Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 13+14 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Giúp HS hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác.

2. Kĩ năng

- Hs biết lập kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người tích cực, tự giác.

3. Thái độ

- HS biết tự giác, chủ động trong học tập và các hoạt động khác.

II. CHUẨN BỊ

- SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh

- Xem trước nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?.

- Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính tích cực, tự giác của em?.

3. Bài mới

- Chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài 10 để tìm hiểu xem tích cực, tự giác trong

hoạt động tập thể có tác dụng và ý nghĩa như thế nào

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 13+14 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 05/11/2019 Tiết 13- Bài 10 TÍCH CỰC,TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Giúp HS hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác. 2. Kĩ năng - Hs biết lập kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người tích cực, tự giác. 3. Thái độ - HS biết tự giác, chủ động trong học tập và các hoạt động khác. II. CHUẨN BỊ - SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh - Xem trước nội dung bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?. - Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính tích cực, tự giác của em?. 3. Bài mới - Chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài 10 để tìm hiểu xem tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể có tác dụng và ý nghĩa như thế nào Hoạt động của thầy và trò Nội dung Gv chia lớp 4 nhóm thảo luận theo những nội dung sau: ? Hoạt động tập thể là gì? Hãy nêu một số nội dung của hoạt động tập thể?. ? Hoạt động xã hội là gì? Nêu một số nội dung về hoạt động xã hội? 2. Nội dung bài học ( Tiếp) - Hoạt động tập thể: là những hoạt động do tập thể công đoàn, chi đội, lớp, trường,....tổ chức. + Nội dung: Các hoạt động học tập, văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao... - Hoạt động xã hội: là những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức chính trị đứng ra tổ chức. + Nội dung: liên quan đến các vấn đề toàn xã hội quan tâm có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội như: Các phong trào xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự trị an, cứu trợ đồng bào lũ lụt, ? Khi được lớp trưởng phân công phụ trách tập văn nghệ cho lớp em sẽ làm gì? GV nêu các câu hỏi ? Tích cực, tự giác mang lại những lợi ích gì? ? Hãy kể những việc thể hiện tính tích cực, tự giác và kết quả của công việc đó? Hướng dẫn HS làm bài tập b,c, d, đ sgk/31 Bài tập 1,2,3 sbt/29 Tổ chức trò chơi " đố tài". - Cách chơi: các nhóm xây dựng kịch bản, tạo tình huống ( Tích cực và chưa tích cực, tự giác) rồi đố các nhóm khác. + Từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác quan sát, giải quyết. phòng chống Ma tuý, bảo vệ môi trường và các phong trào thi đua yêu nước khác.... - HS tự trình bày ý kiến c. Lợi ích của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. - Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt. - Rèn luyện được kỉ năng cần thiết của bản thân. - Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái. - Được mọi người tôn trọng, quý mến. 3. Bài tập – Luyện tập (tiếp) - Bài tập SGK + Sách bài tập. - HS tự thực hiện – GV hướng dẫn và bổ sung, nhận xét. 4. Củng cố - Dặn dò - Vì sao phải tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? - Học bài, làm bài tập SGK - Xem trước bài 11, đọc tìm hiểu truyện trong SGK - Sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao liên quan đến chủ đề bài học 11. Ngày giảng: 08/11/2015 Tiết 14. Bài 11. MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Xác định đúng mục đích học tập. - Giúp HS hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xác định đúng mục đích học tập. 2. Kĩ năng HS biết xác định mục đích học tập đúng đắn, biết xây dựng, điều chỉnh kế hoạch học tập, lao động một cách hợp lí nhất. 3. Thái độ HS biết tự giác, chủ động trong học tập và có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ - SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh - Xem trước nội dung bài học. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: - Nêu những việc làm của biểu hiện đã tham gia tích cực hoạt động tập thể? 3. Bài mới. - GV giới thiệu vào bài mới. Hoạt động dạy và học Nội dung - Mời 2-3 HS đọc truyện GV tổ chức hoạt động nhóm: + Nhóm 1: Nêu những biểu hiện về tự học, kiên trì, vượt khó trong học tập của bạn Tú? + Nhóm 2: Vì sao Tú đạt được những thành tích cao trong học tập? + Nhóm 3: Tú gặp khó khăn gì trong học tập? + Nhóm 4: Tú đã có ước mơ gì? Để đạt được ước mơ đó. Tú đã suy nghĩ và hành động như thế nào? - Sau khi các nhóm thảo luận xong, trình bày, GV nhận xét, bổ sung. 1. Tuyện đọc. “Tấm gương của một HS nghèo vượt khó” - Sau giờ học trên lớp, bạn Tú thường tự giác học thêm ở nhà. - Mỗi bài toán Tú đều tìm nhiều cách giải . - Say mê học tiếng anh. - Giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Anh. -> Bạn Tú đã học tập, rèn luyện chăm chỉ. -> Tú là con út, nhà nghèo, bố là bộ đội, mẹ là công nhân. -> Tú ước mơ trở thành nhà toán học. Tú đã tự học, rèn luyện, kiên trì, vượt khó để học tập tốt, không phụ lòng cha mẹ, thầy cô. ? Em học tập những gì ở bạn Tú? ?Bạn Tú đã học tập và rèn luyện để làm gì? HS: Để đạt được mục đích học tập đã đề ra GV: Qua tấm gương bạn Tú, các em phải xác định được mục đích học tập, phải có kế hoạch đẻ mục đích trở thành hiện thực. - Sự độc lập suy nghĩ. - Say mê tìm tòi trong học tập. - Qua tấm gương bạn Tú, các em phải xác định được mục đích học tập, phải có kế hoạch để mục đích trở thành hiện thực. 4. Cũng cố - Dặn dò - GV khái quát lại toàn bộ nội dung bài học. - HS học bài cũ. - Chuẩn bị bài mới: Mục đích học tập của HS (tiếp)

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_tiet_1314_nam_hoc_2019_2020.pdf
Giáo án liên quan