Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được tình hình phát triển kinh tế: ngành công nghiệp, nông

nghiệp.

2. Kỹ năng

- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày sự phát triển kinh

tế của vùng.

3. Thái độ

- Có ý thức học tập bộ môn.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Lược đồ kinh tê vùng đồng bằng sông Hồng.

- Biểu đồ cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng.

2. Học sinh:

- Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp

- Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan.

2. Kĩ thuật

- Chia nhóm (đôi), trình bày 1 phút, đặt câu hỏi.

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ VIỆT NAM (Tiếp theo) SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ Nhận bàn giao của Đ/c Nguyễn Thị Nhạ, từ tiết 24- lớp 9AC, ngày 09/11/2019. Ngày dạy: 9A- 12/11/2019. Tiết 24 - Bài 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được tình hình phát triển kinh tế: ngành công nghiệp, nông nghiệp. 2. Kỹ năng - Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày sự phát triển kinh tế của vùng. 3. Thái độ - Có ý thức học tập bộ môn. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Lược đồ kinh tê vùng đồng bằng sông Hồng. - Biểu đồ cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng. 2. Học sinh: - Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan. 2. Kĩ thuật - Chia nhóm (đôi), trình bày 1 phút, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức - GV kiểm tra sĩ số lớp, ghi chú vào góc bảng. 2. Kiểm tra bài cũ: - Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi, khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - HS trả lời nhanh, ngắn gọn: Em biết điều gì về kinh tế của Đồng bằng sông Hồng? - GV: Cơ cấu ngành kinh tế của vùng ĐBSH đang có sự chuyển biến tích cực: tăng dần tỉ trọng công nghiệp- xây dựng, nông lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. Vậy nông nghiệp, công nghiệp của vùng phát triển và phân bố ntn? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV- HS Nội dung - HS đọc thông tin sgk + H21.1 cho biết: - Ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành và phát triển như thế nào? - Nhận xét sự chuyển biến tỉ trọng khu vực CN - XD ở Đồng bằng sông Hồng? - HS: Tỉ trọng công nghiệp tăng nhanh từ 26,6% lên 36,0%. - Cho biết giá trị sản xuất công nghiệp của vùng thay đổi như thế nào từ 1995=> 2002? - Kể tên các trung tâm công nghiệp lớn của vùng? - Vậy phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp của vùng tập trung ở đâu? - Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm và các sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng ? + Dựa vào H21.2 hãy nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ? - HS: Phân bố chủ yếu ở Hà Nội, Vĩnh Yên, Hải Dương, Hải Phòng,... - GV chuẩn kiến thức * Đối với HS khuyết tật: - YC dựa vào H21.2/sgk, viết lại tên các tỉnh của vùng ĐBSH vào vở. - HS đọc thông tin + bảng 21.1 + Nhận xét gì về diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực, năng xuất lúa của đồng bằng sông Hồng so với đồng bằng sông Cửu Long và so với cả nước ? HĐ nhóm bàn 3') IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Công nghiệp - Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh (từ 18,3 nghìn tỉ đồng năm 1995 lên 55,2 nghìn tỉ đồng năm 2002); chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (2002). - Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng. - Các ngành công nghiệp trọng điểm: + CN chế biến LT-TP. + CN sản xuất hàng tiêu dùng. + CN sản xuất vật liệu xây dựng. + CN cơ khí. - Các sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng,... 2. Nông nghiệp - Trồng trọt: + Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực. + Đứng đầu cả nước về năng suất lúa (56,4 tạ/ha, năm 2002). + Hãy nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông trở thành vụ sx chính ở ĐB sông Hồng? - GV: Từ tháng 10 năm trước -> tháng 4 năm sau ĐB sông Hồng có 1 mùa đông rất lạnh, khô => Ngô đông là cây chịu hạn, chịu rét tốt cho năng xuất cao Khoai tây và các loại rau quả cận nhiệt, ôn đớiphát triển tốt => cơ cấu cây trồng đa dạng mang lại hiệu quả kinh tế cao. + Chăn nuôi ở vùng đồng bằng sông Hồng phát triển như thế nào? - Liên hệ thực tế: Hiện nay ngành chăn nuôi đang gặp những khó khăn gì? Giải pháp khắc phục? - HS: Dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng ở gia súc => thiệt hại hàng tỉ đồng. Giải pháp: + Nơi xảy ra dịch sản phẩm phải tiêu huỷ toàn bộ. + Nơi chưa phát dịch phải tích cực phòng dịch: Không nhập sản phẩm gia cầm từ nơi khác tới, tẩy trùng, kiểm dịch gia súc , gia cầm trước khi đem bán. Nếu phát hiện có dịch phải báo ngay với cơ quan chức năng để xử lí kịp thời. * Đối với HS khuyết tật: - Chép lại thông tin sgk mục 2. Nông nghiệp vào vở. - GV: kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đã giao của HSKT. + Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Chăn nuôi: + Đàn lợn chiểm tỉ trọng lớn nhất cả nước (27,2%). + Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa) đang phát triển. + Chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản được chú ý phát triển. Hoạt động 3. Luyện tập - Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp của ĐBSH? - Diện tích, tổng sản lượng lương thực và năng suất lúa của ĐBSH được xếp hạng như thế nào so với ĐBSCL và cả nước? (Trình bày 1 phút) Hoạt động 4. Vận dụng HD học sinh về nhà: Sử dụng kiến thức đã học cho biết: - ĐBSH có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực? Gợi ý: - Điều kiện tự nhiên và TNTN: + Địa hình: đồng bằng châu thổ lớn thứ hai cả nước, bằng phẳng thuận lợi cơ giới hóa NN. + Đất: phù sa màu mỡ, độ phì trung bình và cao, thích hợp trồng cây lương thực. + Nước: phong phú (sông Hồng, sông Thái Bình) thuận lợi cho việc tưới tiêu. + Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, thích hợp cho nhiều loại cây trồng và phát triển các cây ưa lạnh. - Điều kiện kinh tế, xã hội: + Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm sx, đặc biệt là trồng lúa nước. + Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất cả nước. + Cơ sở VCKT phục vụ sx lương thực đã hình thành và ngày càng hoàn thiện: các công trình thủy lợi, trạm, trại bảo vệ cây trồng, dịch vụ kĩ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu, ...Đã hình thành mạng lưới các cơ sở chế biến. + Lịch sử khai thác lâu đời, là cái nôi của nền văn minh lúa nước. + Thị trường tiêu thụ rộng lớn. + Đường lối, chính sách khuyên skhichs phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo HD học sinh về nhà: Tìm hiểu thêm về nông nghiệp, công nghiệp của vùng ĐBSH trên sách, báo, internet và việc thâm canh lúa ở vùng này áp dụng phù hợp với việc sản xuất tại gia đình mình. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Nghiên cứu chuẩn bị học tiếp mục 3. Dịch vụ và phần V của bài cho biết: - ĐBSH có thuận lợi gì để pt du lịch?

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_9_bai_21_vung_dong_bang_song_hong_tiep_th.pdf
Giáo án liên quan