Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 19+20 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức.

 - Biết vị trí, giới hạn của khu vực Đông Nam Á.

 -Trình bày đặc điểm nổi bật về tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan).

 2. Kĩ năng.

 - Có kĩ năng quan sát tranh ảnh và nhận xét cảnh quan tự nhiên Đông Nam Á.

 - HS khá giỏi: Có kĩ năng phân tích biểu đồ, phân tích các mối quan hệ địa lí để giải thích các đặc điểm tự nhiên.

 3. Thái độ.

- HS yêu thích môn học hơn.

4. Định hướng phát triển năng lực

a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác

b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí.

II. CHUẨN BỊ.

 GV: Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á.

 Tranh ảnh các cảnh quan rừng nhiệt đới.

 HS: Đọc trước bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: cá nhân, vấn đáp, nhóm

2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ: (Nhận xét bài kiểm tra học kì I)

 3. Bài mới.

HĐ1: KĐ: GV treo bản đồ TN Châu Á, nhắc và chỉ các khu vực châu Á đã học, giờ hôm nay chúng ta đi tìm hiểu khu vực ĐNÁ chỉ chiếm diện tích khoảng 4,5 triệu Km2 nhưng lại có không gian gồm đất liền và hải đảo. Vậy đặc điểm TN của khu vực này như thế nào?

 

docx5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 87 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 19+20 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II Ngày soạn: 28/12/2019 Ngày giảng: 8A5: 30/12 (Lớp 8A7 chuyển đồng chí Loan từ tiết 19) Tiết 19 - Bài 14: ĐÔNG NAM Á- ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức. - Biết vị trí, giới hạn của khu vực Đông Nam Á. -Trình bày đặc điểm nổi bật về tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan). 2. Kĩ năng. - Có kĩ năng quan sát tranh ảnh và nhận xét cảnh quan tự nhiên Đông Nam Á. - HS khá giỏi: Có kĩ năng phân tích biểu đồ, phân tích các mối quan hệ địa lí để giải thích các đặc điểm tự nhiên. 3. Thái độ. - HS yêu thích môn học hơn. 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí. II. CHUẨN BỊ. GV: Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á. Tranh ảnh các cảnh quan rừng nhiệt đới. HS: Đọc trước bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: cá nhân, vấn đáp, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: (Nhận xét bài kiểm tra học kì I) 3. Bài mới. HĐ1: KĐ: GV treo bản đồ TN Châu Á, nhắc và chỉ các khu vực châu Á đã học, giờ hôm nay chúng ta đi tìm hiểu khu vực ĐNÁ chỉ chiếm diện tích khoảng 4,5 triệu Km2 nhưng lại có không gian gồm đất liền và hải đảo. Vậy đặc điểm TN của khu vực này như thế nào? HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: (Cá nhân - 10’) - HS dựa vào H1.2, H14.1 kết hợp kiến thức đã học xác định vị trí và giới hạn khu vực Đông Nam Á? ? ĐNÁ gồm những bộ phận nào? Tại sao có tên gọi như vậy? ? Xác định cực B - cực N, cực Đ- cực T thuộc nước nào ở Đông Nam Á. ? ĐNÁ là cầu nối giữa 2 châu lục và hai đại dương nào? Hoạt động 2: (Nhóm - 25’) GV chia lớp làm 2 nhóm. *Nhóm 1: Nghiên cứu địa hình, sông ngòi bán đảo Trung Ấn. ? Có mấy dạng địa hình, dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn. Tên các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng lớn. Phân bố ở đâu, hướng núi chính? ? Tên các con sông chính - nơi bắt nguồn - nơi đổ ra? *Nhóm 2: ? Dựa vào H1.2, H14.1 nghiên cứu địa hình, sông ngòi của quần đảo Mã Lai. ? Đặc điểm địa hình - sông ngòi ? Tại sao thường xảy ra động đất và núi lửa? - Đại diện các nhóm báo cáo. - Giáo viên nhận xét kết luận. ? HS dựa vào H14-1, 14-2 kết hợp nội dung SGK và kiến thức đã học: ? Nhận xét biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 2 địa điểm Pa-đăng và Y-an-gun: Cho biết mỗi biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào? ? Tìm vị trí các địa điểm đó trên bản đồ hình 14.1? ? Mô tả các loại gió thổi vào mùa hạ và mùa đông? ? Nơi xuất phát, hướng, tính chất? ? Đặc điểm khí hậu ĐNÁ- Khí hậu có ảnh hưởng gì đến tính chất chế độ nước sông ngòi? ? Tương ứng với kiểu khí hậu đó là kiểu rừng gì? 1. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á. - ĐNÁ gồm 2 phần: + Đất liền: Bán đảo Trung Ấn. + Hải đảo: Quần đảo Mã Lai. - ĐNÁ là cầu nối giữa Châu Á và Châu Đại Dương, giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương 2. Đặc điểm tự nhiên. a. Địa hình- Sông ngòi. *Bán đảo Trung ấn: - Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, hướng núi phức tạp. - Đồng bằng phù sa tập trung ở hạ lưu các sông lớn và ven biển. - Nhiều sông lớn: Mê Công, Xaluen, sông Hồng. *Quần đảo Mã lai: - Thường xuyên có động đất và núi lửa. - Sông nhỏ và ngắn. - Chứa nhiều tài nguyên khoáng sản quan trọng: quặng thiếc, kẽm, đồng than đá, dầu mỏ. b. Khí hậu và cảnh quan tự nhiên - ĐNÁ có khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi thành gió tây nam nóng, ẩm. - Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao xi bia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với đặc tính khô và lạnh. - Cảnh quan chủ yếu: Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh phát triển. HĐ 3: Luyện tập - Giáo viên và học sinh khái quát nội dung bài học. * Chọn ý đúng cho câu sau: Cảnh quan tự nhiên đặc trưng ở ĐNÁ là: A. Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh B. Rừng thưa Xavan cây bụi C. Rừng rụng lá theo mùa D. Hoang mạc và bán hoang mạc HĐ 4: Vận dụng ? Đặc điểm khí hậu ĐNÁ- Khí hậu có ảnh hưởng gì đến tính chất chế độ nước sông ngòi? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - GV yêu cầu hs về nhà trả lời câu hỏi sau: + Giải thích sự khác nhau của gió mùa mùa hạ và mùa đông + Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiến diện tích khu vực ĐNÁ V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: Về nhà học bài và đọc trước bài mới: Đặc điểm dân cư - Xã hội ĐNÁ Ngày soạn: 31/12/2019 Ngày giảng: 8A5:.../1/2020 Tiết 20 - Bài 15: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức. - HS trình bày được đặc điểm dân cư xã hội Đông Nam Á. - Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á. 2. Kĩ năng. - Phân tích bảng số liệu thống kê về dân số. 3. Thái độ. - HS yêu thích môn học hơn. 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí. II. CHUẨN BỊ. GV: Bản đồ dân cư Châu Á. Một số tư liệu tranh ảnh. HS: Học bài và đọc trước bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Cá nhân, vấn đáp, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á. 3. Bài mới. HĐ1: KĐ: ĐNÁ là cầu nối giữa 2 châu lục (Châu Á và Châu ĐD), với các đường giao thông dọc ngang trên biển và nằm giữa 2 quốc gia có nền văn minh lâu đời. Vị trí đó đã ảnh hưởng đến đặc điểm dân cư - XH các nước trong khu vực như thế nào? HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: (Nhóm - 20’) ? So sánh số dân, mật độ dân số trung bình qua bảng 15.1, tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm của khu vực ĐNÁ so với Châu Á và thế giới? ? Dựa vào H15-1 và bảng H15-2 hãy cho biết: ? ĐNÁ có bao nhiêu nước? ? Đọc tên các nước và thủ đô? - HS lên bảng đọc tên các nước và thủ đô. ? So sánh diện tích và dân số của nước ta với các nước trong khu vực? ? Quan sát H 6.1: ? Nhận xét về sự phân bố dân cư các nước Đông Nam Á.? Tại sao dân cư chủ yếu tập trung ở đồng bằng ven biển? Hoạt động 2: (Cặp - 20’) GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, hđ cặp theo nội dung sau: ? Vì sao dân cư trong khu vực có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất của người dân các nước ĐNÁ ? - Nét chung: Cùng trồng lúa nước, sử dụng trâu bò làm sức kéo. - Nét riêng: Tính cách, tập quán văn hoá từng dân tộc không trộn lẫn. ? Tình hình chính trị ĐNÁ có gì thay đổi từ trước đến nay? I. Đặc điểm dân cư. - ĐNÁ là khu vực đông dân, dân số tăng khá nhanh. - Dân cư tập trung đông đúc tại các đồng bằng và vùng ven biển. Dân số trẻ nên vừa là nơi có nguồn lao động dồi dào, vừa là một thị trường tiêu thụ lớn. Những yếu tố đó đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của khu vực.. II. Đặc điểm xã hội. - Đông Nam Á có các vịnh, biển ăn sâu vào đất liền tạo điều kiện cho các luồng di dân giữa đất liền và hải đảo, cho sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc, do đó các nước trong khu vực vừa có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất cũng như cùng trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo... - Tuy nhiên mỗi nước vẫn có những phong tục, tập quán, tín ngưỡng riêng tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của cả khu vực. - Vị trí là cầu nối và nguồn tài nguyên giàu có đã thu hút sự chú ý các nước đế quốc. - Hiện nay đa số các quốc gia trong khu vực theo chế độ cộng hòa. HĐ 3: Luyện tập - Giáo viên và học sinh khái quát nội dung bài học. - Khoanh tròn chữ cái đầu câu: Ý nào không phải là đặc điểm chung của hầu hết các nước ĐNÁ. a. Trồng lúa nước, gạo là nguồn lương thực chính b. Dân số tăng nhanh c. Dân cư trong khu vực có cùng ngôn ngữ d. Các nước lần lượt giành độc lập sau chiến tranh thế giới thứ 2 HĐ 4: Vận dụng Hoàn trong thời gian 1 phút về nêu tên và thủ đô của từng nước trong khục vực ĐNÁ, theo nhóm, nhóm nào hoàn thiện được nhiều đáp án nhất, đúng nhất giành chiến thắng. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - GV yêu cầu hs về nhà liên hệ đến Việt Nam về vấn đề dân cư, dân tộc Việt Nam. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi, bài tập cuối bài trong SGK trang 53. - Tìm hiểu trước bài mới: Về đặc điểm kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_1920_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.docx