I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật.
2. Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin, yêu lao động.
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực xử lí tình huống
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tình huống, tấm gương thực hiện tốt kỉ luật, bài tập tình huống, ca dao, tục ngữ, phiếu học tập, bút dạ, bảng phụ . SGK, SGV, giáo án.
2. Học sinh
- Đọc truyện đọc, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết
- SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học nhóm, vấn đáp gợi mở, LTTH, sắm vai, kể chuyện.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Em hiểu thế tế nhị? Ví dụ?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
- Đặt vấn đề: Theo em chuyện gì sẽ xãy ra nếu:
- Trong nhà trường không có tiếng trống quy định giờ vào học, giờ ra chơi.
- Đi làm không đúng giờ.
-> GV dẫn dắt HS vào bài học mới.
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 8: Tôn trọng kỉ luật (Kiểm tra 15 phút) - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6A. 30/10/2020 6B. 29/10/2020
Tiết 8 - Bài 5
TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
(Kiểm tra 15 phút)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật.
2. Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin, yêu lao động.
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực xử lí tình huống
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tình huống, tấm gương thực hiện tốt kỉ luật, bài tập tình huống, ca dao, tục ngữ, phiếu học tập, bút dạ, bảng phụ. SGK, SGV, giáo án.
2. Học sinh
- Đọc truyện đọc, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết
- SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học nhóm, vấn đáp gợi mở, LTTH, sắm vai, kể chuyện.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Em hiểu thế tế nhị? Ví dụ?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
- Đặt vấn đề: Theo em chuyện gì sẽ xãy ra nếu:
- Trong nhà trường không có tiếng trống quy định giờ vào học, giờ ra chơi....
- Đi làm không đúng giờ......
-> GV dẫn dắt HS vào bài học mới.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1. Truyện đọc
- GV. Gọi HS đọc truyện” giữ luật lệ chung”.
* TL nhóm: 6 nhóm (3 phút).
? Hãy kể những việc làm của Bác khi đến chùa, khi đi đường?
? Em có nhận xét gì về Bác?
- Đại diện HS lênTB - HS khác NX, bổ sung.
- GV NX, chốt lại.
* GV: Mặc dù là chủ tịch nước nhưng Bác đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung được đặt ra cho mọi người.
? Bài học nào em rút ra cho mình từ câu chuyện trên?
2. Nội dung bài học
? Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
- GV chốt NDBH 1 (sgk).
- Gọi HS đọc bài tập a.
? Chọn những hành vi thể hiện tính kỉ luật? Vì sao?
? Trái với tôn trọng kỉ luật là gì? Cho ví dụ?
? Hậu quả của việc không tôn trọng kỉ luật?
* TL cặp đôi (2 phút).
? Có ý kiến cho rằng: Tôn trọng kỉ luật làm cho con người bị gò bó, mất tự do. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
- Đại diện HS lênTB - HS khác NX, b/s.
- GV NX, chốt lại.
? Từ đó, nêu lợi ích của việc tôn trọng kỉ luật?
- GV chốt NDBH 2 (sgk).
? Tìm danh ngôn, ca dao, tục ngữ .... về tôn trọng kỉ luật?
? Em cần rèn luyện ý thức tôn trọng kỉ luật của mình ntn?
1. Truyện đọc: (Giữ luật lệ chung)
* Vào chùa:
- Bác bỏ dép trước khi bước vào chùa.
- Bác đi theo sự hướng dẫn của các vị sư. Đến mỗi gian thờ thắp hương.
* Khi đi đường: Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Bác bảo chú lái xe dừng lại. Khi đèn xanh bật mới được đi.
- Bác nói “ phải gương mẫu, tôn trọng luật lệ giao thông”
-> Bác là người tôn trọng kỉ luật.
- Tôn trọng kỉ luật chung của cơ quan, cộng đồng, tập thể
2. Nội dung bài học
a. Khái niệm
- Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.
* NDBH 1 (sgk/13).
* Bài tập a (sgk/13).
- Đáp án: 2, 6, 7.
- Đây là những việc làm chấp hành tốt những quy định do nhà trường đề ra.
b. Ý nghĩa
- Trái với tôn trọng KL là sống vô kỉ luật, ko tuân theo những quy định chung của cơ quan, tập thể
- VD: Mai hay đi học muộn.
- Hậu quả: Kết quả thấp, mọi người không tôn trọng mình
- Không đồng ý. Tôn trọng chúng ta vẫn có tự do, nó giúp ta điều chỉnh HV của mình để hoàn thiện mình
- Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, đem lại lợi ích cho mọi người và giúp XH tiến bộ.
- Tôn trọng kỉ luật không những bảo vệ được lợi ích của cộng đồng mà còn bảo đảm lợi ích của bản thân.
* NDBH 2 (sgk/13)
- VD: Đất có lề, quê có thói.
c. Cách rèn luyện
- Học và làm việc đúng giờ giấc.
- Chấp hành tốt mọi quy định của cơ quan, tập thể, cộng đồng.
- Suy nghĩ trước khi hành động
Hoạt động 3. Luyện tập
? Trong những câu thành ngữ sau, câu nào nói về tôn trọng kỉ luật:
1. Nước có vua, chùa có bụt.
2. Ăn có chừng, chơi có độ.
3. Ao có bờ, sông có bến.
4. Dột từ nóc dột xuống.
5. Nhập gia tuỳ tục.
6. Phép vua thua lệ làng.
7. Bề trên ăn ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
* Chơi trò chơi sắm vai:
- Tình huống: Bảo hay quên sách vở khi đến lớp. Nếu là bạn của Bảo, em sẽ làm gì?
- Đại diện HS lênTB - HS khác NX, bổ sung.
- GV NX, chốt lại.
* Bài tập 1
- Đáp án: 1, 2, 3, 5, 6.
* Bài tập 2:
Hoạt động 4. Vận dụng
? Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Cho ví dụ?
? Vì sao phải tôn trọng kỉ luật?
? Qua đó em rút ra được bài học nào cho mình?
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Đọc câu chuyện về tôn trọng kỉ luật.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU
* HS học thuộc nội dung bài học.
- HS làm bài tập b, c SGK.
* Chuẩn bị cho bài bài 6. BIẾT ƠN
+ Đọc truyện và tìm hiểu trước truyện đọc, trả lời các câu hỏi trong sgk.
+ Sưu tầm truyện, tấm gương, ca dao, danh ngôn... về lòng biết ơn.
.......................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_tiet_8_ton_trong_ki_luat_kie.doc