Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 14: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Đông Á: Lãnh thổ gồm 2 bộ phận ( Đất liền và Hải đảo) có đặc điểm tự nhiên khác nhau.

2. Kỹ năng:

- Đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên Đông Á để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của Đông Á.

3. Thái độ:

- Yêu thích khám phá thiên nhiên khu Đông Á

4. Định hướng phát triển năng lực HS:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, số liệu thống kê

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á, tranh ảnh các cảnh quan KV Đông Á.

2. HS: đọc và tìm hiểu bài

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC

- Phương pháp: gợi mở - vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, luyện tập thực hành

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, chia nhóm

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày đặc điểm dân cư khu vực Nam Á?

- Tại sao dân cư Nam Á phân bố không đồng đều?

- Chứng minh Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á?

 

doc3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 14: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/ 11/ 2019 Ngày dạy: 8A2: 06/ 11 8A1: 08/ 11 Tiết 14 - Bài 12: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Đông Á: Lãnh thổ gồm 2 bộ phận ( Đất liền và Hải đảo) có đặc điểm tự nhiên khác nhau. 2. Kỹ năng: - Đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên Đông Á để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của Đông Á. 3. Thái độ: - Yêu thích khám phá thiên nhiên khu Đông Á 4. Định hướng phát triển năng lực HS: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, số liệu thống kê II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á, tranh ảnh các cảnh quan KV Đông Á. 2. HS: đọc và tìm hiểu bài III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC - Phương pháp: gợi mở - vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, luyện tập thực hành - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, chia nhóm IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày đặc điểm dân cư khu vực Nam Á? - Tại sao dân cư Nam Á phân bố không đồng đều? - Chứng minh Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á? 3. Bài mới: a. KĐ: Đông Á là khu vực rộng lớn nằm tiếp giáp với TBD. Đây là khu vực con người đã khai thác từ rất lâu đời nên cảnh quan tự nhiên bị biến đổi sâu sắc. Chúng ta cùng tìm hiểu điều đó trong bài 12. b. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG *HĐ1: Cá nhân – 12 phút - PP: vấn đáp, trực quan - KT: đặt câu hỏi ? Dựa thông tin sgk và lược đồ H12.1 hãy cho biết Đông Á nằm giữa vĩ độ nào? Gồm những quốc gia và những vùng lãnh thổ nào? ? Đông Á tiếp giáp những biển nào? ? Lãnh thổ khu vực có thể chia làm mấy bộ phận, đó là những bộ phận nào? - HS trả lời - nhận xét - GV chuẩn kiến thức + Đài Loan là vùng lãnh thổ thuộc TQ do Tưởng Giới Thạch trốn chạy cuộc CM của nhân dân TQ ra đó chiếm giữ và thành lập 1 vùng lãnh thổ riêng. HĐ2: Nhóm – 25 phút - PP: vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm - KT: Chia nhóm, thảo luận nhóm, động não - GV tổ chức thảo luận nhóm (3p) Dựa thông tin mục 2 + H12.1 hãy: ? Nhóm 1: Nêu đặc điểm địa hình phần đất liền. ? Nhóm 2: Nêu đặc điểm sông ngòi phần đất liền. (Nơi bắt nguồn, hướng chảy, các hệ thông sông lớn) ? Nhóm 3: Nêu đặc điểm địa hình - sông ngòi phần hải đảo? - HS đại diện các nhóm báo cáo - nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức, bổ sung: + S. Hoàng Hà còn được mệnh danh là "Bà già cay nghiệt" vì sông thường gây ra những trận lũ lụt lớn. Do song chảy qua nhiều vùng khí hậu khác nhau => Chế độ nước thất thường, mùa lũ nước rất lớn gấp 88 lần so với mùa cạn. + S.Trường Giang lại được coi là "Cô gái dịu hiền", có chế độ nước điều hòa do nằm trong vùng có khí hậu cận nhiệt gió mùa. Dựa H4.1 và H4.2 + thông tin sgk + Kiến thức đã học điền tiếp nội dung vào bảng sau: I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Á: - Nằm giữa vĩ độ 210B -> 530B - Gồm: 4 quốc gia (Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản) và 1 vùng lãnh thổ (lãnh thổ Đài Loan thuộc Trung Quốc). - Chia làm 2 bộ phận + Phần đất liền. + Phần hải đảo. II. Đặc điểm tự nhiên 1. Địa hình và sông ngòi a. Phần lục địa: - Chiếm 83,7% diện tích lãnh thổ. * Địa hình: - Phía tây: Núi và sơn nguyên cao, đồ sộ, hiểm trở xen các bồn địa lớn - Phía đông: Là vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng. * Sông ngòi: - Có 3 hệ thống sông lớn: A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang. Cả 3 HT sông đều chảy theo hướng tây - đông. - Chế độ nước thường chia 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn. Riêng S.Hoàng Hà có chế độ nước thất thường. b) Phần hải đảo: - Là vùng núi trẻ, thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa. - Sông ngòi ngắn, có độ dốc lớn. 2. Khí hậu và cảnh quan Đặc điểm Phía đông phần đất liền và hải đảo Phía tây phần đất liền Khí hậu - Một năm có 2 mùa gió khác nhau + Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô. Riêng Nhật Bản vẫn có mưa. + Mùa hạ có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều. - Thuộc lãnh thổ Trung Quốc do nằm sâu trong nội địa, nên khí hậu quanh năm khô hạn Cảnh quan - Phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên và hải đảo có rừng bao phủ. Ngày nay do con người khai phá nên rừng còn rất ít - Chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc c. Luyện tập: 1) Hãy trình bày những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á? 2) Nêu những đặc điểm giống và khác nhau của 2 hệ thống sông Hoàng Hà và sông Trường Giang? 3) Hãy nêu sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông Á d. Vận dụng: Viết 1 bài báo cáo ngắn về đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á, tổ chức tập thuyết trình với bạn bè nội dung bài báo cáo. e. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Sưu tầm ảnh cảnh quan, sông ngòi Đông Á. - Trả lời câu hỏi - bài tập sgk. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Nghiên cứu bài 13: tìm hiểu đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội của các nước khu vực Đông Á.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_14_dac_diem_tu_nhien_khu_vuc_dong.doc