Giáo án Hình học 11 Tiết 6: Phép quay và phép đối xứng tâm (tiết thứ 1)

Tiết 6: PHÉP QUAY VÀ PHÉP ĐỐI XỨNG TÂM

(tiết thứ 1)

I. Mục tiêu: giúp học sinh

1. Về kiến thức:

- Hiểu được định nghĩa phép quay, phải biết góc quay là góc lượng giác, tức là có thể quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.

- Hiểu được phép quay là một phép dời hình, do đó phép quay có đầy đủ các tính chất của phép dời hình.

2. Về kỹ năng:

- Biết dựng ảnh của một hình đơn giản qua một phép quay cho trước.

- Biết áp dụng phép quay vào giải toán.

3. Về thái độ:

- Cẩn thận, chính xác.

4. Về tư duy:

- Biết phân tích, quan sát để suy ra các tính chất của phép quay.

- Biết chứng minh định lý một cách chặt chẽ, logic.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 Tiết 6: Phép quay và phép đối xứng tâm (tiết thứ 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6: PHÉP QUAY VÀ PHÉP ĐỐI XỨNG TÂM (tiết thứ 1) I. Mục tiêu: giúp học sinh 1. Về kiến thức: - Hiểu được định nghĩa phép quay, phải biết góc quay là góc lượng giác, tức là có thể quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ. - Hiểu được phép quay là một phép dời hình, do đó phép quay có đầy đủ các tính chất của phép dời hình. 2. Về kỹ năng: - Biết dựng ảnh của một hình đơn giản qua một phép quay cho trước. - Biết áp dụng phép quay vào giải toán. 3. Về thái độ: - Cẩn thận, chính xác. 4. Về tư duy: - Biết phân tích, quan sát để suy ra các tính chất của phép quay. - Biết chứng minh định lý một cách chặt chẽ, logic. II. Phương pháp giảng dạy: Gợi mở vấn đáp + Hoạt động nhóm III. Chuẩn bị: + Giáo viên: giáo án, máy tính, thước kẻ... + Học sinh: vở, SGK, bảng con để trình bày kết quả của nhóm. IV. Các hoạt động và tiến trình bài dạy: A. Các hoạt động: + HĐ1: Ổn định lớp, giới thiệu vào bài mới + HĐ2: Định nghĩa phép quay + HĐ3: Ví dụ 1, 2, 3 + HĐ4: Định lý và chứng minh định lý + HĐ5: HS hoạt động theo nhóm để dựng ảnh của đường thẳng qua phép quay + HĐ6: Ứng dụng phép quay, học sinh hoạt động theo nhóm. + HĐ7: Củng cố B. Tiến trình bài dạy: + HĐ1: Ổn định lớp, giới thiệu vào bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh +GV: Ổn định lớp, trình chiếu cho học sinh xem một số hình ảnh và nêu câu hỏi: “Tìm điểm chung của các hình ảnh đã xem?” +GV: Giới thiệu vào bài mới +HS: Đều là chuyển động quay quanh một điểm + HĐ2: Định nghĩa phép quay Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh +GV: Nêu định nghĩa phép quay +GV: Trình chiếu khung tóm tắt định nghĩa và yêu cầu học sinh trả lời. +GV: Trình chiếu quay lá cờ bằng phần mềm GSP +H: Phép quay được xác định khi biết các yếu tố nào? +H: Phép đồng nhất có phải là phép quay không? +GV: Trình chiếu chiều quay dương, chiều quay âm cho học sinh theo dõi +HS: Theo dõi +HS: Trả lời +HS: Theo dõi +HS: Khi biết tâm quay và góc quay +HS: Phép đồng nhất là phép quay với tâm quay là điểm tuỳ ý, góc quay là . + HĐ3: Ví dụ 1, 2, 3 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh +GV: Trình chiếu ví dụ 1 và yêu cầu học sinh trả lời +GV: Trình chiếu ví dụ 2 và yêu cầu học sinh trả lời +GV: Trình chiếu ví dụ 3 và yêu cầu học sinh trả lời +H: Từ ví dụ 3, nếu phép quay tâm O góc quay biến điểm M thành M’ thì phép quay tâm O, góc quay nào sẽ biến điểm M’ thành M? +GV: Trình chiếu kết quả. +HS: Trả lời +HS: Trả lời +HS: Trả lời +HS: phép quay tâm O, góc quay sẽ biến điểm M’ thành M. + HĐ4: Định lý và chứng minh định lý Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh +GV: Ta đã biết phép đối xứng trục, phép tịnh tiến là những phép dời hình. Liệu phép quay có phải là một phép dời hình hay không? +GV: Liên kết qua GSP, dựng ảnh của hai điểm qua phép quay, sau đó đo độ dài của hai đoạn, rồi cho học sinh nhận xét. +GV: Gọi học sinh phát biểu định lý. +GV: Hướng dẫn học sinh chứng minh định lý. +GV: Vì phép quay là một phép dời hình nên nó có đầy đủ các tính chất của một phép dời hình, hãy nhắc lại những tính chất đó? +GV: Minh hoạ bằng SGP cho học sinh xem các tính chất của phép quay. +GV: Cho học sinh làm ví dụ 4, sau đó minh hoạ bằng phần mềm GSP cho học sinh xem. +HS: Suy nghĩ. +HS: Hai đoạn thẳng có độ dài bằng nhau +HS: Phép quay là một phép dời hình. +HS: Tham gia chứng minh qua sự hướng dẫn của giáo viên. +HS: Nhắc lại. +HS: Theo dõi. +HS: Trả lời + HĐ5: HS hoạt động theo nhóm để dựng ảnh của đường thẳng qua phép quay Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh +GV: Trình chiếu ví dụ 4 và yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm. +GV: Sau khi học sinh hoàn thành, giáo viên gọi một nhóm lên trình bày. +GV: Gọi các nhóm khác nhận xét +H: Cho phép quay tâm O góc quay biến đường thẳng d thành d’. Nếu thì góc giữa d và d’ ? Nếu thì góc giữa d và d’ ? +HS: Hoạt động theo nhóm và ghi kết quả của nhóm vào bảng con. +HS: Trình bày kết quả của nhóm mình. +HS: Nhận xét bài làm của nhóm bạn. +HS: Trả lời Nếu thì góc giữa d và d’ bằng Nếu thì góc giữa d và d’ bằng + HĐ6: Ứng dụng phép quay Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh +GV: Nêu các dấu hiệu sử dụng phép quay. +GV: Trình chiếu ví dụ 6 và yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm. +GV: Sau khi học sinh hoàn thành, giáo viên gọi một nhóm lên trình bày. +GV: Gọi các nhóm khác nhận xét +GV: Trình chiếu lời giải và minh hoạ bằng phần mềm GSP cho học sinh xem. +HS: Ghi bài +HS: Hoạt động theo nhóm và ghi kết quả của nhóm vào bảng con. +HS: Trình bày kết quả của nhóm mình. +HS: Nhận xét bài làm của nhóm bạn. +HS: Theo dõi. + HĐ7: Củng cố Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh +GV: Trình chiếu các câu hỏi và yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống. +GV: Về nhà các em xem tiếp phần còn lại, tiết sau chúng ta tiếp tục. +HS: Trả lời ----------HẾT----------

File đính kèm:

  • docPhep quay va phep dxtam.doc
  • docTo thuyet trinh.doc