Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 26+27 - Năm học 2020-2021 - Lò Văn Mừng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Kể tên được một số loại khoáng sản của nước ta.

- Chứng minh được Việt Nam là nước giàu khoáng sản nhưng giàu về chủng loại, phần lớn

các mỏ có trữ lượng nhỏ và vừa.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực;

giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Biết được sự đa dạng về các mỏ khoáng sản ở VN.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ khoáng sản VN, nhận xét sự phân bố các mỏ

khoáng sản ở nước ta. Xác định được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng khoáng sản trên

bản đồ.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích được những nguyên nhân làm cạn

kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản và nêu được hậu quả khi sử dụng lãng phí tài nguyên.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Đề xuất được những biện pháp bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

- Chăm chỉ: Biết được đặc điểm nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta.

pdf12 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 26+27 - Năm học 2020-2021 - Lò Văn Mừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 2 Trường: PTDTBT THCS Khoen On Tổ: KHXH Ngày dạy: 04/03: 8A3,4 Họ và tên giáo viên Lò Văn Mừng Tiết 26: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Kể tên được một số loại khoáng sản của nước ta. - Chứng minh được Việt Nam là nước giàu khoáng sản nhưng giàu về chủng loại, phần lớn các mỏ có trữ lượng nhỏ và vừa. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Biết được sự đa dạng về các mỏ khoáng sản ở VN. - Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ khoáng sản VN, nhận xét sự phân bố các mỏ khoáng sản ở nước ta. Xác định được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng khoáng sản trên bản đồ. - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích được những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản và nêu được hậu quả khi sử dụng lãng phí tài nguyên. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Đề xuất được những biện pháp bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên. - Chăm chỉ: Biết được đặc điểm nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV Bản đồ khoáng sản VN 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. b) Nội dung: 3 HS dựa vào kiến thức thực tế để kể tên các mỏ khoáng sản có ở nước ta. c) Sản phẩm: HS nêu được một số mỏ khoáng sản lớn như: Than, sắt, thiếc, đồng, chì, kẽm, mỏ dầu, mỏ khí, d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: Chia lớp ra làm 2 nhóm. Từng thành viên trong nhóm lên bảng ghi tên các mỏ khoáng sản có ở nước ta. Nhóm nào ghi được nhiều khoáng sản hơn trong 2 phút sẽ chiến thắng. Bước 2: HS thực hiện trò chơi trong 2 phút. Bước 3: GV tổng kết trò chơi. Chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tiềm năng khoáng sản Việt Nam (15 phút) a) Mục đích: - Chứng minh được Việt Nam là nước giàu khoáng sản nhưng giàu về chủng loại, phần lớn các mỏ có trữ lượng nhỏ và vừa. b) Nội dung: - HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi. • Nội dung chính: 1. VN là nước giàu tài nguyên khoáng sản: - Khoáng sản nước ta phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại, nhưng phần lớn các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn: Than,dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi: - Các mỏ khoáng sản chính ở nước ta: Than, dầu, khí, sắt, thiếc, vàng, đồng, đá quý, đất hiếm, bô xít, mangan, ti tan, cát, - HS xác định vị trí các mỏ khoáng sản trên lược đồ. - Nhận xét về thành phần và trữ lượng khoáng sản ở Việt Nam: Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng. Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ khoáng sản VN và trả lời các câu hỏi: - Kể tên các mỏ khoáng sản chính ở nước ta. - Xác định vị trí các mỏ khoáng sản trên lược đồ. - Hãy nhận xét về thành phần và trữ lượng khoáng sản ở Việt Nam? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 4 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản (15 phút) a) Mục đích: - Phân tích được những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản và nêu được hậu quả khi sử dụng lãng phí tài nguyên. - Đề xuất được những biện pháp bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên. b) Nội dung: - Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi. • Nội dung chính: III. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản a) Thực trạng - Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi - Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí. - Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường b) Biện pháp bảo vệ - Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. - Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta. c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi HS trả lời các câu hỏi theo cách hiểu của mình sau khi xem xong video. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS xem đoạn video về khai thác khoáng sản chưa hợp lí và trả lời các câu hỏi: - Nội dung video nói về vấn đề gì? - Nguyên nhân và hậu quả của vấn đề đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 3. Hoạt động: Luyện tập (10 phút) a) Mục đích: - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án. c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án. Các vùng mỏ chính Đáp án Các mỏ khoáng sản chính 1. Đông Bắc Bắc Bộ 1 – d a. Bô xít ( Lâm Đồng, Đăk Lăk) cao lanh 5 ( Lâm Đồng) 2. Tây Bắc 2 - b b. Đồng ( Sơn La), Vàng Mai Sơn ( Hoà Bình) 3. Bắc Trung Bộ 3 – e c. Than nâu, mỏ khí tự nhiên ( ĐBSH); Than bùn ( ĐBSCL) 4. Tây Nguyên 4 – a d. Mỏ sắt Trại Cau ( Thái Nguyên); than đá Cẩm Phả ( Quảng Ninh), thiết Tĩnh Túc ( Cao Bằng) 5. Các đồng bằng 5 – c e. Crôm Cổ Định ( Thanh Hoá), sắt Thạch Khê ( Hà Tĩnh), đá quý Quỳ Châu ( Nghệ An), thiếc Quỳ Hợp ( Nghệ An) d) Cách thực hiện: Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và hoàn thành câu hỏi sau: Nối các ô ở cột Các vùng mỏ chính với các ô ở cột Các mỏ khoáng sản chính cho phù hợp Các vùng mỏ chính Đáp án Các mỏ khoáng sản chính 1. Đông Bắc Bắc Bộ 1 - a. Bô xít ( Lâm Đồng, Đăk Lăk) cao lanh ( Lâm Đồng) 2. Tây Bắc 2 - b. Đồng ( Sơn La), Vàng Mai Sơn ( Hoà Bình) 3. Bắc Trung Bộ 3 - c. Than nâu, mỏ khí tự nhiên ( ĐBSH); Than bùn ( ĐBSCL) 4. Tây Nguyên 4 - d. Mỏ sắt Trại Cau ( Thái Nguyên); than đá Cẩm Phả ( Quảng Ninh), thiết Tĩnh Túc ( Cao Bằng) 5. Các đồng bằng 5 - e. Crôm Cổ Định ( Thanh Hoá), sắt Thạch Khê ( Hà Tĩnh), đá quý Quỳ Châu ( Nghệ An), thiếc Quỳ Hợp ( Nghệ An) Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm. Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về khoáng sản VN b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ. 6 c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Qua tìm hiểu thực tế, hãy xác định những nguyên nhân là cạn kiệt tài nguyên khoáng sản của nước ta và lấy ví dụ về một loại khoáng sản cụ thể. Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét. Trường: PTDTBT THCS Khoen On Tổ: KHXH Ngày dạy: 05/03: 8A3; 6/3: 8A4 Họ và tên giáo viên Lò Văn Mừng TIẾT 27: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình VN - Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp. - Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau. - Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc - đông nam. - Hai hướng chủ yếu của địa hình là tây bắc - đông nam và vòng cung. - Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích lát cắt địa hình Việt Nam để chỉ ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình. - Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ, lược đồ Địa hình Việt Nam để hiểu và trình bày một số đặc điểm chung của địa hình, mô tả đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta. 7 - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Nhận xét tác động của con người tới địa hình qua tranh ảnh thực tiễn. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Giữ gìn, bảo vệ trạng thái ban đầu địa hình của địa phương mình đang ở. - Chăm chỉ: Phân tích các đặc điểm chính của địa hình Việt Nam. - Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của địa hình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ địa hìnhViệt Nam - Lát cắt địa hình 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. b) Nội dung: HS quan sát tranh và nêu tên các dạng địa hình ở nước ta c) Sản phẩm: HS nêu được các dạng địa hình: núi, đồng bằng, ven biển, d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giáo viên giới thiệu các hình ảnh yêu cầu học sinh nhận biết các hình ảnh thể hiện điều gì về đặc điểm địa hình nước ta? Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình. Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 8 2.1. Hoạt động 1: Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam (12 phút) a) Mục đích: Sử dụng bản đồ, lược đồ Địa hình Việt Nam để hiểu và trình bày một số đặc điểm chung của địa hình, mô tả đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta b) Nội dung: - HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi. • Nội dung chính: I. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam - Địa hình Việt Nam đa dạng, trong đó quan trọng nhất là bộ phận đồi núi chiếm ¾ diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp . - Đồi núi chạy từ Tây Bắc đến Đông Nam Bộ dài 1400 km tạo thành cánh cung hướng ra biển Đông . - Địa hình đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi - Nước ta có 2 dạng địa hình chủ yếu là đồi núi và đồng bằng. - Dạng địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn. - Đặc điểm từng dạng địa hình: + Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển Đông chạy dài 1400m + Đồng bằng thấp, phân bố ven biển - Địa hình có thuận lợi – khó khăn: + Thuận lợi: phát triển đa dạng các ngành kinh tế ở từng dạng địa hình. + Khó khăn: chịu nhiều thiên tai, ngập lụt, địa hình bị chia cắt. - Nguyên nhân tạo nên sự đa dạng của địa hình: sự vận động kiến tạo địa chất từ giai đoạn cổ kiến tạo đến hiện nay. - HS xác định đỉnh núi Phanxipăng và đỉnh Ngọc Linh trên lược đồ địa hình VN. - Các nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển: Tam Điệp, Hoành Sơn, Bạch Mã, - Đồng bằng nước ta chiếm ¼ diện tích lãnh thổ. Phân bố chủ yếu ven biển, hạ lưu các con sông lớn. HS xác định trên bản đồ các đồng bằng lớn: ĐBCSL và ĐBSH. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi: - Cho biết nước ta có mấy dạng địa hình? - Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn? 9 - Nêu đặc điểm từng dạng địa hình? - Địa hình có thuận lợi – khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội ? - Địa hình đa dạng, phong phú – nguyên nhân chủ yếu nào tạo nên sự đa dạng của địa hình? - Tìm trên hình 28.1, đỉnh núi Phanxipăng và đỉnh Ngọc Linh - Tìm các nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta ? - Đồng bằng nước ta chiếm diện tích như thế nào? Phân bố? Xác định trên bản đồ các đồng bằng lớn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau ( 12 phút) a) Mục đích: - Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau. - Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc - đông nam. - Hai hướng chủ yếu của địa hình là tây bắc - đông nam và vòng cung. - Phân tích lát cắt địa hình Việt Nam để chỉ ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình. b) Nội dung: - Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi. • Nội dung chính: II. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau - Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa + Hướng nghiêng của địa hình nước ta là tây bắc- đông nam (thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông ngòi) + Hai hướng chủ yếu của địa hình là: tây bắc – đông nam ; vòng cung c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi - Lãnh thổ Việt Nam được tạo lập vững chắc ở giai đoạn Cổ kiến tạo. - Vận động Tân kiến làm địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau. 10 - Địa hình nước ta là địa hình già nâng cao trẻ lại: do núi được nâng lên cao hơn, các đồng bằng được san bằng thể hiện tính phân bậc địa hình rõ rệt. - HS xác định các vùng núi cao và các cao nguyên badan, các đồng bằng trẻ, phạm vi thềm lục địa trên lược đồ. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát , phân tích bảng số liệu và trả lời các câu hỏi: - Lãnh thổ Việt Nam được tạo lập vững chắc ở giai đoạn nào? - Vận động Tân kiến tạo ảnh hưởng như thế nào đến địa hình nước ta? - Vì sao nói địa hình nước ta là địa hình già nâng cao trẻ lại ? - Xác định các vùng núi cao và các cao nguyên badan, các đồng bằng trẻ, phạm vi thềm lục địa ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người (10 phút) a) Mục đích: Biết được địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. b) Nội dung: - Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi. • Nội dung chính: III. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người - Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm ( đất, đá trên bề mặt bị phong hóa mạnh mẽ, các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn,...) - Sự khai phá của con người làm cho địa hình bị biến đổi mạnh mẽ ( xây dựng đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,...) c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi. - Địa hình nước ta bị biến đổi do những nhân tố: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và sự tác động của con người. - Một số hang động nổi tiếng ở nước ta: Phong Nha, Sơn Đoong, * Nhóm 1, 3: hoàn thành bảng sau 11 Tác động Ảnh hưởng Khí hậu và dòng nước Đất, đá trên bề mặt bị phong hóa mạnh mẽ, các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn,... * Nhóm 2, 4: Tác động Ảnh hưởng Con người đến địa hình xây dựng đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,... d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm: - Địa hình nước ta bị biến đổi do những nhân tố nào? - Em hãy kể tên một số hang động nổi tiếng ở nước ta? * Nhóm 1, 3: hoàn thành bảng sau Tác động Ảnh hưởng Khí hậu và dòng nước * Nhóm 2, 4: Tác động Ảnh hưởng Con người đến địa hình Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. * Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì ? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì ? Gây ra hiện tượng lũ bùn, lũ ống, lũ quét, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Bảo vệ rừng sẽ bảo vệ được cuộc sống của người dân. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án. 12 c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV cho HS quan sát lược đồ và lần lượt kể tên các dạng địa hình nước ta ( đồng bằng, núi, cao nguyên) Bước 2: HS có 2 phút kể tên các dạng địa hình. Bước 3: GV mời các HS tham gia kể tên. GV chốt lại kiến thức của bài. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về địa hình Việt Nam b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm hiểu địa phương em có những địa hình nào và địa hình nào chiếm diện tích lớn. Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_2627_nam_hoc_2020_2021_lo_van_mung.pdf
Giáo án liên quan