Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 14 đến 21 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là tự tin.

- Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống.

- Biết cách rèn luyện để trở thành một người có lòng tự tin.

2. Kĩ năng:

- HS nhận biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và những người xung

quanh.

- Biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong những công việc của bản

thân.

* Kĩ năng sống: Tự tin, biết tôn trọng trong cuộc sống.

3. Thái độ:

- HS có ý thức vươn lên, kính trọng những người có lòng tự tin.

- Ghét thói a dua, ba phải.

* Giá trị sống: Giá trị giản dị.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung:

- Tự chủ, tự học, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và làm chủ

ngôn ngữ.

b) Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán vận dụng trong cuộc sống

II. CHUẨN BỊ

1. GV:

- SGK, SGV, câu chuyện về tự tin, phiếu học tập, tranh ảnh.

2. HS:

a) Trước giờ lên lớp

- Đọc trước nội dung bài ở nhà, trả lời các câu hỏi trong phần đặt vấn đề.

- Sưu tầm tranh ảnh, các câu chuyện về đức tính tự tin.

b) Trong giờ học

- HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân hoặc nhóm.

c) Sau giờ lên lớp

- HS tiếp tục tìm tòi, sưu tầm các câu chuyện, ca dao, tục ngữ, nói về đức tính tự tin.

pdf21 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 94 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 14 đến 21 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /11/2019 Ngày giảng: /11/2019 (7A1) TIẾT 14 - BÀI 11: TỰ TIN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là tự tin. - Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống. - Biết cách rèn luyện để trở thành một người có lòng tự tin. 2. Kĩ năng: - HS nhận biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và những người xung quanh. - Biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong những công việc của bản thân. * Kĩ năng sống: Tự tin, biết tôn trọng trong cuộc sống. 3. Thái độ: - HS có ý thức vươn lên, kính trọng những người có lòng tự tin. - Ghét thói a dua, ba phải. * Giá trị sống: Giá trị giản dị. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: - Tự chủ, tự học, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán vận dụng trong cuộc sống II. CHUẨN BỊ 1. GV: - SGK, SGV, câu chuyện về tự tin, phiếu học tập, tranh ảnh. 2. HS: a) Trước giờ lên lớp - Đọc trước nội dung bài ở nhà, trả lời các câu hỏi trong phần đặt vấn đề. - Sưu tầm tranh ảnh, các câu chuyện về đức tính tự tin. b) Trong giờ học - HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân hoặc nhóm. c) Sau giờ lên lớp - HS tiếp tục tìm tòi, sưu tầm các câu chuyện, ca dao, tục ngữ, nói về đức tính tự tin. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan 2. Kĩ thuật - Động não, trình bày. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp:0 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em cần làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? - Hs phải trân trọng, tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ. - Phải sống lương thiện, trong sạch. - Không làm ảnh hưởng đến thanh danh gia đình, dòng họ. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV cho HS giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Chớ thấy súng cả mà ngã tay chèo”. (Khuyên chúng ta phải có lòng tự tin trước những khó khăn, thử thách, không nản lòng, chùn bước), lòng tự tin sẽ giúp con người có thêm sức mạnh và nghị lực để làm nên sự nghiệp lớn. Vậy, tự tin là gì? Phải rèn luyện tính tự tin như thế nào? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung (gợi ý) - HS đọc truyện. - HS thảo luận nhóm: ? Bạn Hà đọc tiếng Anh trong điều kiện, hoàn cảnh như thế nào? ? Bạn Hà được đi học nước ngoài là do đâu? ? Biểu hiện của sự tự tin của bạn Hà? - Các nhóm trình bày ý kiến thảo luận. - GV nhận xét chốt ý: ? Sang Xin – ga - po, Hà quan tâm điều gì nhất? - GV hướng dẫn HS liên hệ ? Nêu một việc làm mà bạn trong nhóm em đã hành động một cách tự tin? ? Kể một việc làm do thiếu tự tin nên đã không hoàn thành công việc? - HS trình bày. - GV nhận xét và kết luận: Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực sáng tạo và làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không có tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối. (NL giao tiếp,giải quyết vấn đề, tìm tòi và khám phá nội dung câu chuyện) ? Tự tin là gì? Lấy một ví dụ thể hiện sự tự tin của bản thân em? 1. Truyện đọc: Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin - ga - po. - Góc học tập là căn gác nhỏ ỏ ban công, giá sách khiêm tốn. - Chỉ học ở sách giáo khoa, sách nâng cao, học theo chương trình trên tivi. - Cùng anh trai nói chuyện với người nước ngoài. - Bạn Hà là một học sinh giỏi toàn diện. - Nói tiếng Anh thành thạo. - Là người chủ động, tự tin trong học tập + Giao tiếp bằng tiếng anh, kể cho họ nghe và truyền thuyết Hồ Gươm, Hà Nội. + Về giáo dục và môi trường. 2. Nội dung bài học: a. Khái niệm tự tin: - Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết (NL tự chủ, tự học,) ? Yêu cầu học sinh kể môt câu chuyện về Bác Hồ với đạo đức lối sông đối với học sinh? ? ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống? ? Em cần rèn luyện tính tự tin như thế nào? (NL giải quyết vân đề và sáng tạo) định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động. - Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. b. Ý nghĩa: - Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực, sáng tạo. c. Rèn luyện: - Chủ động, tự giác học tập, tham gia các hoạt động tập thể. - Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - GV chuẩn bị bài ở bảng phụ. 1. Hãy phát biểu ý kiến của em về các nội dung sau: a. Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần nghe ai và không cần hợp tác với ai. b. Em hiểu thế nào là tự học, tự lập, từ đó nêu mối quan hệ giữa tự tin, tự học và tự lập. c. Tự tin khác với tự cao, tự đại, tự ti, rụt rè, a dua, ba phải. - HS thảo luận theo phiếu cá nhân. - HS trình bày. - GV nhận xét. - GV hướng dẫn HS làm bài tập b (34) HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng - GV tóm tắt nội dug bài học. - HS chơi sắm vai bài tập d. - GV nhận xét, ghi điểm. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Thường xuyên rèn luyện để tự tin trong cuộc sống học tập, lao động. - Học kĩ bài, tự liên hệ bản thân. - Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về đức tính tự tin. « - Chớ thấy sống cả mà ngã tay chèo » ; « - Có cứng mới đứng đầu gió » V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà xem lại nội dung của bài học. - Hoc bài theo vở ghi và sách giáo khoa. - Chuẩn bị : Nội dung thực hành ngoại khóa chủ đề : An toàn giao thông. + Các câu hỏi giao thông đường bộ. + Sưu tầm tranh ảnh về các loại biển báo giao thông. + Sưu tầm các trò chơi về An toàn giao Ngày giảng :27/11 /2019 (7A1) Tiết 15 ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức : Giúp HS nắm kiến thức đã học một cách có hệ thống, biết khắc sâu một số kiến thức đã học. 2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 3. Thái độ: HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: - Tự chủ, tự học, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán vận dụng trong cuộc sống II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK, SGV giáo dục công dân 7. 2. Học sinh: Ôn lại nội dung các bài đã học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan 2. Kĩ thuật - Động não, trình bày. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Haỹ kể những hoạt động về bảo vệ môi trường mà em và nhà trường đã tham gia ? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động * Giới thiệu bài: Để giúp các em củng cố những kiến thức đã học chuẩn bị kiến thức để làm bài kiểm tra học kì cô trò ta cùng đi tìm hiểu nội dung bài học hôm nay HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập * Lý thuyết. Câu 1:Tự tin là gì? Nêu ý nghĩa của tự tin? Cách rèn luyện tính tự tin? * Trả lời: 1. Tự tin là gì? - Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động, cương quyết, dám nghĩ, dám làm. 2. Ý nghĩa: - Giúp con người có thêm nghị lực, sức mạnh, sự sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn. - Nếu thiếu tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối. 3. Cách rèn luyện tính tự tin - Chủ động, tự giác trong học tập. - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể. - Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dữa dẫm, ba phải.. Câu 2: Gia đình văn hóa là gì? Nêu trách nhiệm của bản thân em? 1. Gia đình văn hoá là gì ? - Hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ. - Thực hiện kế hoạch hoá gia đình. - Đoàn kết với xòm giềng. - Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. 2. Trách nhiệm của bản thân? - Chăm ngoan học giỏi. - Kính trọng giúp đỡ ông bà cha mẹ. - Không đua đòi ăn chơi . - Không ham những thú vui thiếu lành mạnh. Câu 3: Tôn sư trọng đạo là gì? Biểu hiện của tôn sư trọng đạo? 1. Tôn sư trọng đạo là gì? - Tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo mọi lúc, mọi nơi. Coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người. 2. Biểu hiện của tôn sư trọng đạo? - Có tình cảm, thái độ, hành động làm vui lòng thầy cô giáo. - Có hành động đền ơn đáp nghĩa, làm những điều tốt đẹp xứng đáng với sự dạy dỗ của thầy cô. Câu 4: Yêu thương con người là gì? Nêu biểu hiện của yêu thương con người? Lấy ví dụ về yêu thương con người? 1. Yêu thương con người là gì? - Quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác. - Giúp người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn. 2. Nêu biểu hiện của yêu thương con người? - Sẵn sàng, giúp đỡ, cảm thông, chia sẽ - Biết tha thứ, biết hy sinh.... 3 Ví dụ yêu thương con người. - Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt - Giúp bạn bị tật nguyền - Dắt cụ già qua đường. - Ủng hộ tết vì người nghèo. HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng * Bài tập. Bài tập 1: Tuấn và Hưng học cùng lớp. Tuấn học giỏi, còn Hưng lại học lực kém toán: Mỗi khi có bài tập về nhà là Tuấn lại làm hộ Hưng để Hưng khỏi bị điểm kém. Em có tán thành việc làm của Tuấn không? Vì sao? Nếu là em thì sẽ làm thế nào? * Trả lời: - Em không tán thành với việc làm của Tuấn: - Vì như vậy không giúp đỡ được bạn mà còn làm hại bạn không tiến bộ trong học tập. - Là em thì : Giảng giải cho bạn cách làm một bài tập để bạn tự giải sau đó chữa cho bạn. Bài tập 2: Trong lớp của Nam có một số bạn tụ tập thành một nhóm chơi riêng với nhau, hay bao che khuyết điểm cho nhau và chê bai các bạn khác trong lớp. Em hãy vận dụng bài học “Đoàn kết tương trợ” để nêu nhận xét của em về hành vi của một số bạn đó? Nếu là học sinh cùng lớp với Nam thì em sẽ làm gì? * Học sinh có thể diễn đạt theo ý hiểu nhưng cần đảm bảo nội dung sau: - Hành vi của một số bạn trong lớp của Nam là không đúng, không thể hiện tình đoàn kết. - Đó là việc làm gây ra chia rẽ, mất đoàn kết vì có sự phân biệt đối xử, thiếu sự cảm thông, chia sẻ. - Góp ý cho một số bạn đó không nên chia thành bè nhóm mà nên hòa đồng với tất cả các bạn trong lớp, không nên bao che khuyết điểm cho nhau và chê bai các bạn khác. - Chủ động gần gũi các bạn đó, tạo sự thông cảm, chia sẻ, giúp các bạn những gì có thể và vận động các bạn khác trong lớp cũng làm như mình. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - GV cho HS hệ thống kiến thức của các bài : 8, 9, 10, 11 - Học kĩ bài, xem lại nội dung bài học, các bài tập đã chữa trong sgk V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Tiết sau kiểm tra học kì I. - Chuẩn bị giấy kiểm tra. Ngày kiểm tra: TiÕt 16: KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Đánh giá việc nắm bắt các kiến thức đã học: Tự lập; Giữ chữ tín; Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác; Lao động tự giác, sáng tạo; Quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình. 2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài với các dạng câu hỏi, bài tập khác nhau. 3. Thái độ: HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu ra đề, đáp án 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức, chuẩn bị giấy kiểm tra. 4. Củng cố: Gv thu bài nhận xét giờ thi 5. Dặn dò - Về nhà xem lại các bài đã học chuẩn bị bài mới: Thực hành ngoại khóa chủ đề an toàn giao thông - Yêu cầu về sưu tầm thông tin về tình hình tai nạn giao thông trong những năm gần đây, nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, biện pháp khắc phục, tìm hiểu một số biển báo thông dụng, quy tắc an toàn khi đi đường... Ngày giảng : /2019 (7A1) TIẾT 17 : THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA CHỦ ĐỀ VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức. - Học sinh nắm được tình hình trật tự an toàn giao thông trong nước và của tỉnh Lai Châu trong thời gian qua. - Những nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn giao thông - Những biển báo thông dụng của giao thông đường bộ và luật xử phạt đối với một số hành vi vi phạm của xe máy. 2. Kỹ năng. - Học sinh có kỹ năng nhận diện được các loại biển báo qua đó hình thành kỹ năng tự đánh giá hành vi của bản thân trong tham gia giao thông. 3.Thái độ. - Hình thành ở học sinh ý thức nghiêm chỉnh tuân thủ luật an toàn giao thông. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: - Tự chủ, tự học, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán vận dụng trong cuộc sống II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK, SGVGDCD 8, tranh biển báo giao thông. 2. Học sinh: chuẩn bị tìm hiểu về luật giao thông đường bộ. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan 2. Kĩ thuật - Động não, trình bày. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: 3. Bài mới: Hoạt động 1: khởi động GV đưa ra 2 vấn đề bức xúc hiện nay là TTATGT và vấn đề vệ sinh môi trường. Với hai vấn đề này là học sinh chúng ta có thể làm gì để góp phần nhỏ bé của mình tham gia vào việc hạn chế và phòng ngừa.. Để hiểu rõ thêm về TTATGT, ta nghiên cứu bài học hôm nay . Hoạt động 2: hình thành kiến thức Hoạt động của GV&HS Nội dung KT trọng tâm GV đọc phần thông tin HS nghe thông tin H: Em thấy tình hình giao thông của nước ta , tỉnh ta trong những năm gần đây như thế nào? Hs: Có chiều hướng giảm nhưng vẫn còn cao. Hs: Thảo luận nhóm 3 phút H: Nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn? GV: Đây chủ yếu là ý thức của người tham gia giao thông? GV treo bảng về biển báo giao thông? gồm 5 nhóm biển được quy định như sau: - Biển báo cấm để biểu thị các điều I.Tình hình tai nạn giao thông trong thời gian gần đây: 1: Thông tin Năm 2012: Cả nước xảy ra 36.376 vụ. - Bị chết: 9.838 người - Bị thương: 9.838 người So với năm 2011: giảm 7446 vụ 1614: người chết, Bị thương: 9529 người. Năm 2013: 6 tháng đầu năm cả nước có 5.514 vụ; chết 4913 người; bị thương: 3.465. So với năm trước giảm hơn cả 3 tiêu chí. Lai Châu: 7 tháng đầu năm 2013: 42 vụ, 23 vụ va chạm, chết 19 người, bị thương: 58 người. So với cùng kì năm ngoái có giảm không đáng kể. 2. Nguyên nhân: - Uống rượu bia khi điều khiển xe. - Chạy quá tốc độ - Không chấp hành luật an toàn giao thông - Chống lại người thi hành công vụ. II. Giới thiệu một số điều trong luật giao thông đường bộ. 1. Hệ thống biển báo đường bộ Việt Nam - Biển báo cấm - Biển báo nguy hiểm - Biển chỉ dẫn - Biển phụ cấm; - Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra; - Biển báo nguy hiểm để báo các hiệu lệnh phải thi hành; - Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết; - Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn. Gv: Hệ thống biển báo đường bộ kết hợp với các tín hiệu đèn giao thông, vạch kẻ đường và cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn để hợp thành hệ thống báo hiệu đường bộ ). Hoạt động 3: Luyện tập Cho HS chơi về các biểu báo STT Lỗi vi phạm Mức phạt Hình phạt bổ sung 1 Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở 200.000 – 400.000 2 Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở 500.000 – 1.000.000 Giữ giấy phép lái xe 30 ngày 3 Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy 2.000.000 – 3.000.000 Giữ giấy phép lái xe không thời hạn Hoạt động 4. Vận dụng Thực trò chơi sắm vai Tình huống 1: An và Hải đâm nhau. Do Hải uống rượu bia. Hai người bị đưa vào viện. Cảnh sát giữ xe của họ. Tình huống 2. Hs đi xe đạp dàn hàng ngang, công an bắt. HS vẽ biển báo giao thông. III. Thực hành Hoạt động 5: Tìm tòi ,mở rộng - Tình hình giao thông trong thời gian vừa qua. - Nguyên nhân của tai nạn - Năm biển báo, xử lí vi phạm một vài hành vi của phương tiện xe máy. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài và vẽ một tranh biển báo có tô màu. - Chuẩn bị bài mới: Thực hành ngoại khóa chủ đề ma túy, tác hại, cách phòng tránh. Ngày giảng : /2019 (7A1) Tiết 18 NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG ( MA TUÝ - CÁCH PHÒNG CHỐNG) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Giúp HS biết tác hại của ma tuý và cách phòng chống. 2. Kĩ năng: - HS biết tránh xa ma tuý và giúp mọi người phòng chống tệ nạn này. 3. Thái độ: - HS quan tâm hơn việc học tập và biết hướng sự hứng thú của mình vào các họat động chung có ích. Biết lên án và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: - Tự chủ, tự học, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán vận dụng trong cuộc sống II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu về ma tuý. 2. Học sinh : Các tài liệu về phòng chống ma tuý. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan 2. Kĩ thuật - Động não, trình bày. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới. Hoạt động 1: khởi động *Giới thiệu bài : Ma tuý là một trong những TNXH nguy hiểm, là vấn đề mà các nước trên thế giới đang rất quan tâm. LHQ đã lấy ngày 26-6 hàng năm làm ngày thế giới phòng chống ma tuý. Vậy MT có những tác hại gì, cách phòng chống nó ra sao? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm tác hại của ma túy GV: Cho HS xem tranh về các loại ma túy ? Ma túy là gì? Có mấy loại? ?Theo em thế nào là nghiện ma túy?. ? Khi lạm dụng ma túy sẽ dẫn đến những tác hại gì cho bản thân? ? Nghiện ma túy ảnh hưởng gì đến gia đình và xã hội? ? Vì sao lại bị nghiện ma túy? Hs: Thảo luận nhóm 3 phút nêu ý kiến Gv: Chuẩn kiến thức 1. Ma tuý, nghiện ma tuý là gì? Nghiện ma túy: Là sự lệ thuộc của con người vào các chất Ma tuý, làm cho con người không thể quên và từ bỏ được( Cảm thấy khó chịu, đau đớn, vật vã, thèm muốn khi thiếu nó) 2. Tác hại của nghiện ma túy: * Đối với bản thân người nghiện: - Gây rối loạn sinh lí, tâm lí. - Gây tai biến khi tiêm chích, nhiễm khuẩn. - Gây rối loạn thần kinh, hệ thống tim mạch, hô hấp, ... => Sức khoẻ bị suy yếu, không còn khả năng lao động. Nhân cách suy thoái. * Đối với gia đình: - Kinh tế cạn kiệt. - Hạnh phúc tan vỡ. * Đối với xã hội: - Trật tự xã hội bị đảo lộn, đa số con nghiện trở thành những tội phạm. 3. Nguyên nhân của nạn nghiện ma túy: - Thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy. - Lười biếng, thích ăn chơi. - Cuộc sống gia đình gặp bế tắc. - Thiếu bản lĩnh, bị người xấu kích động, lôi kéo. - Do tập quán, thói quen của địa phương. - Do công tác phòng chống chưa tốt. - Do sự mở của, giao lưu quốc tế. Hoạt động 3: Luyện tập - Lồng ghép trong hoạt động 2 Hoạt động 4. Vận dụng ? Làm thế nào để nhận biết người nghiện ma túy? ? Khi lỡ nghiện cần phải làm gì? ? Theo em cần làm gì để góp phần phòng chống ma túy? GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở phiếu kiểm tra hiểu biết về ma túy. - Thực hiện 6 không với ma túy. - Tuyên truyền khuyên bảo mọi người tránh xa ma túy. - Lỡ nghiện phải cai ngay.... Hoạt động 5: Tìm tòi ,mở rộng Gv: Khái quát nội dung tiết học nhắc nhở học sinh biết chủ động phòng tránh ma túy tuyên truyền với mọi người xung quanh. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Xem lại nội dung các bài đã học. - Tìm đọc tài liệu về tác hại của ma túy. - Chuẩn bị bài mới: Sống và làm việc có kế hoạch. Ngày giảng:2/1/2019 Tiết 19. Bài 12 SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch, ý nghĩa, tác dụng của sống và làm việc có kế hoạch. 2. Kĩ năng: - HS biết tự xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần, biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch. 3. Thái độ: - HS có thói quen sống và làm việc theo kế hoạch, có ý chí, quyết tâm khi xây dựng và thực hiện kế hoạch. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: - Tự chủ, tự học, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán vận dụng trong cuộc sống II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu. 2. Học sinh : Các tài liệu. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan 2. Kĩ thuật - Động não, trình bày. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới. Hoạt động 1: khởi động : GV đưa tình huống sau: - Cơm trưa mẹ đã dọn nhưng chưa thấy An về, mặc dù giờ tan học đã lâu. An về muộn với lí do đi mượn sách của bạn để làm bài tập. - Cả nhà đang nghỉ trưa thì An ăn xong, vội vàng nhặt mấy quyển vở để đi học thêm. - Bữa cơm tối cả nhà sốt ruột đợi An, An lại về muộn với lí do đi sinh nhật bạn, không ăn cơm, An đi ngủ và dặn mẹ: " Sáng sớm mai gọi con dậy sớm để xem đá bóng và làm bài tập". Em có nhận xét gì về những việc làm hằng ngày của An? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin Thảo luận nhóm tìm hiểu thông tin ở Sgk. GV: Cho hs quan sát về lịch làm việc của Hải Bình trên bảng phụ GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo những nội dung sau: N1. Nhận xét chung về lịch làm việc, học tập từng ngày trong tuần của bạn Bình? N2. Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình? a. Bình đã biết sống và làm việc có kế hoạch, song cần cân đối hơn trong những việc như học tập, lao động giúp gia đình, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thời gian ăn ngủ, luyện tập thể dục...bạn còn xem ti vi quá nhiều chưa giúp đõ gia đình, thiếu thời gian ăn, ngủ, nghỉ... b. Bình chủ động tự giác không cần ai nhắc nhở, có kế hoạch cụ thể. c. Chủ dộng trong công việc, không lãng phí thời gian, hoàn thành công việc hiệu quả không bị bỏ sót công việc Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học H : Theo em kế hoạch là gì? Cho ví dụ? Hs: Là những việc mình xác định cần làm làm như thế nào, trong thời gian nào... HS : Có thời khóa biểu, thời gian biểu. H: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? H: Khi xây dựng kế hoạch phải đảm bảo những yêu cầu nào?. GV : Hãy kể lại những công việc mà em đã thường làm trong một ngày? Hs: Liên hệ GV : Khi đã xây dựng kế hoạch nhưng có việc đột xuất và rất cần thiết thì em cần phải làm gì? Hs: Biết điều chỉnh kế hoạch hợp lí I. THÔNG TIN Bình đã biết sống và làm việc có kế hoạch, song cần cân đối hơn trong những việc như học tập, lao động giúp gia đình, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thời gian ăn ngủ, luyện tập thể dục... II. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Khái niệm sống và làm việc có kế hoạch: Là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng. * Yêu cầu của kế hoạch: Phải cân đối các nhiệm vụ: Học tập, lao động , nghĩ ngơi, rèn luyện thân thể, giúp đỡ gia đình và các hoạt động vui chơi giải trí khác... Hoạt động 3: Luyện tập GV : Yêu cầu HS tìm những câu Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về sống và làm việc có kế hoạch? - Làm bất cứ việc gì cũng phải suy nghĩ trước. - Nói mà suy nghĩ trước thì không bị vấp váp. - Làm việc mà tính trước sẽ không bị thất bại. - Tính nết có định trước thì mới tránh được lỗi lầm. Bài tập b Cách sống và làm việc của hai bạn Vân Anh và Phi Hùng khác nhau, bạn Vân Anh sống và làm việc có kế hoạch còn bạn Phi Hùng thì ngược lại. Hoạt động 4: Củng cố Gv: Khái quát nội dung bài học H: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Hoạt động 5: Tìm tòi ,mở rộng - Học bài, làm bài tập sgk/38. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Xem bài tiết sau học tiếp, ý nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch, cách rèn luyện lối sống và làm việc có kế hoạch. Ngày giảng: 9/1/2019 Tiết 20- Bài 12 SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH. (Tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Giúp HS thấy được ý nghĩa và hiệu quả của công việc khi sống và làm việc có kế hoạch 2. Kĩ năng: - HS biết tự xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần, biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch. 3. Thái độ: - HS có thói quen sống và làm việc theo kế hoạch, có ý chí, quyết tâm khi xây dựng và thực hiện kế hoạch. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: - Tự chủ, tự học, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán vận dụng trong cuộc sống II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu. 2. Học sinh : Các tài liệu. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_14_den_21_nam_hoc_2019.pdf
Giáo án liên quan