I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm vững kiến thức đã học về cơ cấu kinh tế theo ngành sản xuất của nước ta.
2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, với môi trường.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học, sáng tạo
b. Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, phân tích số liệu.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Thước kẻ, phấn màu, phiếu học tập.
- Biều đồ hình tròn bài 10/ SGK vẽ trên giấy A0.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, trả lời theo câu hỏi tìm hiểu bài sgk, Atlat.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi
2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS
3. Bài mới
Hoạt đông 1. Khởi động
* Vào bài mới:
- GV giới thiệu bài học, mục tiêu của học.
- GV phát phiếu học tập KWL, hướng dẫn HS sử dụng phiếu.
- HS thảo luận nhóm cặp đôi, điền thông tin vào phiếu (HS điền cột K, W) (1p)
9 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 17+18 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9A. 03/11/2020 9B. 03/11/2020
Tiết 17 - Bài 16
THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm vững kiến thức đã học về cơ cấu kinh tế theo ngành sản xuất của nước ta.
2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, với môi trường.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học, sáng tạo
b. Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, phân tích số liệu.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Thước kẻ, phấn màu, phiếu học tập.
- Biều đồ hình tròn bài 10/ SGK vẽ trên giấy A0.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, trả lời theo câu hỏi tìm hiểu bài sgk, Atlat.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi
2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS
3. Bài mới
Hoạt đông 1. Khởi động
* Vào bài mới:
- GV giới thiệu bài học, mục tiêu của học.
- GV phát phiếu học tập KWL, hướng dẫn HS sử dụng phiếu.
- HS thảo luận nhóm cặp đôi, điền thông tin vào phiếu (HS điền cột K, W) (1p)
PHIẾU HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ
Họ tên:................................................................. Lớp............................................
Bài học:......................................................................................................................
K (Những điều đã biết)
W (Những điều muốn biết)
L (Những điều đã học được)
- GV bao quát lớp, thu phiếu.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ miền trong bài 6 (sgk/20).
? Biểu đồ miền trong bài 6 thể hiện điều gì?
(Thể hiện cơ cấu GDP qua 1 chuỗi các năm từ 1990 đến 2002)
- GV giới thiệu về biểu đồ miền.
? Em đã từng quan sát biểu đồ miền, hãy nêu cách vẽ?
- HS nêu.
- GV treo biểu đồ đã vẽ và hướng dẫn:
?Khi vẽ biểu đồ này, các bước tiến hành giống với vẽ biểu đồ nào?
? Giá trị biểu hiện khác biểu đồ đường ở điểm nào?
2. Thực hành vẽ biểu đồ miền:
- GV phát cho HS PHT đã vẽ sẵn khung của biểu đồ miền (chia tỉ lệ và năm)
- HS nhận PHT, làm việc cá nhân, hoàn tất biểu đồ dựa vào bảng số liệu.
- 2 hs lên bảng vẽ.
- HS nhận xét.
- GV theo dõi, bao quát hoạt động thực hành của HS. Nhận xét, rút kinh nghiệm, chấm điểm 2 bài vẽ trên bảng của HS.
1. Cách vẽ biểu đồ miền
- Ý nghĩa của BĐ miền:
+ Thể hiện cơ cấu của đối tượng
+ Thể hiện động thái phát triển của đối tượng
+ Thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu (chủ yếu nhất)
- Đặc điểm:
+ Có ít nhất 2 miền.
+ Chỉ vẽ được BĐ miền khi số liệu là %, tổng của 1 năm phải bằng 100%.
+ Không vẽ BĐ miền khi chuỗi số liệu ko phải theo các năm (vì trục hoành trong BĐ miền biểu diễn năm)
- Cách vẽ:
+ Bước 1: Chọn lựa hình vẽ: Hình chữ nhật nằm ngang. Trục tung có trị số là 100 %. Trục hoành là các năm, khoảng cách giữa các điểm tương ứng với khoảng cách giữa các năm.
+ Bước 2: Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu chứ không vẽ lần lượt theo các năm.
( tương tự như vẽ biểu đồ cột chồng).
+ Bước 3: Tô màu hoặc kẻ vạch (vẽ xong 1 miền thì kí hiệu luôn)
+ Bước 4: Thiết lập bảng chú giải, viết tên biểu đồ.
- Giống cách vẽ biểu đồ nhiều đường
- Khác biểu đồ đường: biểu hiện tỉ trọng của các bộ phận trong một tổng giá trị 100%
2. Thực hành vẽ biểu đồ miền
a. Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991 - 2002
- GV hướng dẫn cách nhận xét BĐ miền:
- GV tổ chức thảo luận nhóm lớn (3p)
GV phát PHT:
? Từ phương pháp chung, hãy rút ra nhận xét về sự chuyển dịch cc kinh tế nước ta thời kì 1991 - 2002?
? Tại sao có sự chuyển dịch này?
? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này thể hiện được điều gì về nền KT nước ta sau đổi mới?
- HS thảo luận nhóm -> báo cáo -> các nhóm nhận xét, bổ sung
-> GV chốt.
- GV yêu cầu HS hoàn thiện phiếu học tập KWL (cột L).
- HS hoàn thiện phiếu.
- GV thu phiếu để nắm bắt được tình hình học tập của HS.
b. Nhận xét
* Phương pháp nhận xét chung:
- Trả lời các câu hỏi: Như thế nào (các thành phần trong cơ cấu thanh đổi tỉ trọng ntn)
- Trả lời câu hỏi: Tại sao (Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên).
- Ý nghĩa của sự biến đổi đó (sự biến đổi thể hiện/ nói lên điều gì?)
* Nhận xét biểu đồ cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 (%):
- Tỉ trọng ngành N-L-NN giảm (số liệu)
- Tỉ trọng ngành CN-XD tăng (số liệu)
- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động (số liệu)
-> Sự giảm mạnh tỉ trọng ngành N-L-NN và tăng tỉ trọng khu vực CN-XD và dịch vụ thể hiện tình hình phát triển kinh tế của nước ta, chuyển dần từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.
- NN: Do thực hiện CNH, HĐH, phát triển nền kinh tế thị trường...
Hoạt động 3. Vận dụng
- Thu thập thông tin về tình hình phát triển kinh tế của địa phương em.
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- HS cập nhật trên internet, báo chí,... thông tin về tỉ trọng các ngành KT trong cơ cấu GDP của nước ta sau năm 2002, bổ sung thông tin vào sổ tích lũy.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU
- Nắm vững cách vẽ biểu đồ và nhận xét. Hoàn thành biểu đồ vào vở
- Chuẩn bị tiết 18: Ôn tập (địa lí dân cư; Địa lí các ngành kinh tế; vẽ biểu đồ)
- HS ôn tập dựa vào các câu hỏi và bài tập cuối mỗi bài của 2 chương: Địa lí dân cư và địa lí các ngành kinh tế.
.............................................................................................
Ngày dạy: 9A. 04/10/2020 9B. 05/10/2020
Tiết 18: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hệ thống hoá kiến thức đã học về địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế ở Việt Nam.
2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, với môi trường.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học, sáng tạo
b. Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, phân tích số liệu.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bản đồ dân cư, kinh tế Việt Nam, máy chiếu
2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời theo câu hỏi tìm hiểu bài sgk, Atlat.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi
2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS
3. Bài mới
Hoạt đông 1. Khởi động
- GV cho lớp chơi trò chơi « Ai nhanh hơn »
- 4 bạn lên bảng tham gia chơi.
- Trong thời gian 2 phút, HS viết lên bảng tên của các bài địa lí đã học từ đầu năm học.
- GV dẫn vào bài.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1. Ôn tập phần lí thuyết
- Mục tiêu: HS hệ thống hoá kiến thức đã học về địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế nước ta.
- GV kiểm tra đề cương của HS (dân cư, lđộng; địa lí kinh tế).
- GV nêu nhiệm vụ giờ học: Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và kỹ năng đã học từ bài 1 đến bài 16.
- GV chia nhóm TL (6 nhóm), mỗi nhóm 1 nội dung (6 PHT)
- HS các nhóm thảo luận, trả lời yêu cầu của phiếu học tập nhóm mình ra giấy A0.
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả, các nhóm khác nhân xét, bổ sung.
(Nội dung liên quan đến bản đồ HS chỉ trên bản đồ)
- GV nhận xét, chốt kt trên máy chiếu.
Câu 1: Gia tăng dân số nhanh gây ra những hậu quả gì?
Câu 2. Trình bày sự phân bố dân cư của nước ta, giải thích tại sao có sự phân bố đó?
Câu 3: Trình bày những điểm mạnh và hạn chế về nguồn lao động ở nước ta ? Nêu cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta?
Câu 4: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với sự phát triển ngành nông nghiệp?
Câu 5: Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta?
I. Phần lí thuyết
Câu 1:
* Tình hình gia tăng dân số ở nước ta
- Số dân năm 2002: 79,7 triệu người.
- Việt Nam là nước đông dân trên thế giới (đứng thứ thứ 3 trong khu vực và 14 so với thế giới).
- Gia tăng dân số nhanh. Cuối những năm 50, nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm: dưới 1,43 % (2003).
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự khác nhau giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.
- Cơ cấu dân số trẻ, cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới của nước ta đang có sự thay đổi.
* Hậu quả
- Gây sức ép đối với việc phát triển kinh tế, mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng
- Đặt ra những vấn đề bức xúc về giải quyết việc làm, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa
- Ảnh hưởng xấu đến tài nguyên môi trường, đẩy mạnh khai thác tài nguyên, đẩy mạnh sản xuất làm cho tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường gia tăng
Câu 2. * Sự phân bố dân cư của nước ta
- Nước ta có mật độ dân số cao trên thế giới (năm 2003 là 246 người /km2).
- Mật độ dân số nước ta ngày càng tăng
- Dân cư nước ta phân bố không đều:
+ Tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; thưa thớt ở miền núi và cao nguyên.
+ Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau (khoảng 74% dân số sinh sống ở nông thôn)
* Giải thích
+ Vì vùng đồng bằng ven biển có điều kiện sinh sống thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu phát triển sản xuất. Miền núi và trung du là nơi điều kiện sản xuất còn gặp nhiều khó khăn như đi lại khó khăn, thiếu nước...
+ So về quy mô diện tích và dân số nước ta thì số thành thị còn ít nên chưa thu hút được nhiều thị dân, do đó tỉ lệ dân thành thị còn ít so với dân sống ở nông thôn.
Câu 3: * Điểm mạnh
- Nguồn lao động nước ta rất dồi dào và có tốc độ tăng nhanh, là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế.
- Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp , có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
* Hạn chế
Nguồn lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
* Cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta:
- Số lao động có việc làm ngày càng tăng.
- Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta có sự thay đổi theo hướng tích cực.
Câu 4: * Thuận lợi:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Nguồn nhiệt, ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tốt quanh năm, sinh trưởng nhanh có thể trồng từ hai đến ba vụ.
- Khí hậu nước ta phân hóa rất rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy, ở nước ta có các loại cây nhiệt đới, cận nhiệt, và ôn đới.
- Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng cũng khác nhau giữa các vùng.
* Khó khăn:
- Bão, gió Tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh.
- Sương muối, rét hại... gây tổn thất không nhỏ cho nông nghiệp.
Câu 5: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta vì:
- Đây là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.
- Tập trung nhiều trường đại học lớn, viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu.
- Là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta. Các dịch vụ như quảng cáo, tư vấn ... đều phát triển mạnh.
2. Luyện tập thực hành
- GV chiếu biểu đồ mẫu y/c hs quan sát.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ biểu đồ miền, biểu đồ cột chồng, biểu đồ đường.
- HS xem lại 2 bài thực hành, luyện vẽ.
II. Bài tập
Vẽ biểu đồ cơ cấu
Vẽ biểu đồ tăng trưởng (cột hoặc đường biểu diễn)
Hoạt động 3. Vận dụng
- HS thực hành vẽ biểu đồ với bài sau:
1. Bài tập 1: Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản của nước ta (triệu tấn)
Năm
Tổng số
Chia ra
Khai thác
Nuôi trồng
1990
890,6
728,5
162,1
1994
1465
1120,9
344,1
1998
1782
1357,0
425,0
2005
3432,8
1995,4
1437,4
Vẽ biểu đồ hình cột thể sản lượng thuỷ sản khai thác và sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta thời kì 1990-2005? Nhận xét và giải thích vì sao sản lượng thủy sản nuôi trồng có có tốc độ tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác?
2. Bài tập 2. Dựa vào bảng số liệu sau:
Năm
1990
2002
Tổng số ( %)
100
100
Cây lương thực
72,0
65,0
Cây công nghiệp
13.3
18,0
Cây ăn quả
14,7
17,0
a. Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây.
b. Nhận xét sự thay đổi các nhóm cây các năm từ 1990-2002 ?
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- HS tham khảo đề cương ôn tập của các bạn nhóm khác trong lớp, trao đổi tài liệu với các bạn để ôn tập tốt hơn.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU
- HS ôn tập tốt chuẩn bị cho giờ kiểm tra giữa kì I. 45 phút.
- Thước kẻ, giấy kiểm tra, com pa, máy tính.
..................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_tiet_1718_nam_hoc_2020_2021_tong_thi_qu.doc