Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần:

- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự

khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.

2. Phẩm chất. Tự tin, tự chủ, tự lập

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Ttự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải

quyết vấn đề.

b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh

thổ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên.

- Bản đồ tự nhiên châu Á

2. Học sinh.

- Tập bản đô, SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp Đàm thoại, trực quan, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm.

2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, sơ đồ tư duy.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Nguyên nhân làm cho khí hậu châu Á phân hóa đa dạng và phức tạp?

? Khí hậu gió mùa có các kiểu khí hậu nào?

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 8A1: 26/9; Lớp 8A2: 22/9 Tiết 3, Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần: - Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn. 2. Phẩm chất. Tự tin, tự chủ, tự lập 3. Năng lực a. Năng lực chung: Ttự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề. b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên. - Bản đồ tự nhiên châu Á 2. Học sinh. - Tập bản đô, SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp Đàm thoại, trực quan, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, sơ đồ tư duy. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Nguyên nhân làm cho khí hậu châu Á phân hóa đa dạng và phức tạp? ? Khí hậu gió mùa có các kiểu khí hậu nào? 3. Bài mới. Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG - GV chiếu ảnh 1 số con sông lớn ở châu Á. - Ngoài những con sông này, em còn biết thêm những con sông nào ở châu Á? - Em có biết gì về đặc điểm của các con sông ở châu Á? - GV giới thiệu bài. Hoạt động 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC,KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: (Cá nhân, 5 phút) - Gv yêu cầu Hs Q. sát H 1.2 SGK/5, cho biết: ? Nhận xét chung về mạng lưới và sự phân bố sông ngòi châu Á? - Hs lên bảng xác định vị trí các sông lớn ở châu Á. - Gv chuẩn kiến thức. 1. Đặc điểm sông ngòi. a. Đặc điểm. - Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê-Công, Ấn, Hằng) Nhưng phân bố không đều. - Chế độ nước khá phức tạp. Hoạt động 2: (Cá nhân/ nhóm, 15 phút) - Dựa vào thông tin SGK/10, cho biết: ? Sự phân bố sông ngòi châu Á? (Chia làm 3 khu vực) - Hs hoạt động nhóm. - Gv nêu yêu cầu: Dựa vào thông tin SGK/10+11, cho biết: ? Đặc điểm, các sông lớn ở các khu vực: Bắc Á; Đông Á - Đông Nam Á - Nam Á; Tây Nam Á - Trung Á? - Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung. - Hs lên bảng xác định các sông lớn trên lược đồ tự nhiên. - Gv chuẩn kiến thức. ? Nêu giá trị kinh tế của sông ngòi và hồ ở châu Á? ? Xác định các hồ nước mặn, ngọt của châu Á trên bản đồ treo tường? - Gv mở rộng: + Hồ Caxpi diện tích 371.000km2, sâu 995m, chứa khoảng 300 tỉ m3 nước. Rộng gấp 12 lần hồ Baican. + Hồ Baican là một hồ lớn của châu Á: Dài 636km, chiều ngang rộng 50 - 70km, diện tích hồ rộng 31.500 km2, chứa được lượng nước 23.000m3. ? Em có thể cho biết một số nhà máy thủy điện lớn ở Bắc Á? ? Em hãy liên hệ đến giá trị sông ngòi và hồ lớn ở Việt Nam? - Gv chuẩn KT Hoạt động 3: (Cá nhân, 10phút) - Gv yêu cầu Hs Q. sát H 3.1 SGK/11, cho biết: ? Châu Á có những đới cảnh quan tự nhiên nào? ? Tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn? ? Tên các cảnh quan thuộc khí hậu: Ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới? - Hs lên xác định các đới cảnh quản trên lược đồ treo tường. - Gv chuẩn xác, nhấn mạnh sự phân hóa cảnh quan từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây, ảnh hưởng của thay đổi khí hậu từ ven biển vào nội địa, thay đổi theo vĩ độ. b. Sự phân bố. + Bắc Á: Mạng lưới sông dày, mùa đông đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tuyết tan. + Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á có nhiều sông lớn, sông nhiều nước, nước lên xuống theo mùa. + Tây Nam Á và Trung Á: Rất ít sông, nguồn cung cấp nước cho sông là nước băng tan, lượng nước giảm dần về hạ lưu. - Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: Giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. 2. Các đới cảnh quan tự nhiên. - Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại: + Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới. + Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. + Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao. - Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: Do sự phân hoá đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu. Hoạt động 4: (Cá nhân, 10 phút) - Dựa vào vốn hiểu biết và bản đồ tự nhiên châu Á cho biết: ? Những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với sản xuất và đời sống? - GV chuẩn kiến thức, mở rộng. + Động đất ở Đường Sơn (TQ) năm 1976 làm thiệt hại > 1 triệu người được coi là trận động đất lớn nhất. + Gần đây nhất là động đất, sóng thần ở Thái Lan (10/ 2004) + Động đất ở Tứ Xuyên TQ 7/2008 gây thiệt hại lớn về người và của. + VN cũng nằm trong vùng động đất nhưng chủ yếu với cường độ nhỏ, không gây thiệt hại lớn 3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á. a. Thuận lợi. - Nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, trữ lượng lớn - Thiên nhiên đa dạng: Đất, nước, khí hậu, động thực vật rừng b. Khó khăn. - Địa hình khó khăn hiểm trở. - Khí hậu khắc nghiệt. - Thiên tai bất thường Hoạt động 3 LUYỆN TẬP ? Xác định các sông lớn của Châu Á? ? Nêu giá trị của sông ngòi? Hoạt động 4 VẬN DỤNG HS vẽ sơ đồ cây để khái quát đặc điểm khí hậu châu Á Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO sưu tầm ảnh và thông tin cụ thể về 1 số con sông lớn ở châu Á V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị bài 4 “Thực hành”. - Kẻ bảng SGK vào vở.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_3_song_ngoi_va_canh_quan_chau_a_tr.pdf