Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 17: Ôn tập học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức trong học kì 1 về các nội dung:

+ Đặc điểm tình hình: Phát triển kinh kế xã hội của các nước Châu Á.

+ Khu vực: Tây Nam Á, Nam Á. Điều kiện tự nhiên khu vực Đông Á.

+ Hướng dẫn học sinh về nhà ôn tập theo nội dung tiết 7 và tiết 15.

2. Kĩ năng:

- Phân tích, tổng hợp kiến thức.

- Vẽ biểu đồ hình tròn, cột.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

4. Định hướng năng lực:

a) Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề

b) Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, tranh ảnh.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bảng phụ, đồ dùng dạy học.

2. Học sinh: Ôn tập các nội d ung đã học trong học kì I.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm

2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội khu vực Đông Á

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 17: Ôn tập học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8A. 03/12/2019 8B. 03/12/2019 Tiết 17: ÔN TẬPHỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức trong học kì 1 về các nội dung: + Đặc điểm tình hình: Phát triển kinh kế xã hội của các nước Châu Á. + Khu vực: Tây Nam Á, Nam Á. Điều kiện tự nhiên khu vực Đông Á. + Hướng dẫn học sinh về nhà ôn tập theo nội dung tiết 7 và tiết 15. 2. Kĩ năng: - Phân tích, tổng hợp kiến thức. - Vẽ biểu đồ hình tròn, cột. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề b) Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, tranh ảnh. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ, đồ dùng dạy học. 2. Học sinh: Ôn tập các nội d ung đã học trong học kì I. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội khu vực Đông Á. 3. Bài mới: (gtb) HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động: Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * HĐ 1. - Phương pháp: Dạy học trực quan, nhóm - Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, đặt câu hỏi. ? Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu Á hiện nay? I. Lý thuyết: 1. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á: - Sau chiến tranh thế giơus thứ 2, đặc biệt trong nửa cuối thế kỉ xx, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, song sự phát triển giữa các nước và các vùng lãnh thổ không đồng đều. + Nhật Bản... + Một số nước và vùng lãnh thổ... + Một số nước đang phát triển tốc độ công nghiệp hóa nhanh... ? Nêu biểu hiện chứng tỏ trình độ phát triển kinh tế của các nước châu Á? * HĐ 2. ? Nêu tình hình phát triển nông nghiệp ở các nước ở châu Á? ? Nêu tình hình phát triển công nghiệp ở các nước ở châu Á? * HĐ 3. ? Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực TNA? ? Trình bày đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị của các nước TNA? * HĐ 4. ? Khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào? Nêu sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á. Giải thích tại sao sự khác nhau về lượng mưa như vậy? ? Nêu tóm tắt về vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của khu vực Nam Á? ? Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền? + Một số nước đang phát triển, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất... + Ngoài ra còn một số nước như Bru-nây... - Một số nước tuy thuộc loại nước nông- công nghiệp.... - Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia....( SGK/T23). - Bảng 7.2(SGK/T22). 2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các nước xã hội ở châu Á: - Tình hình phát triển nông nghiệp ở các nước ở châu Á: + Lúa gạo, mì, ngô là những cây lương thực quan trọng ở châu Á. + Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, chủ yếu được trồng trên các đồng bằng màu mỡ. Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới 2003. + Châu Á nổi tiếng với các loại cây công nghiệp như chè, bông, cà phê... Ấn Độ, Trung Quốc, VN, Thái Lan là những nước đạt được kết quả vượt bậc về sản xuất lương thực. - Các vật nuôi của châu Á đa dạng: + Trâu, bò, lợn, gà, vịt ...được nuôi nhiều ở vùng ẩm ướt. + Dê, bò, ngựa, cừu được nuôi ở vùng khí hậu tương đối khô hạn + Ở vùng khí hậu lạnh, vật nuôi quan trọng nhất là tuần lộc. - Tình hình phát triển công nghiệp ở các nước ở châu Á: (SGK/T 27). 3. Khu vực TNA: - SGK/T 30, 31. 4. Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á: * Nam Á có 3 miền địa hình chính: - Phía bắc là hệ thống núi Hi - ma - lay - a hùng vĩ. + Hướng tây bắc - đông nam + Dài gần 2600 km, bề rộng trung bình từ 320 – 400km. - Phía nam là sơn nguyên Đê - can tương đối thấp và bằng phẳng. * HĐ 5. ? Nêu đặc điểm dân cư của Nam Á? ? Trình bày đặc điểm kinh tế xã hội của Nam Á? ? Cho biết khu vực nào đông dân nhất châu Á. Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở khu vực Nam Á? ? Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở khu vực Nam Á? * HĐ 6. ? Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của khu vực Đông Á? ? Trình bày đặc điểm khí hậu và cảnh quan của khu vực Đông Á? ? Kể tên các núi và sơn nguyên, bồn địa và những đồng bàng lớn, các sông lớn ở châu Á? HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP * HĐ 7. - GV hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ theo số liệu bảng 11.2 và rút ra nhận xét? + Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông. - Ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A - ráp đến bờ vịnh Ben - gan, dài hơn 3000km, bề rộng từ 250 - 350 km. 5. Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á: - Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở khu vực Nam Á: + Nhận xét: Dân cư phân bố không đều, tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn như đồng bằng sông Hằng, dải đồng bằng ven biển dưới chân Gát Tây và Gát Đông, khu vực sườn nam Hi-ma-lay-a. + Giải thích: Sự phân bố dân cư không đều do nhiều nguyên nhân khác nhau như điều kiện tự nhiên (địa hình, lượng mưa), do tính chất của ngành sản xuất( các đồng bằng trồng lúa nước tập trung đông dân cư). 6. Đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Á: II. Bài tập: a. Vẽ biểu đồ: b. Nhận xét: Hoạt động 4. Vận dụng - Xác định các khu vực của Châu Á trên bản đồ? - Trình bày đặc điểm từng khu vực? - Chuẩn bị ôn lại các kiến thức được ghi chép, các phép tính mật độ dân số một nơi, tỉ lệ % dân số 1 nơi so với thế giới , châu lục và xem các lược đồ tự nhiên. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Hướng dẫn học sinh về học theo tết 7 và tiết 15. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Về nhà ôn lại toàn bộ các bài đã được học từ đầu năm đến nay. - Về học bài cũ, chuẩn bị tiết sau ôn tập tiếp. Ngày dạy: 8A. 05/12/2019 8B. 04/12/2019 TIẾT 1: ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiếp) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được những đặc điểm nổi bật về địa hình của Châu Á. - Giải thích được khí hậu Châu Á có sự phân hóa đa dạng và phức tạp. - Kể tên các đới khí hậu ở châu Á. So sánh sự khác nhau giữa khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. Châu Á lại có sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng, các khu vực. 2. Kỹ năng: - Xác định trên bản đồ, lược đồ châu Á. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề b) Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bảng phụ, đồ dùng học tập. 2. HS: Học bài III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trực quan, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động: Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: - Phương pháp: Dạy học trực quan, nhóm - Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, đặt câu hỏi. * HĐ 1. Bài Tập 1: - GV yêu cầu học sinh khái quát lại nội dung lý thuyết. - HS nhắc lại bài. - GV chốt lại. Câu1: Nêu những đặc điểm nổi bật về địa hình của Châu Á? Hướng dẫn trả lời * Đặc điểm địa hình Châu Á: - Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. - Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông- tây hoặc gần đông- tây và bắc- nam hoặc gần bắc- nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp. - Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm. * HĐ 2. Bài Tập 2: Câu 2: Tại sao khí hậu Châu Á có sự phân hóa đa dạng và phức tạp ? Hướng dẫn trả lời * Sự phân hóa đa dạng và phức tạp của khí hâu Châu Á: - Khí hậu Châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau. + Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. - Các đới khí hậu Châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. + Do lãnh thổ mở rộng, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. - Trên các núi và sơn nguyên cao khí hậu còn thay đổi theo chiều cao. * HĐ 3. Bài Tập 3: Câu 3: a. Hãy kể tên các đới khí hậu ở châu Á? Trình bày sự khác nhau giữa khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa? b. Vì sao Châu Á lại có sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng, các khu vực? Hướng dẫn trả lời a. Các đới khí hậu ở châu Á - Đới khí hậu cực và cận cực; đới khí hậu ôn đới; đới khí hậu cận nhiệt; đới khí hậu nhiệt đới; đới khí hậu xích đạo. - Sự khác nhau giữa khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa Khí hậu gió mùa: có hai mùa rõ rệt trong năm + Mùa đông có gió thổi từ nội địa thổi ra,không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. + Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa,thời tiết nóng ,ẩm và có mưa nhiều. Khí hậu lục địa: - Khô lạnh về mùa đông, nóng khô về mùa hạ - Lượng mưa trung bình thay đổi từ 200 – 500mm, độ bốc hơi rất lớn, độ ẩm không khí luôn luôn thấp. b. Do châu Á: - Có kích thước rộng lớn. - Địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển Hoạt động 4. Vận dụng: - GV yêu cầu học sinh học thuộc bài. - HS học bài. - GV kiểm tra kết quả học của học sinh. Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng: - Hiểu và thuộc nội dung bài học. - Hệ thống lại kiến thức. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Học bài cũ. Chuẩn bị tiết 2. + Nêu được đặc điểm sông ngòi châu Á. - Đặc điểm dân cư - xã hội Châu Á. - Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tại. .............................................................................

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_17_on_tap_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_20.pdf