I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa đối với việc phát
triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác
động của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng.
2. Kĩ năng
- Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ (lược đồ).
- Phân tích bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Máy chiếu.
- Bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Một số tranh ảnh về vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Học sinh: - Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 40: Vùng đồng bằng sông Cửu Long - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9B- 12/5/2020.
Tiết 40- Bài 35: CHỦ ĐỀ: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa đối với việc phát
triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác
động của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng.
2. Kĩ năng
- Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ (lược đồ).
- Phân tích bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Máy chiếu.
- Bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Một số tranh ảnh về vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Học sinh: - Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan.
2. Kĩ thuật
- Chia nhóm, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tình hình phát triển dịch vụ ở Đông Nam Bộ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
- GV: Bài hôm nay sẽ giới thiệu và tìm hiểu vùng kinh tế thứ 7 của đất nước,
cũng là vùng đất tận cùng phía tây nam Tổ quốc. Một vùng đất được khai phá cách
đây hơn 300 năm, ngày nay đã trở thành vùng nông nghiệp trù phú, một trong
những đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới. Đó là
Đồng bằng sông Cửu Long – Vùng sản xuất lương thực lớn nhất và cũng là vùng
thủy sản, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của nước ta.
Thiên nhiên và con người ở đồng bằng này có đặc điểm gì? Nông nghiệp
phát triển ntn?
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
- Gv chiếu lược đồ tự nhiên vùng ĐNB
và ĐBSCL:
+ Hãy xác định ranh giới của vùng trên
đất liền?
- HS xác định ranh giới của vùng trên
bản đồ.
- Xác định vị trí các đảo và quần đảo
của vùng?
- HS: Xác định được các đảo: Phú Quốc,
Quần đảo Thổ Chu,...
- Nêu tên và xác định các tỉnh, thành
phố của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
trên bản đồ?
- HS: Nêu tên và xác định được vị trí 13
tỉnh, thành phố của vùng.
- Cho biết diện tích của vùng?
+ Nêu ý nghĩa của vị trí, giới hạn đó?
- GV phân tích thêm để HS hiểu ý nghĩa
của vị trí:
+ Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía
tây nam của đất nước, khí hậu cận xích
đạo, nhiệt độ trung bình năm cao, lượng
mưa khá lớn là đk tốt phát triển nông
nghiệp.
+ Giáp ĐNB, một vùng kinh tế phát triển
năng động, ĐBSCL nhận được sự hỗ trợ
nhiều mặt như công nghiệp chế biến, thị
trường tiêu thụ và xuất khẩu.
+ Giáp Cam-pu-chia. Qua tuyến đường
thủy trên sông Mê Công có thể giao lưu
thuận lợi với các nước trong lưu vực
sông Mê Công.
+ Ba mặt là đường bờ biển dài, thềm lục
địa rộng với nguồn dầu khí lớn tác động
mạnh tới sự nghiệp CNH - HĐH ở vùng
ĐBSCL và các vùng khác.
- GV: Đồng bằng sông Cửu Long là một
I. Vị trí địa lí, gới hạn lãnh thổ.
* Vị trí địa lí, giới hạn:
+ Phía Bắc: Campuchia.
+ Phía tây nam: Vịnh Thái Lan.
+ Phía đông nam: Biển Đông.
+ Phía đông bắc: Vùng Đông Nam Bộ.
- Gồm 13 tỉnh thành phố (sgk)
- Diện tích: 39734 Km2
* Ý nghĩa:
+ Thuận lợi cho giao lưu trên đất liền
và trên biển với các vùng và các nước.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên.
bộ phận của châu thổ sông Mê Công.
- GV chiếu lược đồ tự nhiên vùng
ĐBSCL, y/c HS hoạt động nhóm 2 bàn
trong 3 phút, kết hợp thông tin sgk cho
biết:
- Nhóm 1 + 2:
+ Nêu những đặc điểm chính về điều
kiện tự nhiên của vùng (địa hình, khí
hậu, sông ngòi) ?
+ Đặc điểm đó có thuận lợi gì đối với sự
phát triển kinh tế của vùng?
- HS thảo luận phân tích được thuận lợi
của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế
của vùng.
- Nhóm 3 + 4:
+ Cho biết các nguồn tài nguyên và thế
mạnh để sản xuất lương thực thực phẩm
ở đồng bằng sông Cửu Long?
- HS nêu được tài nguyên đất, nước khí
hậu (theo sơ đồ sgk).
- Nhóm 5 + 6:
+ Nêu những khó khăn chính về mặt tự
nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long?
+ Giải pháp khắc phục?
- HS: Thảo luận nêu được:
- Thoát lũ, cải tạo đất thau chua, rửa
mặn.
- Tăng cường hệ thống thủy lợi
- Chủ động sống chung với lũ và khai
- Giàu tài nguyên để phát triển nông
nghiệp:
+ Đồng bằng rộng 39734 Km2, địa hình
thấp và bằng phẳng.
+ Đất phù sa 1,2 triệu ha
+ Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh
năm
+ Nguồn nước dồi dào
+ Sinh vật phong phú đa dạng: Nguồn
hải sản, cá tôm và hải sản quý hết sức
phong phú.
1. Thuận lợi:
- Địa hình thấp bằng phẳng
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh
năm.
- Sông ngòi: Nguồn nước phong phú.
Đặc biệt vai trò to lớn của sông Cửu
Long.
- Tài nguyên đa dạng, phong phú cả
trên cạn và dưới nước: Đất, rừng,thủy
hải sản
2. Khó khăn
- Diện tích đất phèn, đất mặn cần được
cải tạo chiếm diện tích lớn.
- Lũ, lụt vào mùa mưa.
- Thiếu nước mùa khô, nguy cơ xâm
nhập mặn
thác lợi thế vùng sông nước.
- HS đại diện nhóm lẻ báo cáo.
- HS nhóm chẵn nhận xét -> bổ xung
- GV chuẩn kiến thức và mở rộng:
+ Sống chung với lũ: Đổ đất tạo vùng đất
cao hơn mực nước lũ hàng năm để xây
dựng khu dân cư, xây nhà trên cọc, nhà
nổi trên phao, bè
+ Sản xuất thu hoạch đúng mùa vụ tránh
lũ.
+ Khai thác lợi thế do lũ mang lại: Khai
thác thủy sản, làm vệ sinh đồng ruộng,
lấy nước, tích phù sa
- Dựa vào bảng 36.1 hãy:
+ Tính tỉ lệ % diện tích và sản lượng lúa
của vùng so với cả nước?
- HS: Tính được vùng ĐBSCL chiếm
51,1% diện tích và 54,1% sản lượng lúa
cả nước.
+ Rút ra nhận xét?
+ Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương
thực ở vùng đồng bằng này ?
+ Xác định các tỉnh trọng điểm sản xuất
lúa trong vùng ?
- HS: Xác định các tỉnh trọng điểm lúa
trên bản đồ.
+ Ngoài trồng lúa vùng còn phát triển về
những ngành nào trong nông nghiệp ?
- HS: Trồng cây ăn quả, chăn nuôi vịt
đàn, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản,
trồng rừng.
- GV: Y/c hoạt động nhóm (2 bàn), trong
3 phút cho biết:
- Tại sao ĐBSCL có thế mạnh phát triển
nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?
- HS: Vì vùng này có:
+ Vùng biển rộng, ấm quanh năm.
III. Nông nghiệp
* Sản xuất lương thực.
- Chiếm 51,1% diện tích trồng lúa và
51,4% sản lượng lúa cả nước, năm
2002
=> Vùng trọng điểm lúa lớn nhất của
cả nước.
- Vai trò: Đảm bảo an ninh lương thực
và xuất khẩu lương thực.
- Phân bố: lúa được tròng chủ yếu ở
các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu:
Kiên Giang, An Giang, Tiền Giang,
Long An, Sóc Trăng, Đồng Tháp.
* Trồng cây ăn quả:
- Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả
nước với nhiều loại quả nhiệt đới.
* Chăn nuôi:
- Nghề nuôi vịt phát triển mạnh.
- Nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản
phát triển mạnh.
+ Chiếm hơn 50% sản lượng thuỷ sản
của cả nước.
+ Nhiều nhất ở Kiên Giang, Cà Mau,
An Giang.
+ Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn
tôm giống tự nhiên, thức ăn cho các
vùng nuôi tôm.
+ Hằng năm sông Mê Công đem về
lượng thủy sản và phù sa lớn.
- GV: giới thiệu cho HS quan sát H36.1
và mở rộng về nuôi trồng thủy sản.
- Xác định các ngư trường lớn trong
vùng?
- GV phân tích cho HS hiểu tại sao nghề
rừng lại giữ vai trò quan trọng.
* Nghề rừng: Giữ vị trí rất quan trọng,
đặc biệt là trồng rừng ngập mặn
Hoạt động 3. Luyện tập
- Xác định vị trí giới hạn vùng đồng bằng sông Cửu Long trên bản đồ? Nêu
ý nghĩa của vị trí đó?
- Nêu thế mạnh về 1 số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở
đồng bằng sông Cửu Long?
Hoạt động 4. Vận dụng
- Trả lời câu hỏi - bài tập sgk/128.
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Y/c về nhà tìm hiểu thêm về kinh tế CN, dịch vụ của ĐBSCL trên internet.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Làm bài tập 35 sách bài tập bản đồ thực hành.
- Nghiên cứu bài 36 sgk/129
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_tiet_40_vung_dong_bang_song_cuu_long_na.pdf