Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 15 đến 17 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu được thế nào là mục đích học tập của HS.

- Phân biệt mục đích học tập đúng và sai.

2. Phẩm chất: Tự lập, tự chủ.

3. Năng lực

a. Năng lực chung

- Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực xử lí tình huống

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- SGK, SGV, phiếu học tập, truyện người tốt.

2. Học sinh

- Đọc truyện đọc.

- SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Dạy học nhóm, vấn đáp gợi mở, LTTH, sắm vai, kể chuyện.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

? Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động tập thể, xã hội?

? Nêu những việc làm của em biểu hiện đã tham gia tích cực hoạt động tập thể, xã hội?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

Lê – nin từng nói “ Học, học nữa học mãi”. Học tập là trách nhiệm của người học sinh, nhưng chúng ta cần xác định rõ lí tưởng và mục đích học tập của mình.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 15 đến 17 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6A. /12/2020 6B. /12/2020 Tiết 15 - Bài 11 MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nêu được thế nào là mục đích học tập của HS. - Phân biệt mục đích học tập đúng và sai. 2. Phẩm chất: Tự lập, tự chủ. 3. Năng lực a. Năng lực chung - Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán. b. Năng lực đặc thù - Năng lực xử lí tình huống II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - SGK, SGV, phiếu học tập, truyện người tốt. 2. Học sinh - Đọc truyện đọc. - SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học nhóm, vấn đáp gợi mở, LTTH, sắm vai, kể chuyện. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động tập thể, xã hội? ? Nêu những việc làm của em biểu hiện đã tham gia tích cực hoạt động tập thể, xã hội? 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động Lê – nin từng nói “ Học, học nữa học mãi”. Học tập là trách nhiệm của người học sinh, nhưng chúng ta cần xác định rõ lí tưởng và mục đích học tập của mình. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Truyện đọc * TL nhóm: 6 nhóm(3 phút) ? Nêu những biểu hiện về tự học, kiên trì, vượt khó trong học tập của bạn Tú? Vì sao Tú đạt được những thành tích cao trong học tập? - ĐD HS TB – HS khác NX, b/s. - GV NX, chốt KT ? Tú gặp khó khăn gì trong học tập? ? Tú đã có ước mơ gì? Để đạt được ước mơ đó Tú đã suy nghĩ và hành động như thế nào? ? Em học tập những gì ở bạn Tú? ? Từ câu chuyện của bạn Tú em rút ra điều gì cho mình? 2. Nội dung bài học ? Là học sinh, em thấy mình cần xác định mục đích là gì? - GV chốt NDBH a. ? Ước mơ của em trong tương lai là gì? Em làm gì để thực hiện ước mơ đó? - HS tự liên hệ 1. Truyện đọc “ Tấm gương của một HS nghèo vượt khó” - Sau giờ học trên lớp, bạn Tú thường tự giác học thêm ở nhà - Mỗi bài toán Tú đều tìm nhiều cách giải - Say mê học tiếng anh - Giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Anh -> Bạn Tú đã học tập, rèn luyện chăm chỉ - Tú là con út, nhà nghèo, bố là bộ đội, mẹ là công nhân - Tú ước mơ trở thành nhà toán học. Tú đã tự học, rèn luyện, kiên trì, vượt khó để học tập tốt, không phụ lòng cha mẹ, thầy cô - Sự độc lập suy nghĩ - Say mê tìm tòi trong học tập - Qua tấm gương bạn Tú, mỗi hs phải xác định được mục đích học tập, phải có kế hoạch để mục đích trở thành hiện thực . 2. Nội dung bài học a. Mục đích của học sinh - Nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. - Học để trở thành người công dân tốt. - Học để có khả năng lao động, lập nghiệp, xây dựng dất nước * NDBH a (sgk/27) Hoạt động 3. Luyện tập - Gọi đọc bài tập a (SGK/ 27) * TL cặp đôi: 3 phút ? Em đồng ý hay không đồng ý với quan điểm nào? Vì sao? ? Mục đích học tập của em là gì? Tại sao? - ĐD HS TB – HS khác NX, b/s. - GV NX, chốt KT. * Sắm vai diễn: TH: Bình thường xuyên không học bài về nhà. Em sẽ làm gì giúp bạn? - HS sắm vai diễn – HS khác NX, bổ sung. - GV NX, cho điểm. * Bài tập 1 (sgk/33) - Đồng tình: 1,2. Thể hiện mục đích học tập đúng đắn. - Không đồng ý: 3,4. Thể hiện quan điểm thực dụng * Bài tập 2 (sgk/33) Hoạt động 4. Vận dụng ? Em sẽ có kế hoạch học tập ntn? Xây dựng kế hoạch đó cho mình? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm những tấm gương vượt khó để học tập tốt? - Làm điều tra ngắn về mục đích và ước mơ của các bạn trong lớp. Các bạn phải nói rõ vì sao lại có ước mơ như thế và muốn đạt được ước mơ đó thì phải làm gì cho hiện tại và tương lai? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Học bài cũ - Mục đích học tập đúng đắn là gì ? Cần học tập ntn để đạt mục đích đề ra? - Chuẩn bị bài: Mục đích học tập (Tiếp) + Vì sao phải học tập? + Học tập ntn để đạt kết quả tốt? .................................................................................................. Ngày dạy: 6A. /12/2020 6B. /12/2020 Tiết 16 - Bài 11 MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Tiếp) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nêu được thế nào là mục đích học tập của HS - Phân biệt mục đích học tập đúng và sai 2. Phẩm chất: Tự lập, tự chủ 3. Năng lực a. Năng lực chung - Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán. b. Năng lực đặc thù - Năng lực xử lí tình huống II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - SGK, SGV, phiếu học tập, truyện người tốt 2. Học sinh - Đọc truyện đọc - SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học nhóm, vấn đáp gợi mở, sắm vai, kể chuyện. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu mục đích học tập của học sinh? 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động Giáo viên cho học sinh xem đoạn phóng sự về học sinh học giỏi. GV dẫn dắt vào bài. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - Thảo luận nhóm: 6 nhóm (3 phút) ? Mục đích học tập trước mắt của HS là gì? ? Vì sao phải xác định mục đích học tập cho mình? - ĐDHS TB – HS khác NX, b/s. - GV NX, chốt KT. ? Hãy cho biết những việc làm đúng để thực hiện mục đích đã đề ra? - VD: Học bài và làm bài đầy đủ ? Kể những tấm gương học tập có mục đích biết vượt khó, vượt lên số phận để học tốt ở lớp, địa phương? - HS kể: Bạn Thúy lớp 7a, nhà nghèo những bạn chăm học và đạt kết quả học tập cao. ? Vậy HS cần học tập như thế nào để đạt mục đích đề ra? - GV chốt NDBH b 1. Truyện đọc 2. Nội dung bài học a. Ý nghĩa - Mục đích trước mắt của HS là học giỏi, cố gắng rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, phát triển toàn diện góp phần xây dựng gia đình, xã hội hạnh phúc - Xác định đúng đắn mục đích học tập " Vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc" thì sẽ học tập tốt. - Xác định mục đích học tập đúng đắn sẽ giúp ích gì cho bản thân, gia đình, xã hội. - Ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống c. Trách nhiệm của học sinh - Phải tu dưỡng đạo đức, học tập tốt. - Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học. - Tránh lối học vẹt, học lệch các môn.... - Muốn học tập tốt phải có ý chí, nghị lực, phải tự giác, sáng tạo trong học tập * NDBH b (sgk/27) Hoạt động 3. Luyện tập - Gọi HS đọc bài tập b ? Chọn hành vi thể hiện động cơ học tập em cho là đúng? ? Để đạt được mục đích học tập của mình, em đã làm gì? * Sắm vai diễn tình huống d ? Theo em, Tuấn sẽ làm gì? - HS lên diễn – HS khác NX - GV NX, cho điểm * Bài tập b (sgk/27) - Ý 4,6 * Bài tập câu c (sgk/28) - Chọn: 1,2, 4,5 * Bài tập câu d (sgk/28) Hoạt động 4. Vận dụng - Đọc truyện: " Học để hiểu biết" sbt/34. - Hãy nói với bạn về mục đích học tập của mình với bạn bè, người thân. Em sẽ làm gì để thực hiện mục đích đó? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu thêm những tấm gương vượt khó trong học tập. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU * Học bài - Học nội dung bài học sgk - làm các bài tập sgk * Chuẩn bị Bài tiếp theo: Thực hành ngoại khóa + tìm hiểu về luật giao thông đường bộ Việt Nam + Tìm hiểu về ý thức tham gia giao thông của người dân địa phương em ................................................................................................. Ngày giảng: 6A. /12/2020 6B. /12/ 2020 Tiết 17: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Giúp HS nắm kiến thức đã học một cách có hệ thống, biết khắc sâu một số kiến thức đã học từ tiết1 đến tiết 15. + Tự chăm sóc rèn luyện thân thể. + Siêng năng, kiên trì. + Tiết kiệm, lễ độ, tôn trọng kỉ luật, biết ơn. + Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. + Sống chan hòa với mọi người. + Lịch sự, tế nhị. + Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. + Mục đích học tập của học sinh. 2. Phẩm chất: Tự chủ hủ động học tập 3. Năng lực a. Năng lực chung - Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán. b. Năng lực đặc thù - Năng lực xử lí tình huống II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - SGK, SGV, phiếu học tập. 2. Học sinh - Đọc nội dung SGK. - SGK + vở ghi. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học nhóm, vấn đáp gợi mở, LTTH, sắm vai, kể chuyện. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ(Kết hợp trong bài) 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - GV giới thiệu bài Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu Hs khái quát lại nội dung bài học - HS khái quát lại - Gv HD học sinh ôn lại nội dung của các phẩm chất đạo đức của 11 bài đã học. ? Ví dụ: Thế nào là tự chăm sóc rèn luyện thân thể?.. - Gv: Yêu cầu HS tìm mối quan hệ giữa các chuẩn mực đạo đức đã học HS: Nêu ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện các chuẩn mực đối với cá nhân, gia đình, xã hội và tác hại của việc vi phạm chuẩn mực. * GV có thể cho hs tự hệ thống kiến thức theo cách lập bảng như sau: STT Tên bài Khái niệm Ý nghĩa Cách rèn luyện Câu 1: Thế nào là lịch sự, tế nhị? Câu 2: Em hãy phân biệt giữa tiết kiệm và xa hoa, lãng phí? Câu 3: Chúng ta cần tự chăm sóc, rèn luyện thân thể như thế nào? Câu 4: Thế nào là tiết kiệm? Câu 5: Vì sao cần phải tiết kiệm? Câu 6: Thế nào là biết ơn? Ví dụ? Câu 7: Sống chan hòa với mọi người có ý nghĩa như thế nào? Câu 8: Thế nào là mục đích học tập của học sinh? - Gv: HD học sinh làm các bài tập trong sgk, có thể trao đổi tại lớp một số bài tập tiêu biểu. Câu 9: Vì sao phải tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, xã hội? - GV gợi ý HS trả lời. Câu 10: Nêu khái niệm mục đích học tập của học sinh? Câu 12: Tích cực, tự giác là gì? Câu 13: Vì sao con người phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên? 2. Bài tập 1. Bài tập: Tình huống: Trong một lần đi thăm bồn hoa của nhà trường, Lan nói với Huệ rằng: “Tớ rất yêu thiên nhiên, bọn mình vào bồn hoa hái hoa mang về nhà cắm để đưa thiên nhiên vào nhà cho đẹp đi”. Hỏi: Em có nhận xét gì về lời nói của bạn Lan? Nếu là Huệ trong tình huống trên em sẽ khuyên Lan như thế nào? 2. Bài tập: Tình huống: Sắp đến ngày thi đấu bóng đá giữa các lớp. Một số bạn trong đội bóng của lớp rủ Quân bỏ học để luyện tập chuẩn bị thi đấu. Hỏi: 1, Theo em, Quân có thể có cách ứng xử nào? 2, Nếu là Quân em sẽ chọn cách ứng xử nào? Vì sao? - GV hướng dẫn HS trả lời. - HS trả lời - GV kết luận lại bài. 3. Bài tập: Tình huống: Có ý kiến cho rằng: Kỉ luật làm cho con người bị gò bó, mất tự do. Hỏi: Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? I. Lý thuyết 1. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể. 2. Siêng năng, kiên trì. 3. Tiết kiệm. 4. Lễ độ. 5. Tôn trọng kĩ luật. 6. Biết ơn. 7. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên. 8. Sống chan hoà với mọi người. 9. Lịch sự, tế nhị. 10. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 11. Mục đích học tập của học sinh. Câu 1: - Lịch sự: là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. - Tế nhị: là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa. Câu 2: - Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải, vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. - Xa hoa, lãng phí là tiêu phí của cải, tiền bạc, sức lực, thời gian quá mức cần thiết. Câu 9: - Đối với bản thân: - Đối với tập thể: - Đối với xã hội: Câu 10: * Mục đích học tập của học sinh: - Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước. - Học sinh phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan bác Hồ người công dân tốt - Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp. - Góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Câu 12: * Tích cực, tự giác: - Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện. - Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài. Câu 13: - Vì: Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người . Thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng yêu cầu tinh thần của con người; thiên nhiên chính là môi trường sống của con người, không có thiên nhiên, con người không thể tồn tại được. - Nếu thiên nhiên bị tàn phá sẽ bị ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây ra những hậu quả nặng nề đe dọa cuộc sống của con người. II. Bài tập 1. Bài tập 1 * Học sinh nêu được - Lan nói như vậy là người chưa biết bảo vệ thiên nhiên vì nếu hái hoa trong khuân viên nhà trường sẽ ảnh hưởng đến mĩ quan của nhà trường. - Nếu em là Huệ: Khuyên Lan không nên hái hoa ở bồn hoa nhà trường mà cần chăm sóc bồn hoa để góp phần làm cho cảnh quan nhà trường thêm xanh – sạch – đẹp. 2. Bài tập 2: 3. Bài tập 3: - Em không tán thành ý kiến đó. - Vì: Kỉ luật không làm cho con người mất tự do vì khi con người biết tôn trọng kỉ luật thì sẽ tự nguyện, tự giác chấp hành những qui định chung, không bị ai ép buộc nên sẽ không cảm thấy gò bó, trái lại sẽ cảm thấy vui vẻ, thanh thản. Hoạt động 4. Vận dụng - Vì sao con người phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu thêm về thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên, cách bảo vệ thiên nhiên. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Học bài cũ - Chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì I. ..............................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_tiet_15_den_17_nam_hoc_2020.doc
Giáo án liên quan