I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
Đánh giá kết quả học tập của HS đặc biệt là hệ thống kiến thức về khu vực Đông Nam Á, địa lí Việt Nam, địa lí tự nhiên Việt Nam.
2. Kĩ năng.
Rèn luyện, phát triển khả năng tư duy, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ.
HS có ý thức tự giác học bài.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực làm bài
II. CHUẨN BỊ.
GV: Đề kiểm tra
HS: Giấy kiểm tra, bút, thước, chì.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: cá nhân
2. Kĩ thuật:
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức.
2. Hình thức kiểm tra: Tự luận
3. Ma trận, đề kiểm tra, hướng dẫn chấm (tổ khảo thí)
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 30, 32 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày kiểm tra: /5/2020
Tiết 30: KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
Đánh giá kết quả học tập của HS đặc biệt là hệ thống kiến thức về khu vực Đông Nam Á, địa lí Việt Nam, địa lí tự nhiên Việt Nam.
2. Kĩ năng.
Rèn luyện, phát triển khả năng tư duy, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ.
HS có ý thức tự giác học bài.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực làm bài
II. CHUẨN BỊ.
GV: Đề kiểm tra
HS: Giấy kiểm tra, bút, thước, chì...
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: cá nhân
2. Kĩ thuật:
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức.
2. Hình thức kiểm tra: Tự luận
3. Ma trận, đề kiểm tra, hướng dẫn chấm (tổ khảo thí)
HĐ 3: Luyện tập
GV nhận xét ý thức làm bài của hs.
HĐ 4: Vận dụng:
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
Soạn trước bài mới: Đặc điểm các khu vực địa hình. theo câu hỏi sau
+Nêu đặc điểm 3 khu vực địa hình nươc ta
+So sánh điẻm giống và khác nhau cûa 2 đồng bằng:Sông Hồng và Sông Cửu long
Ngày soạn: 27/5/2020
Ngày giảng: 8A5: ..../5/2020
Tiết 32 - Bài 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH (tiếp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Thấy được sự phân hoá đa dạng, phức tạp của địa hình Việt Nam
- Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của các khu vực đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.
2. Kĩ năng.
Có kỹ năng đọc bản đồ, lược đồ địa hình Việt Nam để mô tả đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình nước ta.
3. Thái độ.
HS thêm yêu môn học hơn
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam .
HS: Đọc trước bài.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: cá nhân, vấn đáp, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày đặc điểm của khu vực địa hình đồi núi của nước ta.
3. Bài mới.
HĐ1: KĐ: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về đặc điểm của khu vực địa hình đồi núi của nước ta, tiết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về các khu vực địa hình còn lại.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2: (Nhóm - 20’)
? Kể tên các đồng bằng lớn ở nước ta.
GV yêu cầu hs thảo luận nhóm trong thời gian 3 phút.
? So sánh diện tích, địa hình của đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, các đồng bằng duyên hải Trung bộ.
- Các nhóm thảo luận.
GV gọi đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung, GV nhận xét và bổ sung.
2. Khu vực đồng bằng
Đồng bằng châu thổ
S. Hồng
Đồng bằng châu thổ
S. Cửu Long
Đồng bằng ven biển miền Trung
1. Diện tích
2. Địa hình
3. Đê
4. Hướng sử dụng.
DT: Gần 15.000 km2
- hình dạng Δ cân cao TB 15m
- Đê dài 2700 km.
Đắp đê ngăn nước mặn, mở diện tích canh tác.
DT: 40.000 km2
- Thấp, bằng phẳng, cao trung bình 2- 3m so với mực nước biển.
- Không có đê lớn để ngăn lũ.
- Sống chung với lũ, tăng cường thủy lợi, cải tạo đất, trồng rừng
DT: 15.000 km2
- Nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các mạch núi.
Hoạt động 3: (Cá nhân - 15’)
HS dựa vào H28.1 tìm hiểu
? Chiều dài bờ biển nước ta.
? Cho biết biển nước ta có mấy dạng chính? Đặc điểm từng dạng và hướng sử dụng.
? Yêu cầu hs lên bảng Tìm trên bản đồ vị trí vịnh Hạ Long, vịnh Cam Ranh, các bãi biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu, Hà Tiên.
? Vai trò của thềm lục địa đối với sự phát triển kinh tế
Cho đại diện HS phát biểu – GV chuẩn xác kiến thức
3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
- Bờ biển nước ta dài trên 3 260km, có 2 dạng chính :
+ Bờ biển bồi tụ
+ Bờ biển mài mòn (chân núi, hảỉ đảo từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu)
- Giá trị của bờ biển: Nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng biển, du lịch.
- Thềm lục địa: Mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, có nhiều dầu mỏ.
HĐ 3: Luyện tập
- Giáo viên và học sinh kết luận khái quát nội dung bài học.
? So sánh đặc điểm địa hình của 2 đồng bằng: đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long )
HĐ 4: Vận dụng:
? Yêu cầu hs lên bảng Tìm trên bản đồ vị trí vịnh Hạ Long, vịnh Cam Ranh, các bãi biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu, Hà Tiên.
? Vai trò của thềm lục địa đối với sự phát triển kinh tế
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
GV hd hs về nhà thực hiện:
- Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lúa của hai đồng bằng lớn nước ta.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
Học bài và nghiên cứu trước bài mới: Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_tiet_30_32_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.docx