Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 29, 30, 31 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU.

 1. Kiếm thức.

 - Hiểu và trình bày được các đặc điểm chính về tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội của các nước ĐNA.

 - Trình bày được số kiến thức mang tính chất tổng kết về địa lý tự nhiên và địa lý các châu lục.

 - Trình bày được đặc điểm về vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ Việt Nam, vùng biển, đặc điểm địa hình Việt Nam.

 2. Kĩ năng.

 Phát triển khả năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức, xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người.

 3. Thái độ.

 Nâng cao ý thức học của học sinh.

4. Định hướng phát triển năng lực

a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác

b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí.

II. CHUẨN BỊ.

 GV: Nội dung ôn tập.

 HS: Ôn tập kiến thức đã học.

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: cá nhân, vấn đáp,

2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài )

 3. Bài mới.

HĐ1: KĐ: GV nêu yêu cầu của tiết ôn tập.

HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 29, 30, 31 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/5/2020 Ngày giảng: 8A5:.... /5/2020 Tiết 29: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU. 1. Kiếm thức. - Hiểu và trình bày được các đặc điểm chính về tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội của các nước ĐNA. - Trình bày được số kiến thức mang tính chất tổng kết về địa lý tự nhiên và địa lý các châu lục. - Trình bày được đặc điểm về vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ Việt Nam, vùng biển, đặc điểm địa hình Việt Nam. 2. Kĩ năng. Phát triển khả năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức, xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người. 3. Thái độ. Nâng cao ý thức học của học sinh. 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí. II. CHUẨN BỊ. GV: Nội dung ôn tập. HS: Ôn tập kiến thức đã học. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: cá nhân, vấn đáp, 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài ) 3. Bài mới. HĐ1: KĐ: GV nêu yêu cầu của tiết ôn tập. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ 1: (Cả lớp: 15’) ? Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội, kinh tế các nước ĐNA? Số dân ĐNA có thuận lợi - khó khăn gì cho phát triển kinh tế. ? Tại sao nền kinh tế các nước ĐNA phát triển nhanh song chưa vững chắc. ? Cơ cấu kinh tế các nước ĐNA đang có những thay đổi như thế nào. ? Thời gian ra đời và mục tiêu của Hiệp hội ĐNA. ? VN có thuận lợi, khó khăn gì trong quá trình hội nhập với các nước ĐNA? - GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả gv cho lớp nhận xét - GV nhận xét. Hoạt động 2: (Cả lớp- 15’) ? Trình bày vị trí, hình dạng diện tích phần đất liền, biển VN. ? Vị trí địa lí tự nhiên VN có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển KT – XH? ? Trình bày đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí tự nhiên. ? Trình bày đặc điểm vị trí, giới hạn và đặc điểm khí hậu hải văn của biển VN. ? Đặc điểm khoáng sản VN. ? Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta. Hoạt động 3: (Cá nhân- 10’) Bài 3 SGK - Tr 61, Bài 2 SGK – Tr 80 - GV gọi hs lên bảng làm bài. - Lớp nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, cho điểm nếu hs làm tốt. I. Đông Nam Á 1. Đặc điểm dân cư - xã hội ĐNA - ĐNÁ có 536 triệu người, chiếm 8,6% dân số thế giới, 14,2% dân số châu Á ( Năm 2002). - Dân số tăng nhanh, mật độ gấp 2 lần mật độ TB thế giới. - Ngôn ngữ phổ biến : Anh - Hoa - Mã lai - Có phong tục tập quán, sinh hoạt, sản xuất đa dạng và tương đồng 2. Đặc điểm KT các nước ĐNA - Phát triển khá nhanh nhưng chưa vững chắc là do việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng lúc, tác động từ môi trường bên ngoài. - Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi: Tỉ trọng nông nghiệp giảm,tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng. 3. Hiệp hội các nước ĐNA - Thành lập ngày 8/8/1967 - Mục tiêu: Thay đổi theo thời gian. Mục tiêu hiện nay: Giữ vững hoà bình, an ninh, ổn định khu vực, XD 1 cộng đồng hoà hợp, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội. - Tham gia vào ASEAN Việt Nam vừa có cơ hội để phát triển vừa gặp những thách thức rất lớn như sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội, sự phân biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ... cần phải vượt qua. II. Tự nhiên, con người VN 1. Vị trí giới hạn, hình dáng lãnh thổ VN a. Phần đất liền: Cực Bắc: Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang. Cực Nam: Đất Mũi, Ngọc hiển, Cà Mau. Cực Tây: Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên. Cực Đông: Vạn Thanh, Vạn Ninh, Khánh Hòa. b. Phần biển : Diện tích hơn 1 triệu km2, có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. c. Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí TN - Nằm ở nội chí tuyến - Gần trung tâm ĐNA - Cầu nối đất liền & biển, các nước ĐNA đất liền và biển. - Vị trí tiếp xúc các luồng gió mùa và sinh vật 2. Vùng biển Việt Nam a. Vị trí, giới hạn. - Biển Đông là một biển lớn có diện tích : 3.447.000 km2 là biển lớn tương đối kín, nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc. - Vùng biển Việt nam là một bộ phận của biển Đông, diện tích khoảng 1 triệu Km2 . b. Khí hậu, hải văn: * Đặc điểm khí hậu . - Gió trên biển manh hơn trên đất liền gây sóng cao. - Biển nóng quanh năm. - Mưa ở biển ít hơn đất liền. * Đặc điểm hải văn của Biển Đông. + Dòng biển: tương ứng 2 mùa gió - Dòng biển mùa đông: Hướng ĐB - TN - Dòng biển mùa hè: Hướng TN- ĐB - Độ muối TB : 30 - 33o/oo -Thuỷ triều phức tạp và độc đáo. 4. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản VN - Nhiều loại mỏ khoáng sản, nhưng chủ yếu là vừa và nhỏ - 1 số mỏ trữ lượng khá lớn: Apatít, than đá, bôxít, dầu mỏ. 5. Đặc điểm địa hình Việt Nam. - Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam - Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. - Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. III. Bài tập HS lên bảng làm bài HĐ 3: Luyện tập - Giáo viên và học sinh khái quát lại nội dung ôn tập. HĐ 4: Vận dụng: HS thực hiện làm bài tập HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: Yêu cầu hs về nhà liên hệ địa phương em đang sinh sống chủ yếu là đia hình gì. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: Học bài để giờ sau kiểm tra viết một tiết. Ngày soạn: 22/5/2020 Ngày giảng: 8A5:..../5/2020 Tiết 31 - Bài 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Thấy được sự phân hoá đa dạng, phức tạp của địa hình Việt Nam - Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi. 2. Kĩ năng. Có kỹ năng đọc bản đồ, lược đồ địa hình Việt Nam để mô tả đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình nước ta. 3. Thái độ. HS thêm yêu môn học hơn 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí. II. CHUẨN BỊ. GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam . HS: Đọc trước bài. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: cá nhân, vấn đáp, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm của địa hình Việt Nam ? Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào. 3. Bài mới. HĐ1: KĐ: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về đặc điểm địa hình Việt Nam, tiết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm các khu vực địa hình Việt Nam. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: (Nhóm - 35’) HS dựa vào H28.1 ? Khu vực đồi núi nước ta chia làm mấy vùng ? GV gọi hs chỉ trên bản đồ - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu hs thảo luận theo 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một vùng đòi núi, tron thời gia 5 phút. - GV gọi đại diện nhóm báo cáo, các nhóm bổ sung, gv nhận xét là chốt kiến thức. ? Đặc điểm từng vùng. Đại diện cặp phát biểu, các cặp khác bổ sung . GV chuẩn xác kiến thức. ? Vì sao Hoàng Liên Sơn được coi là đỉnh nóc của Việt Nam. ? Trường sơn bắc chạy theo hướng nào ? HS lên xác đinh vị trí của đèo Ngang, đèo Lao Bảo, đèo Hải Vân. ? Chỉ trên bản đồ đại lí tự nhiên Việt Nam các cao nguyên Kom Tum, Plâycu, Đắk Lắk. GV: Ngoài khu vực đồi núi , địa hình Việt Nam còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi Trung Du Bắc Bộ. 1. Khu vực đồi núi Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng + Vùng núi Đông Bắc: Là vùng đồi núi thấp, nằm ở Tả ngạn sông Hồng, nổi bật với các dãy núi hình cánh cung. Địa hình Cacxtơ khá phổ biển, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ. + Vùng núi Tây Bắc: Nằm ở giữa sông Hồng và sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. + Vùng núi Trường sơn Bắc từ sông Cả tới dãy Bạch Mã. Là núi thấp, có 2 sườn không đối xứng, có nhiều nhánh đâm ra biển. + Vùng núi và cao nguyên Trường sơn Nam là vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ ba dan phủ trên các cao nguyên rộng lớn... - Ngoài ra còn địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi Trung Du Bắc Bộ. HĐ 3: Luyện tập ? Trình bày đặc điểm của khu vực địa hình đồi núi của nước ta. HĐ 4: Vận dụng: - Quan sát bản đồ địa hình, tập Átlát địa hình. Hãy so sánh địa hình + Vung ĐB vơi vung TB + Vung TSB vơi vung TSN HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Gv yêu cầu hs về nhà liên hệ địa hình địa phương. ý nghĩa của địa hình. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: Học bài và nghiên cứu trước bài mới: Bài 29: (Mục 2,3)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_29_30_31_nam_hoc_2019_2020_truong.docx