Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 16+17: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

 - HS hiểu nội dung của quyền sở hữu, biết những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân.

 - HS hiểu tài sản Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý.

2. Về kỹ năng:

 - HS biết cách tự bảo vệ quyền sở hữu.

 - Biết tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng, dũng cảm đấu tranh, ngăn chặn các hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước, công cộng.

3. Về thái độ:

 - Hình thành, bồi dưỡng cho HS ý thức tôn trọng tài sản của mọi người và đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Nghiên cứu tài liệu + Soạn giáo án + Hiến pháp 1992, Luật dân sự, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

- HS: Học bài cũ + chuẩn bị bài mới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 16+17: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 13/5/2020 TIẾT 21 BÀI 16+ 17 QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC, TÀI SẢN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - HS hiểu nội dung của quyền sở hữu, biết những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân. - HS hiểu tài sản Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý. 2. Về kỹ năng: - HS biết cách tự bảo vệ quyền sở hữu. - Biết tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng, dũng cảm đấu tranh, ngăn chặn các hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước, công cộng. 3. Về thái độ: - Hình thành, bồi dưỡng cho HS ý thức tôn trọng tài sản của mọi người và đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu. II. CHUẨN BỊ - GV: Nghiên cứu tài liệu + Soạn giáo án + Hiến pháp 1992, Luật dân sự, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. - HS: Học bài cũ + chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra 15 phút: Đề bài: Pháp lệnh của Nhà nước ta quy định những gì về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? Trách nhiệm của công dân và HS ra sao? Đáp án + Biểu điểm * Những quy định của pháp luật : ( 5 điểm) - Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại. ( 1 điểm) - Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà Nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên trở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại. ( 2 điểm) - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên trở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất póng xạ và chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn. ( 2 điểm) * Trách nhiệm của công dân và học sinh: (5 điểm) HS tự do bộc lộ suy nghĩ về trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt * H Đ 1: Giới thiệu bài: Yêu cầu HS về nhà tự đọc * H Đ2: H’. Quyền sở hữu tài sản là gì? H’. Quyền sở hữu tài sản bao gồm những quyền nào? H’. Thế nào là quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt? H’. Trong 3 quyền trên, theo em quyền nào quan trọng nhất? Vì sao? Y/c HS tự đọc SGK + GV đọc hoặc yêu cầu HS đọc điều 58 và điều 175 ở SGK (trang 46) phần Tư liệu tham khảo. H’. Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện qua những hành vi nào? H’. Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức gì của công dân? H’. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác như thế nào? H’. Những tài sản nào Nhà nước quy định phải đăng ký quyền sở hữu? Vì sao phải đăng ký? H’. Đăng ký quyền sở hữu có phải là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản không? Vì sao? H’. Nêu một số biện pháp Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu của công dân? HĐ 3: Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng Phần I y/c HS tự đọc SGK H’. Nhà nước quản lý tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng như thế nào? H’. Nhà nước ta có những biện pháp nào để bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. HĐ3: Luyện tập - H’. Trong các tài sản sau, tài sản nào thuộc sở hữu của công dân? a.Vốn, tài sản trong doanh nghiệp tư nhân b. Đất đai c. Đường quốc lộ d. Trường học đ. Bệnh viện e. Rừng núi g. Khoáng sản h. Tài nguyên trong lòng đất i. Di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh - GV cho HS làm bài tập 1 và 5 SGK Bài 16 và 17 + Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập I. Đặt vấn đề: II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: - Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. 2. Phân loại quyền sở hữu tài sản: - Quyền chiếm hữu - Quyền sử dụng - Quyền định đoạt * Trong 3 quyền trên, quyền định đoạt là quan trọng nhất vì quyền này chủ sở hữu có quyền được cho, bán, tặng... tài sản của mình. 3. Phạm vi về quyền sở hữu tài sản của công dân: - (SGK) 4. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác của công dân: - Không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, tập thể và của Nhà nước. - Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu. - Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹ. - Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu, nếu làm hư hỏng phải bồi thường tương ứng với giá trị tài sản. - Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật. * Pháp luật quy định những tài sản có giá trị như: nhà ở, đất đai, ôtô, xe máy.. phải đăng ký quyền sở hữu. Vì có đăng ký quyền sở hữu thì Nhà nước sẽ bảo vệ tài sản cho công dân khi bị xâm phạm. * Đăng ký quyền sở hữu là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản. Vì có đăng ký quyền sở hữu thì công dân có cơ sở pháp lý để tự bảo vệ tài sản. * Biện pháp của Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu của công dân: - Quy định về quyền và nghĩa vụ - Các thức bảo vệ tài sản - Quy định đăng ký quyền sở hữu phải đăng ký. - Quy định hình thức, biện pháp xử lý. - Quy định trách nhiệm công dân - Tuyên truyền giáo dục công dân có ý thức bảo vệ tài sản và có ý thức tôn trọng quyền sở hữu tài sản người khác. 5. Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân. III. Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng I. Đặt vấn đề: - SGK II. Nội dung bài học: 1. Tài sản Nhà nước gồm: Đất đai, rừng núi - Sông hồ, nguồn nước, tài nguyên: biển, thềm lục địa, vùng trời - Vốn, tài sản cố định do Nhà nước xây dựng. * Tài sản Nhà nước thuộc quyền sở hữu toàn dân * Lợi ích công cộng là lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. * Tầm quan trọng - Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất để xã hội phát triển, nâng cấp đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân * Người quản lý tài sản Nhà nước phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng, có hiệu quả, không tham ô, lãng phí. * Bài tập 2: Đáp án: - Điểm đúng của ông Tám: Giữ gìn cẩn thận, thường xuyên, lau chùi, bảo quản tài sản được giao. - Điểm chưa đúng: Sử dụng tài sản được nhà nước giao quản lý công việc bất hợp pháp (in thu nhỏ tài liệu cho thí sinh để mang vào phòng thi), vì mục đích kiếm lời cá nhân. 4. Trách nhiệm của nhà nước trong việc quản lý tài sản nhà nước và lợi ích công cộng . - Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật và quản lý về sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân - Tuyên truyền, giáo dục mọi người dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. III. Luyện tập: * Bài tập 1: Đáp án: - Hùng và các bạn nam lớp 8 không biết bảo vệ tài sản của trường. - Không nhận sai lầm để đền bù cho trường mà bỏ chạy. * Những tiêu cực: - Không tiết kiệm, lãng phí - Tham ô, tham nhũng. Phá hoại tài nguyên thiên nhiên. Dùng vốn và tài sản Nhà nước cho lợi ích cá nhân.Trình độ quản lý kém * Đáp án: Câu a. Vốn và tài sản trong doanh nghiệp tư nhân (Điều 58 HP 92). * Bài tập 1 và 5 bài 17: Đáp án: - Em sẽ làm động tác giả để người có tài sản biết mình bị mất cắp, sau đó giải thích và khuyên bạn không nên. Vì người có tài sản lao động vất vả để có tiền, không nên vi phạm tài sản của họ và hành vi đấy là không thật thà và tội đó là tội ăn cắp tài sản sẽ bị trừng trị. * Bài tập 5: Đáp án: - Cha chung không ai khóc - Của mình thì giữ bo bo Của người thì để cho bò nó ăn. 4. Dặn dò: ? Thế nào là quyền sở hữu tài sản? Công dân có quyền sở hữu những gì? ? Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác như thế nào? + Em hãy kể tên một số tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng mà em biết? + Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng do ai quản lí? Công dân phải có nghĩa vụ bảo quản ntn? - Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng như thế nào? - Nhà nước ta có những biện pháp nào để bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. - Học thuộc nội dung bài học - Hoàn thành các bài tập ở SGK - Chuẩn bị bài "Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân" Đọc kĩ thông tin sgk -> trả lời câu hỏi: + Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân? + Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân có ý ntn?. *************************************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_1617_quyen_so_huu_tai_sa.doc