Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 19+20 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần

1. Kiến thức:

- Biết được vị trí, giới hạn của khu vực Đông Nam Á.

- HSKG. Trình bày được đặc điểm về tự nhiên (điạ hình, khí hậu, sông ngòi và

cảnh quan).

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ để nhận biết kiến thức.

- Rèn kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên để giải thích một số đặc

điểm về khí hậu, chế độ nước sông và cảnh quan của khu vực

3. Thái độ:

Có ý thức chăm chỉ học tập, tích cực trong thảo luận nhóm.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực: Giao tiếp, hợp tác, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ.

b. Năng lực đặc thù: Tự tin, tự chủ

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á, bảng phụ.

2. HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm.

2. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

- GV chiếu video giới thiệu về ĐNA.

? Qua tìm hiểu thực tế, em hãy giới thiệu những điều m biết về khu vực ĐNA?

- HS giới thiệu. GV giới thiệu bài.

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 19+20 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8A. 03/01/2020 8B. 03/01/2020 Tiết 19 - Bài 14 ĐÔNG NAM Á - ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần 1. Kiến thức: - Biết được vị trí, giới hạn của khu vực Đông Nam Á. - HSKG. Trình bày được đặc điểm về tự nhiên (điạ hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan). 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ để nhận biết kiến thức. - Rèn kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên để giải thích một số đặc điểm về khí hậu, chế độ nước sông và cảnh quan của khu vực 3. Thái độ: Có ý thức chăm chỉ học tập, tích cực trong thảo luận nhóm. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực: Giao tiếp, hợp tác, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ. b. Năng lực đặc thù: Tự tin, tự chủ II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á, bảng phụ. 2. HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV chiếu video giới thiệu về ĐNA. ? Qua tìm hiểu thực tế, em hãy giới thiệu những điều m biết về khu vực ĐNA? - HS giới thiệu. GV giới thiệu bài. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung HĐ 1. Vị trí giới hạn của kv ĐNA: - PP: Vấn đáp, trực quan - KT: Đặt câu hỏi - NL: Sử dụng bản đồ * BĐTN ĐNA GV chỉ vị trí của ĐNA trên lược đồ. ? ĐNA gồm mấy bộ phận? ? Xác định vị trí giới hạn khu vực ĐNA trên lược đồ? - HS lên bảng xác định các điểm cực Bắc, Nam Tây, Đông của khu vực ĐNA. 1. Vị trí giới hạn của khu vực ĐNA: - Đông Nam Á gồm 2 bộ phận: + Phần đất liền: Bán đảo Trung ấn + Hải đảo: Quần đảo Mã Lai (tên gọi chung cho Quần đảo Philippin và Inđônêxia) ? Cho biết Đông Nam Á là "cầu nối" giữa hai đại dương và châu lục nào? ? Phân tích ý nghĩa vị trí của khu vực? - GV. Tổng kết trên lược đồ. + Cực Bắc: 28,50B thuộc Mi-an-ma. + Cực Nam: 10,50N thuộc đảo Ti-mo. + Cực Đông: 1400Đ đảo Niu-ghi-nê. + Cực Tây: 920Đ thuộc Mi-an-ma. - Khu vực là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và TBD, giữa châu Á và châu Đại Dương. => VTĐL ảnh hưởng sâu sắc tới KH, cảnh quan kvực, có ý nghĩa lớn về KT và quân sự. * HĐ 2. Đặc điểm tự nhiên ĐNA: - PP: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp - KT: Thảo luận nhóm, chỉ bản đồ - NL: Sử dung bản đồ, giao tiếp, hợp tác... - GV tổ chức TL nhóm (8 nhóm) ? Dựa vào H14.1 nhận xét sự phân bố các núi, cao nguyên và đồng bằng ở phần đất liền và đảo của kvực ĐNA? - GV. Chia lớp làm 6 nhóm mỗi nhóm thảo luận 1 nội dung theo hệ thống các câu hỏi trong phiếu học tập. - HS thảo luận, hoàn thiện phiếu HT. (1). Địa hình – Nhóm1,2. ? Những dạng ĐH chủ yếu của ĐNÁ ? ? Đ.điểm ĐH 2 kvực lục địa và hải đảo? ? Nét nổi bật đặc điểm, phân bố, giá trị các đồng bằng? (2). Khí hậu – Nhóm 3,4. ? Quan sát H14.1 Nêu các hướng gió ở ĐNÁ vào mùa hạ và mùa đông? ? Nhận xét biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 2 địa điểm tại H14.2 cho biết chúng thuộc đới, kiểu khí hậu nào? vị trí các địa điểm đó trên H14.1. (3) Sông ngòi – Nhóm 5,6. ? Đặc điểm sông ngòi trên bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã lai? ? Xác định vị trí 5 sông lớn trên H14.1 nơi bắt nguồn, hướng chảy của sông, các biển, vịnh nơi nước sông đổ vào? ? Giải thích nguyên nhân chế độ nước? (4) Đặc điểm cảnh quan – Nhóm 7,8. 2. Đặc điểm tự nhiên: ? Đặc điểm nổi bật của cảnh quan ĐNA? ? Giải thích về rừng rậm nhiệt đới? - HS. Đại diện các nhóm trình bày - HS nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV. Tổng kết bằng bảng phụ- nội dung kiến thức chuẩn. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á Đặc điểm Bán đảo Trung Ấn (đất liền) Quần đảo Mã Lai (Hải đảo) 1. Địa hình - Nhiều núi cao (chủ yếu là đồi núi hướng B - N, TB – ĐN) và các cao nguyên thấp. - Các thung lũng sông chia cắt mạch ĐH - Đồng bằng phù sa màu mỡ, giá trị kinh tế lớn tập trung dân đông. - Hệ thống núi hướng vòng cung, Đ - T, ĐB – TN. Có nhiều núi lửa. - Đồng bằng rất nhỏ, hẹp ven biển. 2. Khí hậu - Nhiệt đới gió mùa, bão về mùa hè – thu (Y-an-gun). - Xích đạo và nhiệt đới gió mùa (Pa-đăng) bão nhiều. 3. Sông ngòi - Có 5 con sông lớn, bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc; chảy hướng Bắc – Nam và TB- ĐN; đổ ra biển An-đa-man vịnh Thái Lan, biển Đông; nguồn cung cấp nước chính là nước mưa nên chế độ nước theo mùa; hàm lượng phù sa nhiều. (S.Mê Công là sông lớn nhất, dài 4500 km) - Sông ngắn, dốc, chế độ nước điều hoà, ít giá trị giao thông, có giá trị thuỷ điện. 4. Cảnh quan - Rừng nhiệt đới, rừng thưa rụng lá vào mùa khô, xavan. - Rừng rậm bốn mùa xanh tốt. - GV giải thích thêm: Gió mùa mùa hạ của ĐNA xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam vượt qua xích đạo, đổi hưởng thành gió tây nam nóng ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực. Còn vào mùa đông, ở ĐNA có gió mùa mùa đông với đặc tính khô lạnh thổi theo hướng đông bắc. HS lên bảng xác định các con sông lớn (I-ra-oa-đi, Xa-lu-en, Mê Công, S.Hồng, S.Mê Nam.) ? Sông Mê Công có ý nghĩa ntn đối với người dân VN ta? HS liên hệ. ? Dựa vào sgk và hiểu biết bản thân cho biết khu vực ĐNÁ có nguồn tài nguyên quan trọng gì? ? Ở VN, nguồn dầu khí có ở nơi nào? Tác động ntn đến sự phát triển kinh tế đất nước? ? Điều kiện tự nhiên khu vực ĐNÁ có thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất và đời sống ntn? * Tài nguyên: giàu TNTN, quan trọng đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt. + Thuận lợi: Tài nguyên khoáng sản giàu có, khí hậu nóng ẩm rất thuận lợi - GV cho HS liên hệ đến những khó khăn của tự nhiên VN đối với sản xuất và đời sống. - GV chốt kiến thức. cho cây nông nghiệp nhiệt đới - tài nguyên nước, biển, rừng... + Khó khăn: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt, hạn hán, khí hậu nóng ẩm, sâu bệnh dịch... Ghi nhớ (sgk/50) Hoạt động 3. Luyện tập: - Xác định vị trí, giới hạn của khu vực ĐNA? ý nghĩa của vị trí của khu vực? - Sông Mê Công chảy qua những nước nào? Đổ ra biển nào? Cửa sông thuộc địa phận nước nào? Gợi ý: - Sông Mê Công dài 4500 km là con sông quốc tế. Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Tây Á) chảy qua nhiều quốc gia: Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Việt Nam. - Đổ ra biển Đông thuộc Thái Bình Dương. - Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam (ở Nam Bộ). Hoạt động 4. Vận dụng: - Viết bài báo cáo ngắn gọn về đặc điểm tự nhiên của ĐNA. Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng: - Tìm hiểu thêm các hiện tượng thiên tai phổ biến ở ĐNA, - Sưu tầm các clip, tranh ảnh về các hiện tượng thiên tai đó. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Chuẩn bị bài: Đặc điểm dân cư xã hội ĐNA (Đọc SGK, phân tích kênh hình và trả lời các câu hỏi trong bài) ...................................................... Ngày dạy: 8A. 05/01/2020 8B. 03/01/2020 Tiết 20 - Bài 15 ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của khu vực Đông Nam Á. - HSKG. Trình bày được đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của khu vực Đông Nam Á. 2. Kĩ năng: - Đọc được lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu trong bài học. 3. Thái độ: - Có tinh thần đoàn kết quốc tế. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; sử dụng bản đồ ... b. Năng lực đặc thù: Tự chủ, tự tin, trách nhiệm ... II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Bản đồ phân bố dân cư Châu Á; Bảng 15.1 sgk phóng to. 2. HS: SGK + vở ghi III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu Đông Nam á ? - Khí hậu khu vực Đông Nam á có đặc điểm gì nổi bật? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động GV chiếu 1 số hình ảnh dân cư ĐNA-> giới thiệu vào bài. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt * HĐ1. Đặc điểm dân cư: - PP: Vấn đáp, trực quan, hđ nhóm - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: Giao tiếp, hợp tác, sd bản đồ, tính toán, ? Đọc bảng số liệu 15.1, hãy so sánh số dân, mật độ dân số trung bình, tỉ lệ tăng dân số hàng năm của khu vực Đông Nam Á so với thế giới và châu Á? ? Nhận xét về đặc điểm dân số châu Á? * Thảo luận nhóm (theo bàn, 3/) ? Dân số đông đem lại thuận lợi và khó khăn gì? - Hs thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV liên hệ đặc điểm dân số VN * Sử dụng Lược đồ ĐNA + H 15.1 ? Dựa vào H15.1 và bảng 15.2 hãy 1. Đặc điểm dân cư: - Dân số: 536 triệu người (2002) chiếm 14,2% dân số châu á, 8,6% dân số thế giới. - MĐDS: Ngang với châu Á và gấp 2 lần MĐDS trung bình của thế giới. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn tỉ lệ của châu Á và thế giới. (1,5%) -> Là khu vực đông dân, dân số tăng nhanh + Thuận lợi: Dân só trẻ, 50% còn ở độ tuổi lao động là nguồn lao động lớn, thị trường tiêu thụ rộng + Khó khăn: Giải quyết việc làm cho người lao động, bình quân đầu người thấp gây nhiều tiêu cực phức tạp cho xã hội. cho biết ĐNA có bao nhiêu nước? ? Kể tên các nước và thủ đô từng nước? - HS lên bảng chỉ lược đồ vị trí các nước và đọc tên thủ đô các nước (chủ yếu nằm gần hoặc ven biển) ? Hãy so sánh diện tích, dân số của VN với các nước trong khu vực? ? Nghiên cứu cá nhân sgk, cho biết những ngôn ngữ nào được dùng phổ biến trong các quốc gia ở ĐNA? - Liên hệ ngôn ngữ của VN -> tự hào dân tộc khi có ngôn ngữ riêng, song cũng là khó khăn cho giao lưu trong khu vực. * Bản đồ phân bố dân cư châu Á ? Nhận xét sự phân bố dân cư các nước ĐNA? * KT động não: ? Giải thích sự phân bố đó? (Do địa hình, khí hậu, giao thông thuận lợi sinh hoạt, sản xuất) ? Dân cư ĐNA thuộc những chủng tộc nào? Hs nhớ lại kiến thức lớp 7, miêu tả đặc điểm nhận dạng của 2 chủng tộc này. ? Người Việt Nam thuộc chủng tộc nào? - Tiểu kết * HĐ 2. Đặc điểm xã hội: - PP: Vấn đáp, hđ nhóm - KT: Chia nhóm, đặt câu hỏi - NL: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, hợp tác, giao tiếp, .... - GV tổ chức thảo luận nhóm (6 nhóm): Nhóm 1,2,3: 1. Những nét tương đồng giữa các nước ĐNA trong sinh hoạt, sản xuất? Vì sao có nét tương đồng đó? 2. Những nét tương đồng ấy tạo thuận lợi gì cho sự ptriển của các nước ĐNA? - So sánh: Diện tích của VN tương đương với với phi lip pin, Ma-lai-xi-a, gấp 3 lần dân số Mai-lai-xi-a và tương đương với dân số Phi-lip-pin. - Ngôn ngữ được dùng phổ biến trong khu vực là: Tiếng Anh, Hoa và Mã lai - Dân cư ĐNA tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và các đồng bằng châu thổ. - Dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc Môn- gô-lô-it, Ô-xtra-lô-it. * ý 1/GN/53 2. Đặc điểm xã hội: - Những nét tương đồng: + Cùng nền văn minh lúa nước + Cùng lịch sử đấu tranh giành độc lập Nguyên nhân: Do vị trí cầu nối và nguồn tài nguyên giàu có của ĐNA cùng với nền Nhóm 4,5,6: 1. Những nét riêng trong ngôn ngữ, tín ngưỡng, ptục của các nước ở ĐNA? (Kể tên các tôn giáo, ngôn ngữ, lễ hội của các quốc gia ĐNA) 2. Những nét riêng đó tạo ra đặc điểm gì cho nền văn hóa ĐNA? 3. Tìm nét riêng trong vhóa người Việt? - HS các nhóm thảo luận, đại diện báo cáo, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt kt, mở rộng. ? Nhận xét gì về văn hoá của các nước ĐNA? - KL chung văn minh lúa nước, môi trường nhiệt đới gió mùa đã tạo nên những nét tương đồng trong sinh hoạt và sản xuất của người dân các nước ĐNA. -> Thuận lợi hợp tác toàn diện. - Mỗi nước có nét riêng về ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục (sgk) - Nét riêng trong ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục của các nước tạo nên nền văn hoá ĐNA đa dạng, giàu bản sắc. - Nét riêng trong văn hóa người Việt: thờ Mẫu, hát Xoan, hát chầu văn, * ý 2/GN/53 Hoạt động 3. Luyện tập: - BT 2 sgk/53: Thống kê các nước ĐNA theo diện tích từ nhỏ đến lớn, theo dân số từ ít đến nhiều. Việt Nam nằm ở vị trí nào? HS dựa vào thông tin bảng 15.2 sgk để làm bài. - HS vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm dân cư – xã hội ĐNA. Hoạt động 4. Vận dụng: - Sưu tầm tranh ảnh về phong tục, tín ngưỡng của các nước ở ĐNA, tạo thành bộ ảnh ĐNA chung của cả lớp. Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng: - Tìm hiểu thêm các bài viết về tình hình dân cư hiện nay của ĐNA (số dân theo thống kê mới nhất, mức gia tăng dân số của các nước ĐNA hiện nay, đời sống của dân cư). V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Học thuộc bài, làm hết các bài tập - Chuẩn bị bài: Đặc điểm kinh tế các nước ĐNA + Đọc SGK, phân tích kênh hình; Trả lời các câu hỏi .........................................................................

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_1920_nam_hoc_2019_2020_truong_ptdt.pdf