Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 30: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được một số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng.

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế chính.

- Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung.

2. Kĩ năng

- Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng kinh tế trọng

điểm miền Trung, các trung tâm công nghiệp của vùng.

- Phân tích số liệu thống kê kinh tế của vùng.

- Phân tích bản đồ, lược đồ kinh tế vùng Nam Trung Bộ và trình bày đặc

điểm kinh tế của vùng.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực toán học.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Bản đồ, lược đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, tranh ảnh về hoạt

động kinh tế của vùng.

2. Học sinh:

- Đọc và nghiên cứu trước bài

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 30: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9C- 27/11/2019. Tiết 30 - Bài 26: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (Tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được một số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng. - Nêu được tên các trung tâm kinh tế chính. - Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 2. Kĩ năng - Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, các trung tâm công nghiệp của vùng. - Phân tích số liệu thống kê kinh tế của vùng. - Phân tích bản đồ, lược đồ kinh tế vùng Nam Trung Bộ và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực toán học. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Bản đồ, lược đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, tranh ảnh về hoạt động kinh tế của vùng. 2. Học sinh: - Đọc và nghiên cứu trước bài. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan. 2. Kĩ thuật - Chia nhóm, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Trong phát triển kinh tế - xã hội, vùng duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì ? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV đặt vấn đề kinh tế của DHNTB phát triển ntn? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Nông nghiệp - HS dựa vào thông tin sgk + bảng 26.1: - Nhận xét sự phát triển của hai ngành chăn nuôi bò và thủy sản? - HS: Chăn nuôi bò và thủy sản là hai thế mạnh của vùng. + Hãy tính tỉ lệ tăng trưởng của đàn bò và khai thác nuôi trồng thuỷ sản từ 1995-> 2002? (KG) (nếu coi 1995 là 100%) Mức tăng % 1995 2000 2002 Đàn bò 100 110,38 98,30 Thuỷ sản 100 136,38 153,53 - Hãy giải thích vì sao chăn nuôi bò và khai thác nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng?(Hoạt động nhóm bàn 3p) - HS: Điều kiện tự nhiên thuận lợi: + Vùng địa hình phía tây thuận lợi chăn nuôi gia súc. + Vùng ven biển nhiều hải sản có giá trị, ven bờ biển có nhiều đầm phá, vũng vịnh. + Khí hậu nhiệt đới ẩm manng sắc thái á xích đạo, cho phép khai thác quanh năm, cho sản lượng lớn,... - Ngoài ra còn có nghề làm muối, chế biến thuỷ sản phát triển. + Tại sao vùng biển Nam TBộ lại nổi tiếng về nghề làm muối, nuôi và đánh bắt thuỷ sản ? - Do có khí hậu nóng, mùa khô kéo dài độ muối lớn 35 phần nghìn. - Người dân có kinh nghiệm lâu đời về khai thác muối và nuôi trồng thuỷ sản. + Tại sao vấn đề lương thực vẫn còn là vấn đề khó khăn của vùng? - Chăn nuôi bò, khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản là thế mạnh của vùng. + Chăn nuôi bò phát triển ở vùng núi phía tây. + Khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản phát triển ở vùng ven biển phía đông. Chiểm 27,4% giá trị thủy sản khai thác của cả nước năm 2002. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mực, tôm, cá đông lạnh. - Khó khăn: + Quỹ đất nông nghiệp hạn chế. - HS: Do quỹ đất hạn chế, đồng bằng nhỏ hẹp kém phì nhiêu, thiếu nước tưới, sa mạc hoá, thiên tai thường xuyên xảy ra lũ, lụt, cát lấn, nước mặn xâm nhập + Để khắc phục tình trạng này vùng đã phải làm gì: - HS: Trồng rừng phòng hộ, xây dựng hệ thống hồ chứa nước nhằm hạn chế tác hại của thiên nhiên và chủ động cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. - Gv hướng dẫn HS quan sát H26.2/sgk - Dựa vào bảng số liệu 26.2/sgk, hãy: - Nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng so với cả nước? - Gía trị sx công nghiệp năm 2002 so với năm 1995 tăng gấp 2,6 lần trong khi đó cả nước tăng 2,5 lần - Tỉ trọng 2002 mới chiếm 14,7 nghìn tỉ đồng trong khi cả nước là 261,1 nghìn tỉ đồng tức là chiếm tỉ trọng nhỏ 6% so cả nước. - Gv mở rộng: + Nhiều dự án quan trọng đang phát triển: KT vàng ở Bồng Miêu, Khu công nghiệp Liêu Chiểu - Đà Nẵng, khu công nghiệp Diệu Ngọc - Quảng Nam, khu công nghiệp Dung Quất và khu kinh tế mở Chu Lai. - Cơ cấu công nghiệp của vùng có đặc điểm gì? - HS trả lời theo thông tin sgk. - Xác định các trung tâm cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm của vùng? - HS tham khảo thông tin sgk + sự hiểu biết của bản thân. - GV chốt kiến thức. - Dựa vào thông tin sgk, lược đồ H26.1: - Hãy xác định các tuyến đường giao thông quan trọng, các cảng biển, cho biết ý nghĩa của chúng? - HS: Xác định các tuyến: QL1A, Đường + Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn trung bình của cả nước. 2. Công nghiệp - Sản xuất công nghiệp còn chiếm tỉ trọng nhỏ. - Tốc độ tăng trưởng khá cao. - Cơ cấu đa dạng gồm: cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng. - Công nghiệp cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm khá phát triển. + Công nghiệp cơ khí: Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Nha Trang. + Chế biến LT-TP phân bố rộng khắp các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. 3. Dịch vụ - Tình hình phát triển và phân bố của dịch vụ vận tải biển, du lịch. + GTVT diễn ra sôi động trên cả tuyến Bắc - Nam và Đông - Tây. HCM, đường sắt Bắc-Nam, QL 24, 25,19,26,27. - Xác định các bãi tắm nổi tiếng, các vườn rừng quốc gia, các di sản văn hoá thế giới? - HS: Các bãi tắm: Non nước, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Nha Trang, Mũi Né. Các di sản văn hóa TG: Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn. - Nhận xét gì về tiềm năng dịch vụ của vùng? - Vậy: Những ngành dịch vụ nào là thế mạnh của vùng? - HS rút ra kết luận. (Bc- Gv hướng dẫn HS về nhà thực hiện) - Hãy xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế của vùng? - Xác định các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? - Nêu ý nghĩa của vùng kinh tế trọng điểm đó? - HS đọc kết luận sgk/99 + Du lịch là thế mạnh của vùng. V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung * Các trung tâm kinh tế - Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. * Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Vùng kinh tế trọng điểm miền trung: Thừa Thiên - Huế, tp.Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. - Vai trò: có tầm quan trọng không chỉ với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ mà với cả Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động 3. Luyện tập - Nông nghiệp, công nghiệp của vùng phát triển ntn? Hoạt động 4. Vận dụng - Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào ? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Tìm hiểu thêm về du lịch của vùng trên internet. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Làm bài tập 2, chuẩn bị dụng cụ thực hành, xem và trả lời rước các câu hỏi trong bài..

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_30_vung_duyen_hai_nam_trung_bo_tie.pdf
Giáo án liên quan