tính, thước, ê ke, compa, ôn tập các kiến thức về khi nào AM+MB = AB ?
- Tư liệu: SGK, SBT
3/ Các bước lên lớp:
3.1 Ổn định lớp: KTSS
3.2/ Kiểm tra bài cũ: (15’)
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (15’)
Đề:
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
1/ Khi nào AM+MB = AB ? Và ngược lại khi nào M nằm giữa A và B ?
2/ Cho M là điểm nằm giữa A và B. Biết AM = 3cm, AB = 8cm. Tính MB
HS làm bài kiểm tra
1/ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. (2đ)
Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B(2đ)
2/ Vẽ hình đúng ( 1đ )
Ta có : M nằm giữaA và B (1đ)
Nên: AM + MB = AB (1đ)
MB = AB - AM (1đ)
MB = 8 – 3 = 5cm (1đ)
Vậy MB = 5 (cm) (1đ)
Gv: Đặt vấn đề: Khi nào thì A nằm giữa O và B ?
Hs: Theo dõi.
3. 3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: 1- VẼ ĐOẠN THẲNG TRÊN TIA (7’)
a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,…
b. Các bước tiến hành
Gv: Ghi VD lên bảng:
VD1: Trên tia Ox, hãy vẽ đoạn thẳng OM có độ dài bằng 2cm
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng OM, các HS khác cùng vẽ.
GV: Cho HS nhận xét
GV: Nhận xét chung
GV: Hãy cho biết cách đặt thước khi vẽ đoạn thẳng OM.
GV: Vạch số 2cm của thước sẽ cho ta điểm nào?
GV: Giới thiệu cách dùng compa để vẽ đoạn thẳng OM:
Mở compa sao cho độ mở là 2cm.
Đặt một đầu của compa tại điểm O của tia Ox. Đầu kia của compa nằm trên tia Ox, đó chính là điểm M.
GV: Yêu cầu HS vẽ thêm điểm M’ trên tia Ox sao cho OM’= 2cm.
GV: Em có nhận xét gì về M’và M.
GV: Vậy trên tia Ox ta có thể vẽ được bao nhiêu điểm M sao cho OM = 2cm?
GV: Qua VD trên em hãy rút ra nhận xét.
GV: Chốt lại
Hs: Đọc nội dung VD.
1HS lên bảng vẽ đoạn thẳng OM
HS khác cùng vẽ.
HS nhận xét
HS: Đặt cạnh thước nằm trên tia Ox sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc O của tia.
HS: Vạch số 2cm của thước sẽ cho ta điểm M.
HS cả lớp thực hiện theo hướng dẫn của GV
HS lên bảng vẽ, cả lớp cùng vẽ
HS: Điểm M’ cũng chính là điểm M.
HS: Trên tia Ox ta chỉ vẽ được một điểm M sao cho OM = 2cm.
HS: Nêu nhận xét SGK
HS cả lớp theo dõi
Ví dụ 1: SGK tr 122
Cách vẽ:
+Vẽ tia Ox
+Vẽ mút M như sau:
-Đặt cạnh của thứơc nằm trên tia Ox sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc O của tia.
-Vạch số 2 (cm)của thước sẽ cho ta điểm M . Đoạn thẳng OM là đoạn thẳng cần vẽ.
GV: Ghi VD 2 lên bảng: Cho đoạn thẳng AB. Hãy vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB
Gv: Cho đọc SGK cách thực hiện khoảng 2’
Gv: Gọi hs lên bảng thực hiện
+ hs khác làm vở.
Gv: Hãy nêu cách làm?
Gv: Cho hs nhận xét.
GV: Nhận xét chung
Gv: Đặt vấn đề : Trên tia Ox làm thế nào đặt được hai điểm M và N sao cho OM = a cm, ON= b cm ? Và làm thế nào để biết điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
Hs: Đọc SGK cách thực hiện khoảng 2’
Hs:1 hs lên bảng thực hiện + hs khác làm vở.
Hs: Nêu cách làm:
-Vẽ tia Cy bất kì, khi đó ta đã biết mút C của đoạn thẳng CD
-Vẽ mút D:
Đặt com pa sao cho một mũi nhọn trùng với mút A, mũi nhọn kia trùng với mút B của đoạn thẳng AB.
Giữ độ mở của compa không đổi, đặt com pa sao cho một mũi nhọn trùng với gốc C của tia Cy, mũi nhọn kia nằm trên tia sẽ cho ta mút D và CD là đoạn thẳng phải vẽ.
Hs: Nhận xét.
Hs: Theo dõi.
Ví dụ 2 (SGK tr 122-123)
Cách vẽ:
-Vẽ tia Cy bất kì, khi đó ta đã biết mút C của đoạn thẳng CD
-Vẽ mút D:
Đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với mút A, mũi nhọn kia trùng với mút B của đoạn thẳng AB.
Giữ độ mở của compa không đổi , đặt com pa sao cho một mũi nhọn trùng với gốc C của tia Cy, mũi nhọn kia nằm trên tia sẽ cho ta mút D và CD là đoạn thẳng phải vẽ.
Nhận xét:
Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM = a (đơn vị dài)
HOẠT ĐỘNG 2:2-VẼ HAI ĐOẠN THẲNG TRÊN TIA (8’)
a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,…
b. Các bước tiến hành
Gv: Cho hs xét ví dụ tr 123 SGK Gv: Yêu cầu hs đọc ví dụ.
Gv: Hãy tóm tắt ví dụ
Hs: Xét ví dụ tr 123 SGK
Hs: Đọc ví dụ.
Hs: Tóm tắt ví dụ
Tia Ox vẽ điểm M và N sao cho OM= 2cm, ON = 3cm.
Trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Ví dụ
Điểm M nằm giữa hai điểm O và N
(vì 2cm<3cm)
Gv: Hãy nêu cách vẽ hai điểm M và N ?
Hs: Nêu cách vẽ hai điểm M và N
Hs: -Vẽ tia Ox
-Dùng thước có chia khoảng lấy điểm M sao cho OM = 2cm, lấy N sao cho ON = 3cm
Nhận xét:
Trên tia Ox , OM = a, ON = b, nếu 0< a <b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
Gv: Gọi 1 Hs lên bảng +hs khác làm vào vở.
Hs:1Hs lên bảng +hs khác làm vào vở.
Gv: Cho hs nhận xét.
Hs: Nhận xét.
Gv: Trong ba điểm O, M, N thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
Hs: Trong ba điểm O, M, N thì điểm M nằm giữa hai điểm Ovà N.
Gv: Vẽ sẳn hình 60 lên bảng phụ
Gv:Trên tia Ox, OM = a,
ON = b. Nếu a< b thì ta suy ra điều gì ?
Hs: Quan sát
Hs: Nếu a< b thì ta suy ra M nằm giữa hai điểm O và N.
Gv:Hãy rút ra nhận xét.
Hs:Rút ra nhận xét như SGK tr 123
Gv: Trở lại vấn đề đặt ra ở đầu bài
Gv: Yêu cầu hs trả lời khi nào A nằm giữa hai điểm O và B ?
Hs: A nằm giữa hai điểm O và B khi a < b.
Gv: Chốt lại:
Trên tia Ox, M Ox, NOx:
Nếu OM < ON thì M nằm giữa hai điểm O và N.
Hs: Theo dõi.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: (15’ )
4.1/ Củng cố: (12’)
a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,…
b. Các bước tiến hành
Gv: Yêu cầu hs đọc nội dung bt 58
Gv: Hãy nêu cách vẽ ?
Gv: Gọi 1 Hs lên bảng + hs khác làm vào vở.
Gv: Cho hs nhận xét.
Hs: Đọc nội dung bt 58
Hs: Nêu cách vẽ
Hs: 1 Hs lên bảng + hs khác làm vào vở.
Hs: Nhận xét.
Bt 58 SGK tr 124
Cách vẽ:
Vẽ tia Ax.
Trên tia Ax xác định điểm B sao cho AB= 3,5cm
Gv:Cho làm bt 53 SGK tr 124
Gv: Yêu cầu hs đọc bt 53
Gv: Hãy tóm tắt bt 53
Gv: Làm thế nào để so sánh OM và MN?
Gv: Cho hs hoạt động nhóm khoảng 3’
Gv: Sau 3’ đại diện nhóm trình bày
Gv: Cho hs nhận xét chéo nhóm
Hs: Làm bt 53 SGK tr 124
Hs: Đọc bt 53
Hs:Tóm tắt bt 53
Trên tia Ox, vẽ OM = 3cm, ON = 6cm
Tính MN ?
So sánh OM và MN ?
Hs: Ta tính MN rồi so sánh với OM.
Hs: Hoạt động nhóm khoảng 3’
Hs: Sau 3’ đại diện nhóm trình bày
Hs: Nhận xét chéo nhóm.
Bt 53 SGK tr 124
Điểm M nằm giữa O và N(OM<ON)
Ta có: OM +MN = ON
3+MN = 6
MN = 6 – 3 = 3 cm
Vậy MN = OM.
4.2/ Hướng dẫn về nhà ( 3’ )
-Học phần nhận xét ở hai mục 1 và 2.
-Nắm vững cách vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài.
-Xem lại các bt đã giải, nắm vững cách trình bày lời giải của bài tập, …
- Làm BT 54, 55, 56, 57 tr 124
- Hướng dẫn BT 54:
Điểm A nằm giữa hai điểm O và B
(vì OA< OB)
Ta có :OA+AB = OB
AB = …….
Điểm B nằm giữa hai điểm O và C
(vì OB< OC)
Ta có :OB+BC = OC
BC = ………
-Chuẩn bị: §10-Trung điểm của đoạn thẳng (đọc mục1;2 tr 124-125)
THỐNG KÊ ĐIỂM KIỂM TRA 15 PHÚT
Lớp
TSB
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
64
65
66
TC
NHẬN XÉT:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
File đính kèm:
- GA HH 6 TUAN 11.doc