Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 7+8 - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần:

- Phân tích được các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển

và phân bố nông nghiệp nước ta.

2. Phẩm chất.

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn

trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật, Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, ứng dụng CNTT

b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, hình ảnh

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên.

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

2. Học sinh.

- SGK, tập bản đồ và Atlat địa lí Việt Nam.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp Trực quan, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập

thực hành

2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới? Giải thích?

3. Bài mới.

Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG

GV cho HS quan sát tranh, ảnh tháp kinh tế Việt Nam

? Em có hiểu biết gì về kinh tế Việt Nam?

HS phát biểu. GV dẫn vào bài mới

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 7+8 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 9A1: 29/9; Lớp 9A2: 02/10 Tiết 7, Bài 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN & PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần: - Phân tích được các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta. 2. Phẩm chất. - Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật, Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, ứng dụng CNTT b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, hình ảnh II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên. - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. 2. Học sinh. - SGK, tập bản đồ và Atlat địa lí Việt Nam. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp Trực quan, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới? Giải thích? 3. Bài mới. Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG GV cho HS quan sát tranh, ảnh tháp kinh tế Việt Nam ? Em có hiểu biết gì về kinh tế Việt Nam? HS phát biểu. GV dẫn vào bài mới. Hoạt động 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: (Cá nhân, 20 phút) - Gv nhắc cho Hs biết các sự phát triển và phân bố NN phụ thuộc nhiều vào tài nguyên khí hậu, đất, sinh vật ? Trong nông nghiệp, tài nguyên nào là tư liệu sản xuất không thể thay thế được ? (Đất) - Gv mở rộng: Tài nguyên đất ở nước ta khá đa dạng (14 nhóm đất), trong đó có 2 nhóm đật cơ bản và có diện tích lớn nhất. ? Hãy cho biết đó là 2 nhóm đất nào? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu? ? Nơi phân bố? Thích hợp với những loại cây I. Các nhân tố tự nhiên. 1. Tài nguyên đất. - Đất đa dạng, chia thành 2 nhóm đất chính: + Đất phù sa: Chiếm diện tích khoảng 3 triệu ha. Phân bố tập trung ở vùng đồng bằng. Thích hợp nhất với cây lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày. + Đất Féralít: Chiếm diện tích trên 16 triệu ha. Phân bố tập trung ở trồng nào? - Gv lưu ý Hs: Tài nguyên ở đây được đánh giá theo giá trị sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Dựa vào kiến thức đã học và SGK, nêu đặc điểm khí hậu của nước ta? (+ Nhiệt đới ẩm, gió mùa. + Phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc Nam, theo độ cao và theo mùa. + Tai biến thiên nhiên: Bão, gió Tây khô nóng, sương muối). ? Từ những đặc điểm khí hậu nêu trên, cho biết những thuận lợi và khó khăn do khí hậu đem lại? ? Gió Tây khô nóng có tác động nhiều nhất đến tỉnh nào nước ta? (Nghệ An). ? Với đặc điểm khí hậu trên => nước ta có mạng lưới sông ngòi như thế nào? ? Vùng nào ở nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhất? (Đồng bằng sông Cửu Long). ? Nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô là nguồn nước nào? (Nước ngầm). ? Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta? (K, G) - Gv tiểu kết: Với mạng lưới sông ngồi dày đặc, nguồn nước ngầm dồi dào sẽ làm cho năng suất cây trồng cao và tăng sản lượng cây trồng. ? Cho biết tài nguyên sinh vật của nước ta có đặc điểm gì? Sinh vật ảnh hưởng đến nông nghiệp ra sao? (Phong phú). - Gv lưu ý: Những khó khăn trong sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên nước, khí hậu, sinh vật, đất ? Cần thực hiện những giải pháp nào để bảo vệ TNTN? Hoạt động 2: (Nhóm, 12 phút) - Gv chia lớp làm 3 nhóm, thảo luận 5 phút. - Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào thông tin SGK/25 và hiểu biết của bản thân, cho biết: ? Các nhân tố kinh tế - xã hội nào đã tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp? trung du, miền núi. Thích hợp với việc trồng cây lâu năm. 2. Tài nguyên khí hậu. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. - Khí hậu phân hóa đa dạng. - Tuy nhiên khí hậu nước ta cũng đem lại nhiều thiên tai: Bão, lũ, gió Tây khô nóng, sương muối, sâu bệnh. 3. Tài nguyên nước. - Phong phú: Sông, hồ, nước ngầm. - Phân bố không đều trong năm: sông ngòi có 2 mùa, mùa lũ và mùa cạn. 4. Tài nguyên sinh vật. - Tài nguyên sinh vật của nước ta phong phú là cơ sở tạo nên nhiều loại cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt. II. Các nhân tố kinh tế xã hội. 1. Dân cư và lao động nông thôn. - Chiếm tỉ lệ cao (63% nguồn lao động) nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai, cần cù, sáng tạo. ? Những thuận lợi và hạn chế của dân cư, nguồn lao động và cơ sở vật chất kĩ thuật ảnh hưởng đến nông nghiệp? ? Tỉ lệ lao động làm việc trong nông nghiệp là bao nhiêu? (63%). ? Hãy nêu lợi ích của công nghiệp chế biến nông sản? (Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông phẩm, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển các vùng chuyên canh). - Gv cho Hs Q. sát H 7.1 SGK/26và sơ đồ cơ sở vật chất kĩ thuật, sau đó yêu cầu Hs kể tên 1 số cơ sở vật chất kĩ thuật để minh họa. ? Hãy nêu 1 số chính sách của Đảng và nhà nước về nông nghiệp? ? Việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước đã mang lại những thuận lợi, thách thức như thế nào? - Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Gv chuẩn xác. - Gv Nhấn mạnh: Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản còn điều kiện kinh tế XH là nhân tố quyết định đến phát triển nông nghiệp. 2. Cơ sở vật chất kĩ thuật. - Ngày càng hoàn thiện. 3. Chính sách phát triển nông nghiệp. - Nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển. 4. Thị trường trong và ngoài nước. - Ngày càng được mở rộng. - Kết luận: Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản còn điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố quyết định đến phát triển nông nghiệp. Hoạt động 3 LUYỆN TẬP ? Sự phát triển và phân bố nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên nào? Hoạt động 4 VẬN DỤNG - Vẽ sơ đồ tư duy về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo ngành, theo thành phần Kt, theo vùng. Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm thêm thông tin về nền KT nước ta trong những năm gần đây. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài. - Xem trước bài 9 “Sự phát triển và phân bố nông nghiệp”. ? Trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980-2002? ? Nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm, chủ yến ở nước ta? ? Trong chăn nuôi gồm có những ngành nhỏ nào? Ngày giảng: Lớp 9A1: 03/10; Lớp 9A2: 03/10 Tiết 8, Bài 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần: - Trình bày tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. 2. Phẩm chất. - Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, ứng dụng CNTT b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, hình ảnh II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam. 2. Học sinh. - SGK, tập bản đồ và Atlat địa lí Việt Nam. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp Trực quan, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Phân tích thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển NN ở nước ta? 3. Bài mới. Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG Hoạt động 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: (Cá nhân, 20 phút) - Gv yêu cầu Hs dựa vào bảng 8.1 SGK/28: ? Hãy nhận xét sự thay đổ tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt? ? Sự thay đổi này nói lên điều gì? (Sự giảm tỉ trọng cây lương thực cho thấy nước ta đang thoát khổi tình trạng độc canh cây lúa, ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng. Sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp cho thấy nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu). ? Nhóm cây lương thực gồm có những loại I. Ngành trồng trọt. - Tình hình phát triển: + Cơ cấu đa dạng. Lúa là cây trồng cây nào? Trong đó loại cây nào là cây lương thực chính? ? Cho biết tầm quan trọng của cây lúa? (Không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu). - Gv yêu cầu Hs dựa vào bảng 8.2 SGK/29, hãy: ? Trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980-2002? ? Vì sao cơ cấu mùa vụ lúa của nước ta thay đổi? (K, G) (Do trồng nhiều giống lúa mới). - Dựa vào H 8.2 SGK/30 cho biết: ? Các vùng trọng điểm lúa mới nhất nước ta? ? Vùng trọng điểm lúa trọng điểm nào giữa vai trò chủ yếu trong việc xuất khẩu gạo? - GDMT: Hãy nêu những lợi ích khi phát triển trồng cây công nghiệp? ? Dưa vào bảng 8.3, hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm, chủ yến ở nước ta? - Gv lưu ý Hs rằng nếu đọc theo hàng ngang ta sẽ năm được các vùng phân bố chính. - Dựa vào H 8.2, cho biết: ? Vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp ở nước ta? ? Hãy kể tên 1 số cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ? (Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt...). ? Tại sao Nam bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị? (K, G) ? Dựa vào H 8.2,và SGK/32, cho biết vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta? Hoạt động 2: (Cá nhân, 15 phút) - Trong chăn nuôi gồm có những ngành nhỏ nào? - Gv cho biết: Hiện nay chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang được mở rộng ở nhiều địa phương. Ví dụ minh họa. - Dựa vào H 8.2, cho biết: ? Chăn nuôi trâu bò nhiều nhất ở vùng nào? - Gv nói thêm: Hiện nay Nhà nước đang khuyến khích người dân chăn nuôi bò sữa. ? Bò sữa thường được nuôi chủ yếu ở đâu? Vì sao? - Đàn bò có qui mô lớn nhất là ở đâu? ? Xác định trên H 8.2, các vùng chăn nuôi lợn chính? ? Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng chính. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa, sản lượng lúa bình quân đầu người không ngừng tăng. + Cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển khá mạnh. Có nhiều sản phẩm xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, trái cây. - Phân bố: + Vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng + Cây công nghiệp: Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. + Cây ăn quả: Đông Nam Bộ và ĐBSCL II. Ngành chăn nuôi. - Tình hình phát triển: Chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiệp; Đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh. - Phân bố: + Trâu được nuôi nhiều ở Trung du, miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. + Đàn bò có qui mô lớn nhất là ở duyên hải Nam Trung Bộ. sông Hồng? - Gv: Giới thiệu về nguồn năng lượng Biogas, tính khả thi và thiết thực đối với nông thôn nước ta. ? Chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh ở đâu? - Gv: Các vùng chăn nuôi lợn và gia cầm chính gắn với các vùng trồng lúa. + Vùng chăn nuôi lợn chính là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. + Chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh ở vùng đồng bằng. Hoạt động 3 LUYỆN TẬP ? Xác định các khu vực chăn nuôi chính ở nước ta? Hoạt động 4 VẬN DỤNG - Tìm hiểu tình hình sx NN ở địa phương em (cơ cấu cây trồng vật nuôi, tình hình phát triển và phân bố, khó khăn) Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm hiểu thêm một số khó khăn của tình hình sx nông nghiệp nước ta trong những năm gần đây (biến đổi khí hậu, thị trường không ổn định,...) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài. - Xem trước bài 9 “Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản”. ? Em hãy nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng nước ta? ? Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng? (K,G) ? Nêu những thuận lợi và khó khăn của nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản?

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_78_truong_thcs_muong_mit.pdf
Giáo án liên quan