I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Hs hiểu được các hình thức lao động của con người đó là lao động chân tay và
lao động trí óc. Học tập là lao động trí óc để tiếp thu tri thức của loài người .
- Hiểu những biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập , lao động .
2. Kỹ năng :
* KNBH: Hình thành ở hs một số kỹ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực
hoạt động.
* KNS: Nêu và giải quyết vấn đề
3. Thái độ :
* TĐBH: Hình thành ở học sinh ý thức tự giác, không hài lòng với biện pháp đã
thực hiện và kết quả đã đạt được, luôn luôn hướng tới và tìm tòi cái mới trong học
tập và lao động.
* Giá trị sống: hạnh phúc, tự do
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực đặc thù: Trình bày, nhận xét,
II. Chuẩn bị
1. Gv:
- SBT TH GDCD 8, các tấm gương lao động tự giác và sáng tạo
2. Hs:
- HS: Học bài, sưu tầm các tấm gương lao động tự giác và sáng tạo
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1. PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, miêu tả, giải thích, trò chơi
2.KT:
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, .
13 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 13 đến 16 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 4/11 ( 8A1) 7/11 ( 8A2)
Tiết 13- BÀI 11 : LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Hs hiểu được các hình thức lao động của con người đó là lao động chân tay và
lao động trí óc. Học tập là lao động trí óc để tiếp thu tri thức của loài người .
- Hiểu những biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập , lao động .
2. Kỹ năng :
* KNBH: Hình thành ở hs một số kỹ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực
hoạt động.
* KNS: Nêu và giải quyết vấn đề
3. Thái độ :
* TĐBH: Hình thành ở học sinh ý thức tự giác, không hài lòng với biện pháp đã
thực hiện và kết quả đã đạt được, luôn luôn hướng tới và tìm tòi cái mới trong học
tập và lao động.
* Giá trị sống: hạnh phúc, tự do
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp...
- Năng lực đặc thù: Trình bày, nhận xét,
II. Chuẩn bị
1. Gv:
- SBT TH GDCD 8, các tấm gương lao động tự giác và sáng tạo
2. Hs:
- HS: Học bài, sưu tầm các tấm gương lao động tự giác và sáng tạo
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1. PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, miêu tả, giải thích, trò chơi
2.KT:
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, ...
IV. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là năng động, sáng tạo? Ý nghĩa của năng động, sáng tạo?
3. bài mới
* Hoạt động 1:Khởi động.
* GTB: GV đưa ra câu ca dao:
Cày đồng giữa buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
H: Câu ca dao trên nói lên điều gì?
Câu ca dao cho thấy: người nông dân xưa làm việc với những vật dụng hết sức
thô sơ nên quá trình lao động ấy thật đắng cay và cực nhọc. Ngày nay con người đã
sáng tạo ra máy móc áp dụng trong lao động sản xuất, năng xuất lao động tăng lên
nhiều. Từ chỗ năng suất lao động thấp đến cao là cả một quá trình lao động tự giác,
sáng tạo của con người. Vậy lao động tự giác sáng tạo là gì?
* Hoạt động 2: hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn
đề
Gv: gọi hs đọc tình huống trong phần đặt vấn
đề
H: Nêu nhận xét của mình về các ý kiến?
- Lao động tự giác là rất cần thiết nhưng quá
trình lao động thì phải sáng tạo thì năng suất,
hiệu quả mới cao.
- Vì học tập cũng là hoạt động lao động nên rất
cần sự tự giác (học tập là hoạt động lao động trí
óc) rèn luyện sự tự giác trong học tập là điều
kiện để có kết quả học tập cao.
- Học sinh rèn luyện sự tự giác sáng tạo trong
lao động là cần thiết, ngoài nhiệm vụ học tập hs
phải lao động giúp gia đình, tham gia phát triển
kinh tế gia đình, ht là một hình thức của lao
động, nếu lao động có kết quả thì sẽ có điều
kiện học tập tốt
GV: Gọi học sinh đọc truyện đọc
Hs: đọc
H: Nêu nhận xét về thái độ lao động của người
thợ mộc trước khi làm ngôi nhà cuối cùng?
- Trước đây ông đã làm việc tận tuỵ và tự giác,
thực hiện nghiêm túc những quy định sản xuất
nên sản phẩm làm ra đều hoàn hảo
H: Người thợ mộc có thái độ như thế nào khi
làm ngôi nhà cuối cùng?
Trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng:
+ Không dành hết tâm trí cho công việc
+ Bỏ qua những quy định cơ bản của kỹ
thuật lao động nghề nghệp và sự giám sát của
lương tâm
+ Vật liệu thì tạp nham, không được chọn
lựa kỹ lưỡng
+ Mọi quy trình kỹ thuật không được thực
hiện cẩn thận
H: Hậu quả của thái độ đó là gì?
Hậu quả :
+ Thật hổ thẹn
I. Đặt vấn đề
+ Phải sống trong một ngôi nhà do chính mình
làm ra, nhưng lại là một ngôi nhà không hoàn
hảo.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài
học:
H: Thế nào là lao động tự giác? VD?
H: Lao động sáng tạo là quá ttrình lao động
như thế nào?
GV phân tích khái niệm- Lấy VD minh họa
H: Em hãy lấy VD lao động tự giác, sáng tạo
trong học tập?
Liên hệ bản thân em?
II. Nội dung bài học .
1. Khái niệm:
- Lao động tự giác là chủ động
làm việc, không đợi ai nhắc nhở,
không phải do áp lực từ bên
ngoài
- Lao động sáng tạo là lao động
luôn suy nghĩ cải tiến để tìm tòi
cái mới, tìm ra cách giải quyết
tối ưu nhằm không ngừng nâng
cao chất lượng, hiệu quả công
việc.
* Hoạt động 3: luyện tập
GV đọc truyện Chàng trai thích sáng tạo, đặt câu hỏi cho HS nhận xét.
* Hoạt động 4: vận dụng
Nêu những việc làm của bản thân em thể hiện lao dộng tự giác và sáng tạo?
* Hoạt động 5: tìm tòi, mở rộng
Liên hệ những tấm gương lao động tự giác, sáng tạo mà em biết?
V. Hướng dẫn chuẩn bị nội dung bài học tiết sau
- Về nhà học thuộc bài cũ.
- Làm các bài tập trong SGK.
Ngày giảng :11/11( 8A1)21/11 ( 8A2)
Tiết 14- BÀI 12 : QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Hs hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ
của ông bà, cha mẹ với con cháu.
2. Kỹ năng:
KNBH: - Hs biết cách ứng xủ phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của bản thân trong đình .
- Hs Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của pháp
luật .
KNS: giải quyết vấn đề, hợp tác, phát triển tình cảm
3. Thái độ:
TĐBH:- Hs có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình , có ý thức xây
dựng gia đình hạnh phúc .
-Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.
Giá trị sống: yêu thương, hạnh phúc
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp...
- Năng lực đặc thù: Trình bày, nhận xét,
II. Chuẩn bị
1. Gv:
Sgk,Stk, bảng phụ , phiếu học tập .
2. Hs:
- HS: Học bài, sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ về gia đình
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1. PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, miêu tả, giải thích
2.KT:
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, ...
IV. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Lao động tự giác và sáng tạo có ý nghĩa như thế nào?Trách nhiệm của học sinh?
3. Bài mới
* Hoạt động 1:Khởi động.
Gv: Gia đình và tình cảm gia đình là điều thiêng liêng với mỗi con người. Để xây
dựng gia đình hạnh phúc mỗi người phải thực hiện tôt bổn phận trách nhiệm của
mình đối với gia đình ...
* Hoạt động 2: hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề
.
Gv : gọi hs đọc diễn cảm bài ca dao.
- HS giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
-> Tình cảm gia đình là vô cùng thiêng
liêng và cao quý .
H: Tình cảm gia đình đối với em quan trọng
như thế nào ?
Gv : Hướng dẫn hs thảo luận các câu hỏi .
H: Em hãy kể về những việc ông bà, cha mẹ,
anh chị đã làm cho em?
Hs: kể
H: Kể những việc em đã làm cho ông bà, cha
mẹ, anh chị em?
Hs : - Chăm sóc ông bà ,cha mẹ
- Cho em ăn , trông em
H: Em sẽ cảm thấy như thế nào khi không có
tình thương sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ?
H: Điều gì sẽ sảy ra nếu em không có bổn
phận, nghĩa vụ trách nhiệm với ông bà, cha
mẹ, anh chị em?
Hs : Tự bộc lộ .
Gọi hs đọc hai mẩu truyện của phần đặt vấn
đề
H: Em đồng ý với cách cư xử của nhân vậy
nào? Vì sao ?
- Đồng tình với cách cư xử của nhân vật
Tuấn vì cách cư xử ấy đã thể hiện tình yêu
thương và nghĩa vụ chăm sóc ông bà.
- Việc làm của con trai cụ Lam là không
chấp nhận được. Anh ta là đứa con bất hiếu.
H: Qua 2 tình huống trên em rút ra được bài
học gì?
- Là con cháu phải kính trọng, yêu thương,
chăm sóc ông bà..
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài
học:
H: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như thế
nào?
Liên hệ với gia đình em?
GV giải thích
I. Đặt vấn đề
1. Bài ca dao :
2. Truyện đọc:
II. Nội dung bài học .
1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
và ông bà :
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ
nuôi dạy con thành những công
dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến
của con, không được phân biệt đối
H: Cha mẹ và ông bà có quyền và nghĩa vụ
như thế nào?VD liên hệ
HD HS làm bài tập
Chia HS thành 3 nhóm thảo luận (3 phút)
Nhóm 1 : Bài tập 3 SGK tr 33
Nhóm 2: Bài tập 4 SGKtr 33
Nhóm 3: Bài tập 5 SGK tr33
Các nhóm tranh luận và trả lời câu hỏi
GV giải đáp những thắc mắc- kl đáp án đúng
GV kết luận : Mỗi người trong gia đình đều
có trách nhiệm và bổn phận đối với nhau.
Những điều chúng ta vừa tìm ra là phù hợp
với quy định của pháp luật
xử giữa các con, không ngược đãi
xúc phạm con, ép buộc con làm
những điều trái pháp luật, trái đạo
đức
- Ông bà nội , ông bà ngoại có
quyền và nghĩa vụ trông nom
chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi
dưỡng cháu chưa thành niên hoặc
cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu
không có người nuôi dưỡng.
III. Bài tập:
Bài tập 3: Bố mẹ Chi đúng họ
không xâm phạm quyền tự do của
con vì cha mẹ có quyền quản lý
trông nom
- Chi sai vì không tôn trọng ý kiến
bố mẹ
- Cách ứng xử đúng là nghe lời bố
mẹ không đi chơi xa.
Bài tập 4: Cả Sơn và mẹ Sơn đều
có lỗi
- Sơn đua đòi ăn chơi
- Vì cha mẹ quá nuông chiều
buông lỏng quản lý, không kết hợp
cùng nhà trường.
Bài tập 5:
- Bố mẹ Lâm cư xử không đúng vì
cha mẹ phải chịu trách nhiệm về
hành vi của con cái.phảI bồi
thường
- Lâm vi phạm luật an toàn GT
đường bộ.
* Hoạt động 3: luyện tập
Quyền, nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ.
* Hoạt động 4: vận dụng
Ông bà, bố mẹ em đã chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục em ntn?
* Hoạt động 5: tìm tòi, mở rộng
Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình?
V. Hướng dẫn chuẩn bị nội dung bài học tiết sau
- Về nhà học thuộc bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới
+, Nêu bổn phận của con cháu trong gia đình?
+, liên hệ các ví dụ về con cháu không làm tròn bổn phận của mình trong gia đình?
- Làm các bài tập trong SGK.
Ngày giảng :25/11( 8A1)28/11 ( 8A2)
Tiết 15- BÀI 12 : QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
TRONG GIA ĐÌNH ( tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Hs hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
con cháu đối với ông bà, cha mẹ; anh chị em trong gia đình với nhau.
2. Kỹ năng:
- Hs biết cách ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của bản thân trong đình.
- Hs Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của
pháp luật.
3. Thái độ:
Hs có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình, có ý thức xây dựng gia
đình hạnh phúc.
Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp...
- Năng lực đặc thù: Trình bày, nhận xét,
II. Chuẩn bị
1. Gv:
Sgk,Stk, bảng phụ , phiếu học tập .
2. Hs:
- HS: Học bài, sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ về gia đình
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1. PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, sắm vai
2.KT:
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, ...
IV. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Ông bà, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với con cháu?
3. Bài mới
* Hoạt động 1:Khởi động.
GV dẫn dắt từ bài cũ sang
* Hoạt động 2: hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung
* HĐ 1: Tìm hiểu tiếp phần nội dung bài học
Gv giới thiệu điều 64 – hiến pháp 92
Luật hôn nhân gia đình.
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là
II. Nội dung bài học:
môi trường quan trọng hình thành và giáo
dục nhân cách
H: Con cháu trong gia đình có quyền và nghĩa
vụ như thế nào đối với ông bà, cha mẹ?
VD minh họa
H: Anh chị em trong gia đình có bổn phận
gì với nhau?
VD minh họa
*HĐ2: HD HS làm bài tập
Bài 6: GV đọc yêu cầu bài tập
HS trình bày cách cư xử
GV nhận xét, kl
Tình huống: Nam 13 tuổi là cháu nội của
ông bà An. Bố mẹ Nam bị tai nạn qua đời,
ông nội Nam muốn đón Nam về nuôi nhưng
bà nội Nam lại không đồng ý. Theo em, ai
đúng? Ai sai?
GV chia HS lớp thành 3 nhóm, tổ chức trò
chơi sắm vai tình hống
HS TLN bàn( 3 phút)- Đ.diện trình bày-
Nhận xét.
GV nhận xét, kl
2. Quyền và nghĩa vụ của con
cháu :
- Con cháu có bổn phận yêu quý,
kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà
- Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc
nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà. Đặc
biệt khi cha mẹ ông bà ốm đau gìa
yếu nghiêm cấm con cháu có hành
vi ngược đãi xúc phạm cha mẹ
ông bà.
3. Anh chị em có bổn phận:
thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn
nhau và nuôi dưỡng nhau nếu
không còn cha mẹ .
III. Bài tập
Bài 6: Cách cư xử :
- Ngăn cản không cho bất hoà
nghiêm trọng hơn.
- Khuyên hai bên thật bình tĩnh,
giải thích khuyên bảo để thấy
được đúng sai.
- Ông An đúng, vì ông bà có
quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng
cháu chưa thành niên nếu cháu
không có người nuôi dưỡng.
* Hoạt động 3: luyện tập
Quyền, nghĩa vụ của con cháu, anh chị em?
* Hoạt động 4: vận dụng
Bản thân em thực hiện nghĩa vụ và bổn phận ntn đối với ông bà, bố mẹ?
* Hoạt động 5: tìm tòi, mở rộng
Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, câu truyện cổ tích nói về nghĩa vụ, bổn phận của
con cháu trong gia đình?
V. Hướng dẫn chuẩn bị nội dung bài học tiết sau
- Về nhà học thuộc bài cũ.
- Làm các bài tập còn lại trong SGK.
- Chuẩn bị bài mới
+, Ôn tập lại tất cả các bài đã học để tiết sau ôn tập học kì.
Ngày giảng : 2/12 ( 8A1) 5/12 ( 8A2)
Tiết 16: ÔN TẬP HỌC KÌ 1
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
1. Kiến thức:
- Củng cố lại các kiến thức đã đã học trong học kì 1
2. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng những kiến thức đó trong cuộc sống. Có thái độ nghiêm túc
trong học tập.
3. Kĩ năng
- Hs có kỹ năng tổng hợp hệ thống hóa một cách chính xác, khoa học các kiến thức
cần nhớ, chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp...
- Năng lực đặc thù: Trình bày, nhận xét,
II. Chuẩn bị
1. Gv:
- Sgk,Stk, bảng phụ, phiếu học tập
2. Hs:
- chuẩn bị bài ở nhà .
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1. PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, sắm vai
2.KT:
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, ...
IV. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
* Hoạt động 1:Khởi động.
* GTB: Chúng ta đã tìm hiểu xong chương trình môn GDCD học kì I, để củng cố
lại kiến thức đã học, chúng ta sẽ cung nhau ôn lại toàn bộ kiến thức đã học.
* Hoạt động 2: hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập phần
lý thuyết .
GV HD học sinh kẻ bảng thống kê lại những chuẩn
mực đạo đức, quy định PL đã học theo mẫu sau:
Tên bài Khái
niệm
Ý nghĩa Trách
nhiệm HS-
I. Lý thuyết
1. Tôn trọng lẽ phải
2. Liêm khiết
3.Giữ chữ tín
4. Pháp luật -Kỷ luật :
5. Xây dựng tình bạn trong
Cách RL
Tôn trọng lẽ
phải
Liêm khiết
Giữ chữ tín
.....
HS làm việc cá nhân
GV HD học sinh thống kê vào bảng- Y/C hs về
nhà hoàn thiện
TLN- 3 phút:
Nhóm 1: Thế nào là lao động tự giác và lao động
sáng tạo? Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác
và sáng tạo như thế nào?
Nhóm 2: Pháp luật quy định như thế nào về quyền
và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?
Nhóm 3: Việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng
đồng dân cư có ý nghĩa gì? Trách nhiệm của học
sinh trong việc xây dựng nếp sống ở cộng đồng
văn hóa dân cư?
HS thảo luận- Đại diện báo cáo- Nhận xét lẫn nhau
GV nhận xét, chốt
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs luyện tập .
Tình huống: Lan bị ốm phải nghỉ học. Vân hứa
với cô giáo và cả lớp là sẽ đến nhà Lan lấy vở và
giúp Lan ghi bài ở lớp. Nhưng Vân đã không thực
hiện được với lí do Vân dạy muộn, không kịp đến
nhà Lan trước khi đến trường.
a. Em hãy nhận xét hành vi của Vân?
b. Em sẽ khuyên Vân như thế nào?
* Tổ chức trò chơi: Tiếp sức
GV chia lớp thành 3 nhóm- Thảo luận 3 phút: Tìm
những câu ca dao tục ngữ nói về các phẩm chất đã
học.
GV thông qua thể lệ trò chơi: khi cô giáo hô trò
chơi bắt đầu mỗi bạn 3 đội sẽ chạy lên bảng ghi ra
1 câu ca dao, tục ngữ, ghi xong chạy về để bạn tiếp
sáng, lành mạnh
6. Tôn trọng và học hỏi các
dân tộc khác
7. Xây dựng nếp sống văn
hoá cộng đồng dân cư
8. Tự lập là
9. Lao động tự giác, sáng tạo
10. Quyền và nghĩa vụ của
công dân trong gia đình.
II. Bài tập
a. Nhận xét về hành vi của Vân:
- Hành vi của Vân thể hiện không
biết giữ chữ tín (không giữ lời
hứa) vì lí do mà Vân đưa ra
không chính đáng.
- Hành vi đó làm giảm sút lòng
tin của các bạn và cô giáo đối với
Vân.
b. Khuyên Vân như sau:
- Khi mình đã nhận lời, hứa hẹn
điều gì đó thì phải cố gắng vượt
qua mọi khó khăn, quyết tâm
thực hiện cho bằng được. Có như
vậy mới giữ được lòng tin của
mọi người đối với mình.
- Vân nên xin lỗi cô giáo và các
bạn, tiếp tục thực hiện lời hứa
(nếu Lan vẫn ốm) và giữ đúng lời
hứa trong những lần khác.
theo lên, cứ như vậy. Hết 3 phút, đội nào ghi được
nhiều câu ca dao, tục ngữ nhất và đúng sẽ thắng
* Hoạt động 3: luyện tập
HS trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung các vđề đã học.
* Hoạt động 4: vận dụng
Bản thân em thực hiện các chuẩn mực đã học như thế nào ?
* Hoạt động 5: tìm tòi, mở rộng
Tìm những việc làm trái với những chuẩn mực đã học
Vẽ sơ đồ tư duy các chuẩn mực đã học.
V. Hướng dẫn chuẩn bị nội dung bài học tiết sau
- Về nhà học thuộc bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới
+, Ôn tập lại tất cả các bài đã học để kiểm tra học kì
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_13_den_16_nam_hoc_2019.pdf