Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 17+18 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đặc điểm tự nhiên châu Á (Vị trí địa lí, địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan).

- Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á.

2. Phẩm chất

- Học sinh có ý thức học tập bộ môn đúng đắn và tự nhận thức được khả năng học tập của chính mình.

- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập

3. Định hướng năng lực

a) NL chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tự học.

b) NL chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, lược đồ, năng lực phán đoán, so sánh, tổng kết vấn đề, năng lực vẽ biểu đồ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Nội dung ôn tập học kỳ 1, Máy chiếu

2. Học sinh: Ôn bài, thước kẻ, com pa, bút chì

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm, DH hợp đồng, luyện tập thực hành.

2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, động não.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn đinh tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của các nhóm. (Mỗi nhóm có đủ 4 phiếu báo cáo)

- Kiểm tra vở viết của HS (HS chuẩn bị cá nhân 4 phiếu)

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. GV phố biến luật chơi, thời gian chơi:

- Mỗi dãy bàn là 1 đội, các đội thi: ghi lên bảng những từ, cụm từ ngắn gọn gọi tên những đơn vị kiến thức mà mình đã được tìm hiểu trong môn địa lí 8 từ đầu HK1. (Ví dụ: vị trí địa lí châu Á, )

- HS tham gia trò chơi. GV nhận xét, đánh giá, giới thiệu bài ôn tập.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 17+18 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: /12/2020 Tiết 17: ÔN TẬP HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đặc điểm tự nhiên châu Á (Vị trí địa lí, địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan). - Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á. 2. Phẩm chất - Học sinh có ý thức học tập bộ môn đúng đắn và tự nhận thức được khả năng học tập của chính mình. - Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập 3. Định hướng năng lực a) NL chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tự học. b) NL chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, lược đồ, năng lực phán đoán, so sánh, tổng kết vấn đề, năng lực vẽ biểu đồ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nội dung ôn tập học kỳ 1, Máy chiếu 2. Học sinh: Ôn bài, thước kẻ, com pa, bút chì III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm, DH hợp đồng, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, động não. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn đinh tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của các nhóm. (Mỗi nhóm có đủ 4 phiếu báo cáo) - Kiểm tra vở viết của HS (HS chuẩn bị cá nhân 4 phiếu) 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. GV phố biến luật chơi, thời gian chơi: - Mỗi dãy bàn là 1 đội, các đội thi: ghi lên bảng những từ, cụm từ ngắn gọn gọi tên những đơn vị kiến thức mà mình đã được tìm hiểu trong môn địa lí 8 từ đầu HK1. (Ví dụ: vị trí địa lí châu Á,) - HS tham gia trò chơi. GV nhận xét, đánh giá, giới thiệu bài ôn tập. Hoạt động 2. Luyện tập Hoạt động của GV – HS Nội dung 1. Ôn tập phần lý thuyết - GV: Đưa ra hệ thống câu hỏi - HS: Trao đổi nhóm viết ra giấy, báo cáo (10p) + Nhóm 1,2: Câu hỏi 1,2,3 + Nhóm 3,4: Câu hỏi 4,5,6 + Nhóm 5,6: Câu hỏi 7,8 Câu1: Nêu những đặc điểm nổi bật về địa hình của Châu Á? Câu 2: Tại sao khí hậu Châu Á có sự phân hóa đa dạng và phức tạp? Câu 3: a. Hãy kể tên các đới khí hậu ở châu Á? Trình bày sự khác nhau giữa khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa? b. Vì sao Châu Á lại có sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng, các khu vực? Câu 4: Trình bày biết đặc điểm sông ngòi châu Á? Câu 5. Tại sao nói các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp? Câu 6: Trình bày đặc điểm dân cư - xã hội Châu Á? Câu 7: Châu Á là nơi ra đời của những tôn giáo nào? Câu 8: Vì sao Châu Á là một châu lục đông dân? Hệ thống kiến thức A) Lý thuyết Câu 1 * Đặc điểm địa hình Châu Á: - Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. - Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông- tây hoặc gần đông- tây và bắc- nam hoặc gần bắc- nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp. - Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm. Câu 2:* Sự phân hóa đa dạng và phức tạp của khí hâu Châu Á: - Khí hậu Châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau. + Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. - Các đới khí hậu Châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. + Do lãnh thổ mở rộng, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. - Trên các núi và sơn nguyên cao khí hậu còn thay đổi theo chiều cao. Câu 3: a. Các đới khí hậu ở châu Á - Đới khí hậu cực và cận cực; đới khí hậu ôn đới; đới khí hậu cận nhiệt; đới khí hậu nhiệt đới; đới khí hậu xích đạo. - Sự khác nhau giữa khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa Khí hậu gió mùa: có hai mùa rõ rệt trong năm + Mùa đông có gió thổi từ nội địa thổi ra,không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. + Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa,thời tiết nóng ,ẩm và có mưa nhiều. Khí hậu lục địa: - Khô lạnh về mùa đông, nóng khô về mùa hạ - Lượng mưa trung bình thay đổi từ 200 – 500mm, độ bốc hơi rất lớn, độ ẩm không khí luôn luôn thấp. b. Do châu Á: - Có kích thước rộng lớn. - Địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển Câu 4: * Đặc điểm sông ngòi: - Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn. VD: Sông Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công,... - Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp: + Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn, hướng chảy từ nam lên Bắc. mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài, mùa xuân băng tan, nước sông dâng lên nhanh, thường gây lũ lớn. + Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Sông nhiều nước cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. + Tây Nam Á và Nam Á là khu vực có khí hậu lục địa khô hạn, sông ngòi kém phát triển. Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là do băng tuyết tan. - Các sông ở Bắc Á có giá trị về giao thông, thủy điện. Ở các khu vực khác: sông cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Câu 5:* Sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp vì: - Các sông ở Bắc Á: Mạng lưới dày đặc, các sông lớn chảy theo hướng từ nam lên bắc. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là tuyết và băng tan. - Các sông ở Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á: Mạng lưới sông dày đặc có nhiều sông lớn. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là mưa. - Các sông ở Tây Nam Á, Trung Á: Mạng lưới sông ngòi kém phát triển. Nguồn cung cấp nước do tuyết và băng tan. Câu 6:* Đặc điểm dân cư- xã hội Châu Á: - Dân số đông nhất thế giới, chiếm 61% dân số thế giới. - Dân số tăng nhanh thứ hai sau châu phi. - Mật độ dân cư trung bình cao hơn so với thế giới. - Dân cư phân bố không đều: tập trung chủ yếu ở đồng bằng ven biển, thưa thớt ở vùng núi, hoang mạc... - Dân cư thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-ít. - Văn hóa đa dạng, nhiều tôn giáo lớn. Câu 7: - Châu Á là nơi ra đời của 4 tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo Phật giáo Hồi giáo Thiên chúa giáo ( Ki-Tô giáo) Câu 8: * Châu Á là một châu lục đông dân vì: - Phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới. - Châu Á có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. - Phần lớn các nước châu Á nông nghiệp vẫn là ngành chính nên cần nhiều lao động. Nhiều nước còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn khá phổ biến. Hoạt động 3. Luyện tập Bài tập 1: Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Quốc gia Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Nhật Bản 1,5 32,1 66,4 a. Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP của Nhật Bản? b. Nhận xét? Bài tập 2: Dựa vào bảng số liệu sau: Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 2007” (Đơn vị: %) Năm Ngành 2007 Nông nghiệp 20,3 Công nghiệp 40,4 Dịch vụ 39,3 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước năm 2007? b. Nhận xét? Hoạt động 4: Vận dụng - Vẽ sơ đồ tư duy khái quát ngắn gọn kiến thức trọng tâm ôn tập. Hoạt động 5: Tìm tòi phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm đọc thêm thông tin về một số giải pháp để ổn định vấn đề dân số của châu Á. trên mạng, sách báo V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Yêu cầu về ôn tập lại toàn bộ kiến thức cơ bản về Châu Á. - Hoàng thiện bài tập 2 - Chuẩn bị tiết 1: Ôn tập HKI tiếp + Thước kẻ, com pa, máy tính .......................................................................................... Ngày dạy: /12/2020 Tiết 1: ÔN TẬP HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Vẽ và nhận xét biểu đồ cột 2. Phẩm chất - Học sinh có ý thức học tập bộ môn đúng đắn và tự nhận thức được khả năng học tập của chính mình. - Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập (vẽ biểu đồ, báo cáo ) 3. Định hướng năng lực a) NL chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tự học. b) NL chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, lược đồ, năng lực phán đoán, so sánh, tổng kết vấn đề, năng lực vẽ biểu đồ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nội dung ôn tập học kỳ 1, Máy chiếu 2. Học sinh: Ôn bài, thước kẻ, com pa, bút chì III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm, DH hợp đồng, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, động não. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn đinh tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của các nhóm. (Mỗi nhóm có đủ 4 phiếu báo cáo) - Kiểm tra vở viết của HS (HS chuẩn bị cá nhân 4 phiếu) 3. Bài mới - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. GV phố biến luật chơi, thời gian chơi: - Mỗi dãy bàn là 1 đội, các đội thi: Ghi lên bảng những từ, cụm từ ngắn gọn gọi tên những đơn vị kiến thức mà mình đã được tìm hiểu trong môn địa lí 8 từ đầu HK1. (Ví dụ: vị trí địa lí châu Á,) - HS tham gia trò chơi. GV nhận xét, đánh giá, giới thiệu bài ôn tập. Hoạt động 2: Luyện tập: Hoạt động của GV – HS Nội dung 1. Bài tập - GV: Yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ biểu đồ hình cột và cách nhận xét - HS: Cá nhân (2p) trả lời, mời bạn nhận xét - GV: Nhận xét và lưu ý cho HS - GV: Đưa ra một số bài tập yêu cầu HS hoàn thiện và vở - HS: Hoàn thiện vào vở - GV: Quan sát, giúp đỡ HS yếu, nhận xét chấm điểm bài vẽ tốt 1. Bài tập (phụ lục) Bài 1: Cho bảng số liệu sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số quốc gia Đông Nam Á năm 2001 (đơn vị USD). Quốc gia GDP/Người Campuchia Lào In-đô-nê-xi-a Phi-lip-pin Việt Nam 280 317 680 930 415 a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số quốc gia Đông Nam Á năm 2001. b. Nhân xét. Hướng dẫn trả lời a. Vẽ biểu đồ. - Vẽ biểu đồ hình cột; đảm bảo tỉ lệ, thẩm mĩ. - Có biểu diễn: Số liệu, đơn vị hai trục; kí hiệu GDP/ người, chú giải. - Tên biểu đồ: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số quốc gia Đông Nam Á năm 2001. b. Nhận xét - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số quốc gia Đông Nam Á không đồng đều. - Phi-lip-pin là quốc gia có bình quân đầu người cao nhất (930 USD), Campuchia là quốc gia có bình quân đầu người thấp nhất (280 USD). Hoạt động 3. Luyện tập Bài tập 1: Cho bảng số liệu: tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và năm 2000 (đơn vị: %). Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1990 2000 1990 2000 1990 2000 38,7 24,3 22,7 36,6 38,6 39,1 a. Vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 1990 và 2000. b. Nhận xét. - HS cá nhân (1p) - GV sử dụng 1 số câu hỏi vừa cho HS trả lời trong thời gian phút Hoạt động 4. Vận dụng - Vẽ sơ đồ tư duy khái quát ngắn gọn kiến thức trọng tâm ôn tập. Hoạt động 5: Tìm tòi phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm đọc thêm thông tin về một số giải pháp để ổn định vấn đề dân số của châu Á. trên mạng, sách báo V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Yêu cầu về ôn tập lại toàn bộ kiến thức cơ bản về Châu Á. - Chuẩn bị tiết 2: Ôn tập học kì I tiếp, thước, com pa, bút chì

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_1718_nam_hoc_2020_2021_tong_thi_qu.doc
Giáo án liên quan