I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta và những nét chính chiến sự ở Đà
Nắng. Chiến sự ở Gia Định và nội dung cơ bản của Hiệp ước 5/6/1862. Phân tích
nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta.
2. Phẩm chất:
- Yêu nước, trách nhiệm: Thấy được bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến của chủ
nghĩa thực dân. Thái độ bạc nhược, yếu đuối của nhà Nguyễn và tinh thần chống
ngoại xâm của nhân dân ta.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân
trong học tập và trong cuộc sống.
- Giao tiếp và hợp tác: Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản
thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác
khi gặp khó khăn trong học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết
phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nguyên nhân, quá trình xâm lược của thực dân Pháp đối
với Việt Nam.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thấy rõ được âm mưu xâm lược của thực dân
Pháp, vai trò đấu tranh của nhân dân chống Pháp.
- Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Biết nhận xét, đánh giá sự kiện lịch
sử
II. CHUẨN BỊ
1 GV:
- Bản đồ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan.
2 HS: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình, nêu vấn đề, giải quyết vấn
đề2. Kĩ thuật: HĐ nhóm, HĐ cá nhân, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ
65 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 37 đến 50 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS xã Khoen On, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8A1: 19/1/2021. 8A2: 23/1/2021.
PHẦN HAI
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
CHƯƠNG I: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC PHÁP
TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX.
Tiết 37. Bài 24.
CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873.
I. THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta và những nét chính chiến sự ở Đà
Nắng. Chiến sự ở Gia Định và nội dung cơ bản của Hiệp ước 5/6/1862. Phân tích
nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta.
2. Phẩm chất:
- Yêu nước, trách nhiệm: Thấy được bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến của chủ
nghĩa thực dân. Thái độ bạc nhược, yếu đuối của nhà Nguyễn và tinh thần chống
ngoại xâm của nhân dân ta.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân
trong học tập và trong cuộc sống.
- Giao tiếp và hợp tác: Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản
thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác
khi gặp khó khăn trong học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết
phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nguyên nhân, quá trình xâm lược của thực dân Pháp đối
với Việt Nam.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thấy rõ được âm mưu xâm lược của thực dân
Pháp, vai trò đấu tranh của nhân dân chống Pháp.
- Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Biết nhận xét, đánh giá sự kiện lịch
sử
II. CHUẨN BỊ
1 GV:
- Bản đồ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan.
2 HS: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình, nêu vấn đề, giải quyết vấn
đề
2. Kĩ thuật: HĐ nhóm, HĐ cá nhân, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Bài nhiều đơn vị kiến thức
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Nửa cuối thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây ào ạt sang phương Đông
xâm lược, Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Nhân dân ta quyết tâm chống
Pháp ngay từ ngày đầu thực dân Pháp xâm lược. Hôm nay chúng ta học bài cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1873.
* HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HS: Đọc mục 1 SGK.
? Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt
Nam?
HS: TLN-2’. Trình bày.
GV: Kết luận.
? Thực dân Pháp lấy cớ gì để xâm lược
Việt Nam?
GV: Bổ sung thêm về chính sách “cấm
đạo, giết đạo” của nhà Nguyễn.
GV: Dùng bản đồ trình bày diễn biến
chiến sự ở Đà Nẵng.
? Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng
làm điểm nổ súng đầu tiên? (HS K - G)
GV: Cho HS Thảo luận nhóm.
HS: Đại diện các nhóm trình bày ý kiến,
bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận.
- Đà Nẵng nằm gần kinh đô Huế.
- Vùng biển ở Đà Nẵng sâu, rộng nên tàu
chiến của Pháp dễ dàng ra vào.
- Vùng Quảng Nam có nhiều tín đồ đạo
Gia Tô để làm nội ứng.
? Tình hình chiến sự ở Đà Nẵng diễn ra
như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận.
? Kết quả cuộc kháng chiến ban đầu như
thế nào?
GV: Dùng bản đồ tiếp tục trình bày
chiến sự ở Gia Định.
? Vì sao thực dân Pháp chuyển hướng
1. Chiến sự ở Đà Nẵng (1858-1859):
* Nguyên nhân:
- Việt Nam: Giàu tài nguyên, dân số
đông, chế độ phong kiến suy yếu, ...
- Duyên cớ: Bảo vệ đạo Gia Tô.
* Chiến sự ở Đà Nẵng:
- 1/9/1858 quân Pháp nổ súng vào Đà
Nẵng.
- Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri
Phương ta thu được thắng lợi ban đầu.
- Kết quả: Sau 5 tháng chỉ chiếm được
bán đảo Sơn Trà.
2. Chiến sự ở Gia Định năm 1859:
- 2/1859 quân Pháp kéo vào Gia Định.
tấn công vào Gia Định? (HS K - G)
GV: Cho HS (Thảo luận nhóm).
HS: Đại diện các nhóm trình bày ý kiến,
bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận.
- Có sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- Là vựa lúa lớn nhất của nước ta.
- Làm bàn đạp tấn công Lào và
Campuchia.
- Thực dân Anh đang nhòm ngó Gia
Định.
? Tình hình chiến sự ở Gia Định diễn ra
như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận.
? Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp
xâm lược của nhà Nguyễn? (HS K - G)
HS: Ban đầu kiên quyết chống Pháp, sau
đó bắt đầu run sợ, hèn nhát.
? Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội
dung cơ bản nào?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận.
? Hiệp ước Nhân Tuất 1862 vi phạm chủ
quyền nước ta như thế nào? (HS K - G)
HS: Trả lời.
GV: Kết luận.
- 17/2/1859 quân Pháp đánh chiếm thành
Gia Định.
- 24/2/1861 quân Pháp tấn công Đại đồn
Chí Hoà => chiếm Định Tường, Biên
Hoà, Vĩnh Long.
- 5/6/1862 nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp
ước Nhâm Tuất.
- Nội dung:
+ Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam
Kì và đảo Côn Lôn.
+ Mở 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt,
Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.
+ Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha
tụ do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm
đạo trước đây.
+ Bồi thường cho Pháp 280 vạn lạng
bạc.
+ Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho
triều đình nếu triều đình buộc được dân
chúng ngừng khán chiến.
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Câu 1 Thực dân Pháp nổ súng xâm lược xuất phát từ nguyên nhân xâu xa nào
sau đây:
a, Bảo vệ Đạo Gia Tô trước hành động khủng bố của nhà Nguyễn
b,Yêu cầu của nền sản xuất Pháp về nguyên liệu, nhân công và thị trường. Việt Nam
lại đáp ứng được yêu cầu đó
c, Muốn liên minh với Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam
d, Sức ép từ nhân dân Pháp ngày càng nặng nế
Câu 2 Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?
A. Việt nam có vị trí địa ý thuận lợi.
B. Việt Nam có vị trí quan trộng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.
C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.
D. Chế độ phong kiến thống trị ở Việt Nam đã suy yếu.
Câu 3, Theo em triều đình nhà Nguyễn có đầu hang thực dân Pháp ngay từ đầu
hay không? Vì sao?
A, có, vì triều đình đã chủ động ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất
B, Có, vì triều đình đã thực hiện chiến thuật thủ hiểm bỏ qua cơ hội chống Pháp
C, Không, vì triều đình đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến ngay từ khi thực dân Pháp
đặt chân xâm lược
D, Không, vì nhà Nguyễn chú ý phòng thủ khiến Pháp không dễ dàng chiếm được
Nam Kỳ
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
? Qua chiến sự ở Đà Nẵng, Gia Định em hãy cho biết thái độ chống Pháp của triều
đình nhà Nguyễn
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị tiếp mục II, bài 24.
+ Những nét chính về kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
+ Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc mất ba tỉnh miềm Tây. Nêu,
nhận xét về tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì.
Ngày dạy: 8A2: 25/1/2021. 8A1: 26/1/2021.
Tiết 38. Bài 24.
CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM
1858 ĐẾN NĂM 1873.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Những nét chính về kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì. Thái độ
và hành động của triều đình Huế trong việc mất ba tỉnh miềm Tây. Nêu, nhận xét về
tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì. (HS K – G)
2. Phẩm chất:
- Yêu nước: Tinh thần bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta trong
những ngày đầu chống Pháp.
- Trách nhiệm: Thái độ hèn nhát của nhà Nguyễn.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân
trong học tập và trong cuộc sống.
- Giao tiếp và hợp tác: Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản
thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác
khi gặp khó khăn trong học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết
phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Tinh thần k/c của nhân dân, quá trình xâm lược của thực
dân Pháp đối với Việt Nam.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thấy rõ được âm mưu xâm lược của thực dân
Pháp, vai trò đấu tranh của nhân dân chống Pháp. Thái độ của Nhà Nguyễn.
- Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Biết nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1 GV:
- Tranh ảnh H85. Trương Định nhận phong soái.
- H86. Lược đồ những địa điểm nổ ra khởi nghĩa ở Nam Kì 1860 – 1875.
2 HS: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật: HĐ nhóm, HĐ cá nhân, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược VN? Trình bày
Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) và nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất?
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
- Quá trình xâm lược của thực dân Pháp (1858 - 1862) với nước ta nhà Nguyễn
đã nhu nhược đầu hàng nhượng bộ với điều ước 1862. Nhân dân ta quyết tâm đứng
lên kháng chiến ngay từ những ngày đầu, nhân dân là lực lượng hiệu quả ngăn chặn
sự xâm lược của Pháp. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cuộc kháng chiến chống
Pháp của nhân dân ta từ năm (1858 - 1873).
* HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HS: Đọc mục 1 sgk.
GV: Treo lược đồ.
GV: Nêu các phong trào chống pháp
xâm lược của nhân dân Đà Nẵng.
? Nêu các phong trào chống Pháp xâm
lược của nhân dân Gia Định và 3 tỉnh
miền Đông Nam Kì ?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận.
HS: Quan sát H85 sgk và mô tả:
GV: Bị thương nặng, Trương Định rút
gươm tự sát để bảo toàn khí tiết
(20/8/1864)
? Em có suy nghĩ gì về hành động này
của lãnh tụ Trương Định?(HS K - G)
HS: Vì nước vì dân sẵn sàng vứt bỏ danh
vọng.
GV: Kết luận, kể thêm về lãnh tụ Trương
Định.
HS: Đọc mục 2 sgk.
? Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, nhà Nguyễn
làm gì?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận.
? Em có nhận xét gì về những việc làm
đó của nhà Nguyễn? (HS K - G)
HS: Mù quáng, bạc nhược.
? Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây
Nam Kì như thế nào?
1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh
miền Đông Nam Kì.
- Tại Đà Nẵng:
+ Nhân dân Đà Nẵng phối hợp với quân
triều đình đánh Pháp.
- Tại Gia Định và 3 tỉnh miền Đông Nam
Kì:
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt
cháy tàu Étpêrăng (Hi vọng) trên sông
Vàm Cỏ Đông (10/12/1861).
+ Khởi nghĩa Trương Định ở Gò Công
(Gia Định).
2. Kháng chiến lan rộng ba tỉnh miền
Tây Nam Kì.
* Tình hình nước ta sau điều ước
5/6/1862:
- Triều đình Nguyễn đàn áp phong trào
cách mạng.
- Cử đoàn đàm phán sang Pháp nhưng
không thành.
* Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây
Nam Kì:
HS: Trả lời.
GV: Kết luận.
HS: Quan sát lược đồ 86 sgk:
? Kể tên một số phong trào đấu tranh
tiêu biểu của nhân dân Nam Kì?
GV: Cho HS đọc một số bài, đoạn thơ của
Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị.
? Em có suy nghĩ gì về câu nói của lãnh
tụ Nguyễn Trung Trực? (HS K - G)
HS: Trả lời.
GV: Kết luận.
- 20 – 24/6/1867 quân Pháp đánh chiếm
3 tỉnh miền Tây Nam Kì: Vĩnh Long, An
Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn.
- Nhân dân Nam Kì nổi dậy chống Pháp
ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre,
với các lãnh tụ: Trương Quyền, Nguyễn
Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân....=> bị
thực dân Pháp đàn áp đẫm máu.
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng về lí do quân Pháp chiếm được Nam
Kì một cách nhanh chóng?
A. Vũ khí của giặc hiện đại hơn.
B. Nhân dân ta bất bình, nhà Nguyễn không chống Pháp.
C. Sự nhu nhược, hèn nhát của bọn vua quan nhà Nguyễn.
D. Phong trào kháng Pháp của nhân dân ta chưa có sự liên kết với nhau.
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
? Em có nhận xét gì về thái độ chống quân xâm lược của nhân dân ta?
Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:
a. Tại Đà Nẵng
- Nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.
b. Tại ba tỉnh Miền Đông Nam Kì
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông
Vàm cỏ (12 - 1864).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất
điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản
nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều
hình thức khác nhau:
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm
gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước:
Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông..
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884).
+ Sơ lược về tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
+ Âm mưu, diễn biến chính cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của Pháp
(1873).
+ Những nét chính về cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác
ở Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ nhất.
Ngày dạy: 8A1: 26/1/2021. 8A2: 30/1/2021.
Tiết 39. Bài 25.
KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873 - 1884)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Sơ lược về tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì. Âm mưu, diễn
biến chính của cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của Pháp (1873). Nêu
những nét chính về cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở
Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ nhất. Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất.
2. Phẩm chất:
- Yêu nước: Căm ghét bọn thực dân Pháp tham lam tàn bạo và những hành động nhu
nhược của triều đình Huế.
- Trách nhiệm: Giáo dục cho học sinh trân trọng và tôn kính những vị anh hùng dân
tộc. Có những nhận xét đúng đắn về trách nhiệm của triều đình Huế.
- 3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân
trong học tập và trong cuộc sống.
- Giao tiếp và hợp tác: Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản
thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác
khi gặp khó khăn trong học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết
phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Tinh thần k/c của nhân dân, quá trình xâm lược của thực
dân Pháp ở Bắc Kì.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thấy rõ được âm mưu xâm lược của thực dân
Pháp, vai trò đấu tranh của nhân dân chống Pháp. Thái độ của Nhà Nguyễn.
- Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Biết nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1 GV:
- Bản đồ hành chính Việt Nam cuối thế kỷ XIX.
2 HS: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật: HĐ nhóm, HĐ cá nhân, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, miền Tây Nam Kì
như thế nào?
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
- Sau năm 1867, hai lần thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì. Nhân dân kiên
quyết kháng chiến còn triều đình Huế thì do dự, tiếp tục cắt đất cầu hoà. Hiệp ước Pa-
tơ-nốt (6/6/1884) được kí kết, chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà
Nguyễn.
* HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
GV: Sau khi chiếm xong 3 tỉnh Miền
Đông..Pháp tiến hành thiết lập bộ máy
cai trịnhằm biến thành bàn đạp tấn
công Căm pu chia và chiếm 3 tỉnh Miền
Tây Nam Kỳ.
HS: Đọc mục in nhỏ sgk T119.
? Thực dân Pháp đã dùng những biện
pháp gì để ổn định tình hình Nam Kỳ ?
? Trong khi Pháp đang mở rộng xâm
lược thì chính sách đối nội và đối ngoại
của triều đình ra sao ?
GV: - Vơ vét tiền của nhân dân để ăn
chơi và bồi thường chiến phí.
- Kinh tế công nghiệp xa sút.
- Tài chính thiếu hụt.
- Binh lực suy yếu.
- Nhân dân cơ cực.
- Mâu thuẫn xã hội sâu sắc.
- Triều đình tiếp tục thương lượng với
Pháp.
GV: Sơ kết, chuyển ý.
GV: Dùng bản đồ hành chính việt Nam
cuối thế kỷ XIX để minh hoạ quá trình
bành chướng xâm lược của thực dân
Pháp.
? Thực dân Pháp kéo quân ra Bắc trong
hoàn cảnh nào ?
I. Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần
thứ nhất cuộc kháng chiến ở Hà Nội
và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ.
1. Tình hình việt Nam trước khi pháp
đánh chiếm Bắc Kỳ.
* Thực dân pháp.
- Xây dựng bộ máy cai trị có tổ chức
quân sự:
- Đẩy mạnh bóc lột tô thuế.
- Cướp đoạt ruộng đất.
- Mở trường đào tạo tay sai.
* Triều đình nhà Nguyễn.
- Thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại
phản động , nhu nhược.
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ
lần thứ nhất (1873).
a. Nguyên nhân.
- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem
tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải
phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào
gây rối ở Hà Nội.
? Chiến sự ở Bắc Kỳ diễn ra như thế
nào?
GV: Dùng bản đồ thực dân Pháp Xâm
lược Bắc Kỳ lần thứ I để minh hoạ..
HS: Theo dõi bản đồ. 1 học sinh khá
trình bày bản đồ.
? Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông
gấp nhiều lần quân địch mà không thắng
chúng ? (HS K - G)
- Vì quân triều đình không chủ động tấn
công địch, trang thiết bị lạc hậu.
? Sau khi chiếm được Hà Nội, thực dân
Pháp đã làm gì ?
GV: Sơ kết, chuyển ý.
HS: Đọc mục in nhỏ sgk T120.
? Hãy trình bày cuộc kháng chiến của
nhân dân Hà Nội 1873 ?
GV: Ngay từ khi quân Pháp kéo đến Hà
Nội nhân dân đã anh dũng đứng lên
kháng chiến (những người yêu nước).
? Trong thời kỳ này, quân dân Hà Nội
lập nên chiến thắng điển hình nào ?
GV: Minh họa thêm sgk.
? Em hãy cho biết phong trào kháng
chiến tại các tỉnh Bắc Kỳ trong (1873 -
1874) ?
? Cho biết nội dung của điều ước 1874?
GV giải thích thêm: Vì điều ước này,
thực tế nước ta đã trở thành xứ bảo hộ
của Pháp.
? Tại sao nhà Nguyễn lại ký điều ước
1874 ? (HS K - G)
HS: Thảo luận nhóm.
GV: Kết luận.
- Vì sự nhu nhược của nhà Nguyễn.
- Vì tư tưởng chủ hoà để bảo vệ quyền
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử
Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.
b. Diễn biến.
- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng
đánh chiếm thành Hà Nội -> Hải Dương,
Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh
đồng bằng Bắc Kỳ (1873 - 1874).
a. Tại Hà Nội.
- Khi quân Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân
ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu
ở Ô Thanh Hà (Quan Chưởng).
- Ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại
ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết.
b. Tại các tỉnh Bắc Kỳ.
- Pháp vấp phải sự kháng cự của nhân dân
ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành
ở Thái Bình, Nam Định...
c. Điều ước 15/3/1874.
* Nội dung:
- Quân Pháp rút khỏi Bắc Kỳ.
- Nhà Nguyễn cắt 6 tỉnh Nam Kỳ cho
Pháp.
lợi của giai cấp và dòng họ.
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn
đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội,
đối ngoại như thế nào?
• A. Vơ vét tiền của nhân dân
• B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “ bế quan tỏa cảng”.
• C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.
• D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.
Câu 2: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?
• A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862.
• B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.
• C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.
• D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.
Câu 3: Trận đánh gãy được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?
• A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
• B. Trận đánh địch ở Thanh Hoá.
• C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở cầu Giấy (Hà Nội).
• D. Trận phục kích của quân ta ở ngoại thành Nội.
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.
Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp
ước Giáp Tuất 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
- HS: Thảo luận nhóm, trình bày, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là một sự tính toán thiếu cẩn thận của triều đình Huế, xuất
phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, triều đình Huế trược dài trên
con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Chủ quyền dân tộc bị xâm hại
nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo.
+ So với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, Hiệp ước Giáp Tuất 1874 ta mất thêm 3 tỉnh
Nam Kì, mất thêm một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương
mại của Việt Nam
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Soạn tiếp mục II. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân Bắc Kì
tiếp tục kháng chiến trong những năm (1882 – 1884).
+ Âm mưu, diễn biến chính cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai của Pháp
1882.
+ Nêu những nét chính về cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương
khác ở Bắc Kì chống thực dân Pháp lần hai.
+ Nội dung cơ bản của Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Trường: PTDTBT THCS xã Khoen On
Tổ: Khoa học xã hội
Họ và tên giáo viên:
LÒ VĂN LẾCH
TÊN BÀI DẠY:
KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873 - 1884)
Môn học: Lịch sử; lớp: 8
Thời gian thực hiện: (2 tiết: 40)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Năm 1882 thực dân Pháp lại tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai.
- Nội dung của hiệp ước Hác - Măng 1883 và Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
- Lí giải được trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân kiên quyết
kháng chiến tới cùng, triều đình mang nặng tư tưởng “Chủ hoà” không vận động tổ
chức nhân dân kháng chiến nên nước ta đã rơi vào tay Pháp.
- Chứng minh đươc sự chống trả quyết liệt của nhân dân Hà Nội và các địa phương
khác ở Bắc Kì trước cuộc tấn công của thực dân Pháp.
- Phân tích được trách nhiệm của triều đình Huế đối với việc để mất nước vào tay
Pháp..
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Đọc trước bài ở nhà, trả lời các câu hỏi SGK.
- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày, hợp tác có hiệu quả trong quá trình thảo luận nhóm, đưa ra
ý kiến thảo luận nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của
nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay.
b. Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu lịch sử: Khai thác bài học trong SGK. Đưa ra nhận xét về quân Pháp tấn
công chiếm Bắc Kì lần thứ hai.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch
sử, phân tích đánh giá.
- Vận dụng KT- KN: Nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Giáo dục cho các em lòng yêu nước, trân trọng những chiến tích
chống giặc của cha ông, tôn kính anh hùng dân tộc hy sinh vì nghĩa lớn: Nguyễn Tri
Phương, Hoàng Diệu.
- Chăm chỉ: Hs tự ý thức vươn lên trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. GV:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bản đồ thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ hai.
2. HS:
- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các
câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến cuộc xâm lược của thực dân Pháp đối với đất nước ta.
- Tập thuyết trình trước lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU.
a, Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế
cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b, Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi
theo yêu cầu của giáo viên
c) Sản phẩm: HS trình bày miệng.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập: Bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong
SGK:
Pháp thực hiện chiếm Bắc Kì lần thứ nhất rồi chiếm những vùng đất nào?
Với mộng xâm lược của Pháp ngày càng mở rộng quân dân Hà Nội tiếp tục chống
giặc như thế nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau.
Dự kiến sản phẩm:
- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội -> Hải Dương, Hưng
Yên, Ninh Bình, Nam Định.
- Khi quân Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở Ô
Thanh Hà (Quan Chưởng).
- Ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi.
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm.
Bước 4. Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_tiet_37_den_50_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf