Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 21+22 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức.

 - HS trình bày được các nước ĐNÁ có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa vững chắc.

- Ngành nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chính tuy nhiên ở một số nước, công nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng.

 - Giải thích được các đặc điểm của kinh tế ĐNÁ.

* THMT: Biết quá trình phát triển kinh tế chưa đi đôi với việc bảo vệ môi trường của nhiều nước Đông Nam Á Đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại.

 2. Kĩ năng.

 Phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế với vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường của các nước Đông Nam Á.

 3. Thái độ.

 Có ý thức bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực

a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác

b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí.

II. CHUẨN BỊ.

 GV: Bản đồ kinh tế các nước Đông Nam Á.

 HS: Học bài và đọc trước bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: cá nhân, vấn đáp, nhóm

2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ:

? Trình bày đặc điểm dân cư khu vực Đông Nam Á.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 85 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 21+22 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/1/2020 Ngày giảng: 8A5: ..../1/2020 Tiết 21 - Bài 16: ĐẶC ĐIỂM KINH CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức. - HS trình bày được các nước ĐNÁ có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa vững chắc. - Ngành nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chính tuy nhiên ở một số nước, công nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng. - Giải thích được các đặc điểm của kinh tế ĐNÁ. * THMT: Biết quá trình phát triển kinh tế chưa đi đôi với việc bảo vệ môi trường của nhiều nước Đông Nam Á Đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại. 2. Kĩ năng. Phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế với vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường của các nước Đông Nam Á. 3. Thái độ. Có ý thức bảo vệ môi trường. 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí. II. CHUẨN BỊ. GV: Bản đồ kinh tế các nước Đông Nam Á. HS: Học bài và đọc trước bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: cá nhân, vấn đáp, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày đặc điểm dân cư khu vực Đông Nam Á. 3. Bài mới. HĐ1: KĐ: Hơn 30 năm qua các nước Đông Nam Á đã có những nỗ lực lớn để thoát khỏi nền kinh tế lạc hậu. Ngày nay ĐNÁ được thế giới biết đến như một khu vực có những thay đổi đáng kể trong kinh tế xã hội. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động: 1 (Nhóm - 20’) ? Nửa đầu thế kỉ XX hầu hết các nước ĐNÁ có nền kinh tế như thế nào. HS dựa vào bảng Bảng16-1 kết hợp với kiến thức đã học thảo luận theo nhóm: Nhóm 1: Cho biết tình trạng tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á giai đoạn 1990-1996? (Những nước nào có mức tăng đều và những nước nào có mức tăng không đều). Nhóm 2: Cho biết tình trạng tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á giai đoạn 1998 (Nước nào kinh tế phát triển kém hơn năm trước? Nước nào có mức tăng, giảm không lớn.) Vì sao tại sao lại có đặc điểm như vậy. ? Tại sao VN năm 1998 mức tăng trưởng giảm tuy nhiên không lớn. - Việt Nam ít bị ảnh hưởng do kinh tế chưa quan hệ rộng với các nước bên ngoài. Nhóm 3: Cho biết tình trạng tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á trong năm 2000: + Những nước nào đạt mức tăng trên 6%. + Những nước nào đạt mức tăng dưới 6%. + So sánh với mức tăng bình quân của thế giới. - GV cho các nhóm thảo luận, đại diện nhóm báo cáo. ? Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng? ? Tại sao nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển nhanh song chưa vững chắc. ? Để phát triển kinh tế vững chắc ta phải làm như thế nào. ? Bản thân các em đang là hs ngồi trên ngế nhà trường các em cần làm gì để góp phần vào việc phát triển nền kinh tế của nước ta được vững chắc. Hoạt động: 2 (Nhóm - 18’) Dựa vào bảng 16.2 cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia . - Đại diện các nhóm điền vào bảng 1. Nền kinh tế của các nước ĐNA phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc. - Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào việc sản xuất lương thực. - Trong thời gian qua nền kinh tế các nước Đông Nam Á tăng trưởng khá nhanh, song chưa vững chắc. + Do khủng hoảng tài chính năm 1997 tại Thái Lan. + Do việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển... - Để phát triển kinh tế một cách vững chắc đồng thời đi đôi với việc bảo vệ môi trường. 2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi. Quốc gia Tỉ trọng % Cam pu chia Lào Philippin Thái Lan Nông nghiệp giảm: 18,5% giảm: 8,3 giảm: 9,1 giảm: 12,7 Công nghiệp tăng: 9,3 tăng: 8,3 giảm: 7,7 tăng: 11,3 Dịch vụ tăng : 9,2 không tăng, không giảm tăng: 16,8 tăng: 1,4 ? Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước ĐNA? ? Cho hs nghiên cứu lược đồ H16-1? ? Nhận xét sự phân bố của cây công nghiệp, cây lương thực? ? Nhận xét sự phân bố của các ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm? ? Nhìn chung sự phân bố của các ngành CN cho thấy những hạn chế gì cần khắc phục. (Mới chỉ chủ yếu phát triển ở các vùng ven biển đồng bằng nơi có điều kiện thuận lợi. Trong nội địa chưa được quan tâm khai thác). - Các nước Đông Nam Á đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh quá trình CN hoá. - Nông nghiệp: + Cây lươg thực phân bố ở các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển của hầu hết các quốc gia. + Cây công nhiệp là cao su, cà phê, mía... tập trung trên các cao nguyên. - Công nghiệp: + Luyện kim: Có ở Việt Nam, Mi – an ma, Phi -lít – pi, Thái Lan, In – đô - nê – xi - a, thường ở các trung tâm công nghiệp gần biển. + Chế tạo máy: Có ở hầu hết các quốc gia và chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp gần biển do thuận tiện cho việc nhập nguyên liệu cũng như xuất sản phẩm đã được chế biến. - Nhìn chung các ngành kinh tế mới chỉ tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng châu thổ hoặc ven biển, nơi có các điều kiện thuận lợi. HĐ 3: Luyện tập - Giáo viên và học sinh kết luận khái quát nội dung bài học. - Hoc sinh đọc chữ đỏ trong SGK. ? Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành CN hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc? ? Chỉ tiêu bản đồ các khu vực phân bố công nghiệp và nông nghiệp? ? ĐNÁ có những ngành CN nào là chủ yếu? HĐ 4: Vận dụng ? Bản thân các em đang là hs ngồi trên ngế nhà trường các em cần làm gì để góp phần vào việc phát triển nền kinh tế của nước ta được vững chắc. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: Yêu cầu hs về nhà tìm hiểu về kinh tế Việt Nam trong năm 2019 có gì biến động. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Hướng dẫn về nhà: Dựa vào câu hỏi SGK để học bài. Nghiên cứu trước bài mới: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN ). Ngày soạn: 07/1/2020 Ngày giảng: 8A5: ..../1/2020 Tiết 22 Bài 17: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần: - HS trình bày được một số đặc điểm nổi bật về hiệp hội các nước Đông Nam Á. + Phân tích tư liệu, số liệu ảnh để biết được: Sự ra đời và phát triển về số lượng các thành viên của hiệp hội các nước ĐNA, mục tiêu hoạt động của hiệp hội. + Các nước đạt được những thành tựu đáng kể trong kinh tế một phần do hợp tác thuận lợi và một số thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập hiệp hội. 2. Kĩ năng. Rèn kĩ năng khai thác biểu đồ để rút ra kiến thức. 3. Thái độ. HS thêm yêu môn học hơn. 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí. II. CHUẨN BỊ. GV: Bản đồ các nước Đông Nam Á, một số tư liệu tranh ảnh. HS: Học bài và đọc trước bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: cá nhân, vấn đáp, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Vì sao các nước ĐNA tiến hành CN hoá nhưng KT phát triển chưa vững chắc? 3. Bài mới. HĐ1: KĐ: Hiệp hội các nước đông Nam Á được thành lập ngày mùng 8/8/1967. Việc thành lập ASEAN tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế của các nước trong khu vực phát triển. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: (Cá nhân - 10’) ? Cho HS quan sát H17-1, cho biết 5 nước đầu tiên tham gia hiệp hội các nước ĐNA? ? Những nước nào tham gia sau VN? ? Hoàn cảnh của Việt Nam? ? Mục tiêu của hiệp hội đầu tiên là gì, và mục tiêu đó đã thay đổi như thế nào? Hoạt động 2: (Nhóm - 15’) - GV cho hs thảo luận nhóm nhỏ theo các nội dung câu hỏi sau. ? Điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác phát triển kinh tế là gì? - Vị trí gần đường giao thông. - Truyền thống văn hoá. - Lịch sử văn hoá. - Con người để hợp tác. ? Dựa vào H17.2 cho biết trong tam giác tăng trưởng kinh tế Xi - giô - ri đã đạt được kết quả của sự hợp tác phát triển như thế nào? ? Vậy sự hợp tác đã tạo ra kết quả gì? - Cho HS nghiên cứu bảng 17-1 để thấy được sự chênh lệch về thu nhập rất lớn giữa Xingapo và Brunây với các nước khác? ? Khó khăn của các nước ĐNA gặp phải là gì (Thiên tai ). ? Theo em các nước cần phải làm gì để cùng phát triển. Hoạt động 3: (Cả lớp - 10’) - HS đại trà mục 3 gv hướng dẫn hs về nhà tìm hiểu. * HSKG Cho HS đọc đoạn văn và cho biết : ? Những lợi ích của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với các nước Asean là gì? ? Em hãy liên hệ thực tế đất nước? Nêu một vài ví dụ trong trường hợp này. ? Trong quá trình hợp tác các thuận lợi cơ bản của Việt Nam là gì? - Về quan hệ mậu dịch. + Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước Asean khá cao. + Về hợp tác phát triển kinh tế (Dự án phát triển bảo vệ sông Mê kông). 1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á. - Năm 1967: 5 nước đầu tiên tham gia vào hiệp hội các nước ĐNA: Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Philipin. - Nước Việt Nam gia nhập hiệp hội ĐNA vào năm 1995 (28.7.1995) => Các nước trong hiệp hội hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện và tôn trọng chủ quyền của từng quốc gia để cùng phát triển. 2. Hợp tác để phát triển kinh tế và xã hội. - Các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi về tài nguyên, VH, XH để hợp tác phát triển KT. - Sự hợp tác đã đem lại kết quả trong kinh tế, VH, XH mỗi nước. 3. Việt Nam trong ASEAN. - Tham gia vào Asean Việt Nam vừa có cơ hội để phát triển vừa gặp những thách thức rất lớn như sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội, sự phân biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ... cần phải vượt qua. HĐ 3: Luyện tập - Giáo viên và học sinh kết luận khái quát nội dung bài học. ? Hướng dẫn BT3 sgk vẽ biểu đồ. HĐ 4: Vận dụng GV hướng dẫn hs trả lời nội dung sau dựa vào nội dung bài học. ? Cho biết những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi ra nhập Asean. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: ? Em hãy liên hệ thực tế kinh tế đất nước ta khi ra nhập Asean ? Nêu một vài ví dụ trong trường hợp này. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Hướng dẫn về nhà: Học và trả lời câu hỏi SGK. - Ngiên cứu trước bài mới: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Campuchia.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_2122_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.docx