Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 12+13 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Nhận biết được 3 miền địa hình của KV: miền núi phía Bắc, sơn nguyên phía nam, đồng bằng ở giữa và vị trí các nước trong khu vực

- Hiểu được khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhịp điệu của gió mùa có ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt ; phân tích được ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu nhất là đối với sự phân bố lượng mưa.

2. Về kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng thiết lập những mqh trong khi học địa lí, kĩ năng quan sát tranh ảnh, đọc bản đồ, lược đồ

3. Về thái độ:

Có ý thức chăm chỉ, tích cực học

4. Định hướng phát triển năng lực:

a. Năng lực chung: giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tự tin, tự chủ

b. Năng lực đặc thù: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ.

- Phẩm chất: tự tin, tự chủ

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Máy chiếu, bản đồ TN châu á, BĐ tự nhiên Nam á, tranh ảnh cảnh quan, sản xuất

2. HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn.

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT

1. Phương pháp: trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm, .

2. Kĩ thuật: thảo luận nhóm, động não, giao nhiệm vụ, chia nhóm,.

 

doc14 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 12+13 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/ 10/ 2019 Ngày giảng 8A2: 23/ 10 8A1: 01/ 11. Tiết 12 - Bài 10 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Nhận biết được 3 miền địa hình của KV: miền núi phía Bắc, sơn nguyên phía nam, đồng bằng ở giữa và vị trí các nước trong khu vực - Hiểu được khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhịp điệu của gió mùa có ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt ; phân tích được ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu nhất là đối với sự phân bố lượng mưa. 2. Về kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng thiết lập những mqh trong khi học địa lí, kĩ năng quan sát tranh ảnh, đọc bản đồ, lược đồ 3. Về thái độ: Có ý thức chăm chỉ, tích cực học 4. Định hướng phát triển năng lực: a. Năng lực chung: giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tự tin, tự chủ b. Năng lực đặc thù: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ. - Phẩm chất: tự tin, tự chủ II. CHUẨN BỊ 1. GV: Máy chiếu, bản đồ TN châu á, BĐ tự nhiên Nam á, tranh ảnh cảnh quan, sản xuất 2. HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT 1. Phương pháp: trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm, ... 2. Kĩ thuật: thảo luận nhóm, động não, giao nhiệm vụ, chia nhóm,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á - Cho biết những nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển KT-XH khu vực Tây Nam Á. 3. Bài mới a. KĐ: GV chiếu 1 số ảnh cảnh quan, sông núi Nam Á -> HS gọi tên sự vật trong ảnh GV giới thiệu bài. b. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG HĐ1: Nhóm – 25 phút - PP: vấn đáp, trực quan, hđ nhóm - KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: sd ngôn ngữ, tự học, pt hình ảnh, sd bản đồ địa lí Hs. Quan sát hình 1.2 ? Nam Á nằm ở vị trí nào của lục điạ Á-Âu ? Hs. Quan sát hình 10.1 ? Nam Á nằm trong khoảng từ vĩ độ nào đến vĩ độ nào? GV. Nam Á giáp biển và vịnh nào, khu vực nào? HS lên bảng xác định VTĐL của Nam Á. ? Xác định và đọc tên các quốc gia trong khu vực Nam Á? (HS lên bảng xđ trên lược đồ) (Gồm 7 quốc gia: Pa-ki-xtan, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan, Băng -la-đet, Xri-lan-ca, Man-đi-vơ) ? Nước nào có diện tích lớn nhất? Nhỏ nhất? (Ấn Độ: 3,28 triệu km2, Manđivơ: 298km2) Chuyển ý: .... Hs quan sát lược đồ hình 10.1 ? Từ Bắc xuống Nam địa hình nam Á có mấy miền địa hình? Hs trình bày ở lược đồ hình 10.1 ? Nêu đặc điểm của từng miền địa hình đó? Hs thảo luận vào phiếu học tập. GV chốt ý về đặc điểm địa hình khu vực Hs quan sát tranh ảnh về 3 miền địa hình. Gv giới thiệu đôi nét về dãy Hi-ma-lay-a Gv giới thiệu: Người Việt Nam chinh phục đỉnh E-vơ-rét vào ngày 22/5/2008 với ba chàng trai trẻ (Nguyễn Văn Ngợi (Gia Lai), Nguyễn Mậu Linh (Hà Nội), Phan Thanh Nhiên (Sài Gòn) ). -Hi-ma-lay-a là ranh giới khí hậu quan trọng giữa Trung Á và Nam Á ? Nhận xét chung về VTĐL và ĐH của Nam Á ? Vị trí địa lí và địa hình có ảnh hưởng gì đến khí hậu ,sông ngòi và cảnh quan ? HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi trên. HĐ2: Cá nhân/ Nhóm – 15 phút - PP: hđ nhóm, trực quan - KT: TL nhóm, động não, trình bày 1 phút - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, sd bản đồ Hs quan sát hình 2.1. GV. Cho biết Nam Á nằm chủ yếu trong đới khí hậu nào? (nhiệt đới gió mùa) - HS nghiên cứu thông tin SGK trình bày vùng phân bố và đặc điểm của từng miền khí hậu * Thảo luận nhóm: ? Quan sát hình 10.2 và nghiên cứu chú thích, nhận xét phân bố lượng mưa của khu vực? Hs thảo luận nhóm thời gian 4 phút phân tích lượng mưa ở 3 địa điểm: Mun-tan, Mun-bai, Se-ra-pun-di Học sinh trình bày và bổ sung nhận xét. * KT động não: ? Nguyên nhân nào làm cho sự phân bố lượng mưa không đều ở Nam Á? - GV chuẩn kiến thức: Sự phân bố lượng mưa không đều ở Nam Á về cơ bản là do độ cao địa hình và hướng của các dãy núi, ngoài ra phía TB còn do ảnh hưởng của khối khí CTB + Mưa giảm dần từ phía Đ, ĐN lên TB + Giảm từ ven biển vào sâu trong nội địa + Ngoài ra mưa còn giảm theo độ cao, và theo hướng sườn núi. ? Nhịp điệu hoạt động gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của người dân ? ? Vì sao nằm cùng vĩ độ với miền bắc VN nhưng mùa đông ở N/A không lạnh như miền bắc VN? (Mùa đông Nam á ấm áp hơn là do ảnh hưởng của ĐH dãy Himalaya chắn gió đông bắc từ cao áp Xi bia tràn xuống trú lạnh ở sườn bắc (Trung Quốc). Khi qua sườn nam sẽ ấm áp.) Hs quan sát hình 10.1. * KT trình bày 1 phút: ? Nam Á có các hệ thống sông chính nào? Đọc tên các hệ thống sông đó trên bản đồ. Giới thiệu những nét tiêu biểu của 1 con sông trong vùng bằng bài thuyết trình 1 phút. HS lên bảng giới thiệu các sông. Hs quan sát tranh ảnh các sông. Gv giới thiệu về sông Hằng. Hs quan sát hình 3.1. GV. Nam Á có những cảnh quan tự nhiên nào? Hs quan sát tranh ảnh. GV. Học sinh xác định tương đối hình 10.3, 10.4 ở lược đồ hình 10.1. ? Kể tên các tài nguyên? ? Dựa vào các đặc điểm trên, đánh giá chung về điều kiện TN của khu vực? ? Điều kiện TN có ý nghĩa gì với phát triển KT của khu vực? ? Vùng còn gặp phải những khó khăn gì? 1. Vị trí địa lí và địa hình : a. Vị trí địa lí. - Nằm ở rìa phía nam lục điạ Á-Âu - Giới hạn; từ 90B - 370B 62oĐ – 98oĐ - Tiếp giáp: biển A-Rap, vịnh Ben-gan, Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á. b. Địa hình. Có 3 miền địa hình: - Phía Bắc: Miền núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ, cao, đồ sộ nhất thế giới. chạy theo hướng tây bắc – đông nam, dài 2600km rộng 320-400km - Ở giữa: Đồng bằng Ấn-Hằng rộng lớn. Dài hơn 3000km rộng 250-350km - Phía Nam: Sơn nguyên Đê-can với hai rìa phía tây và phía đông nâng cao thành dãy Gát Tây và Gát Đông. à Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, địa hình phân hóa 3 miền rõ rệt, chủ yếu là núi cao, sơn nguyên, đồng bằng ở giữa rộng lớn. à VTĐL ảnh hưởng lớn đến KH, SN và cảnh quan của vùng: nằm ở đới nóng, cảnh quan rừng nhiệt đới sẽ phổ biến. 2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên : a. Khí hậu : - Chủ yếu là nhiệt đới gió mùa điển hình. - Khí hậu núi cao - Nhiệt đới khô - Lượng mưa nhiều nhât thế giới, phân bố không đều. => Vị trí, địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu (đặc biệt là sự p.bố lượng mưa) - Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. b. Sông ngòi. - Có nhiều sông lớn: Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-put. c. Cảnh quan. - Cảnh quan : Nam Á có các cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, núi cao . Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể . d. Tài nguyên - Tài nguyên rừng - Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, than, mangan... * Điều kiện tự nhiên rất phong phú, đa dạng. -> thuận lợi phát triển KT đa ngành. * Khó khăn: thiên tai, ... c. Luyện tập: - Vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm tự nhiên Nam Á. - Hãy nối ý ở cột khí hậu với ý ở cột cảnh quan và phân bố sao cho thích hợp: Nơi phân bố Khí hậu Cảnh quan A.Dãy Himalaya. B.Đồng bằng và sơn nguyên thấp. C.Tây bắc ấn Độ và Pa-ki-xtan. 1. Nhiệt đới gió mùa 2. Nhiệt đới khô 3. Khí hậu núi cao a. Hoang mạc và bán hoang mạc b. Núi cao c. Rừng nhiệt đới ẩm d. Vận dụng: - Viết 1 bài báo cáo ngắn gọn (có sử dụng hình ảnh minh họa) để giới thiệu những nét đẹp của thiên nhiên Nam Á. - Trao đổi với bạn bè. e. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Tìm đọc thêm trên internet về đời sống nhân dân ở những vùng núi cao hoặc ven sông Ấn, sông Hằng của Nam Á. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Chuẩn bị bài:“ Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á” + So sánh diện tích và dân số của các khu vực dựa vào bảng 11.1 + Cho biết đặc điểm dân cư khu vực Nam Á ? Giải thích nguyên nhân sự phân bố dân cư không đều của khu vực + Các ngành công nghiệp , nông nghiệp, dịch vụ của Ấn Độ phát triển như thế nào? + Sưu tầm tư liệu tranh ảnh về dân cư kinh tế khu vực Nam Á Ngày soạn: 21/ 10/ 2019 Ngày giảng 8A2: 23/ 10 8A1: 01/ 11. Tiết 13 - Bài 11 DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC NAM Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm nổi bậc về dân cư, kinh tế - xã hội của khu vực Nam Á: + Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo. + Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển. + Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất. 2. Kĩ năng: - Đọc được lược đồ pbố dân cư Nam Á để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư Nam Á. - Phân tích được các bảng thống kê về dân số, kinh tế. 3. Thái độ: - Tích cực khám phá, tìm hiểu về các nước Nam Á. - Đồng cảm với những nỗi khổ của nhân dân Nam Á. - Yêu hòa bình và lên án chiến tranh và những biểu hiện của phân biệt sắc tộc, tôn giáo. 4. Năng lực, phẩm chât: a. Năng lực chung: giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học b. Năng lực đặc thù: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê, năng lực tính toán. - Phẩm chất: tự tin, tự chủ. II. CHUẨN BỊ: 1. GV - Bản đồ phân bố dân cư châu Á. - Bảng 11.1 và 11.2 sách giáo khoa. - Bảng dân số các nước Nam Á năm 2009. - Tranh ảnh các siêu đô thị ở Nam Á, một số công trình kiến trúc ở Nam Á, tập quán sinh hoạt của người Nam Á, ảnh các hoạt động kinh tế của các nước Nam Á. - Phiếu học tập. 2. HS: - Phân tích lược đồ phân bố dân cư Nam Á. - Đọc kênh chữ sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. - Tính mật độ dân số các khu vực của châu Á (dựa vào số liệu bảng 11.1), sự tăng giảm tỉ trọng của các ngành kinh tế ở Ấn Độ (dựa vào bảng 11.2). - Tìm hiểu thông tin về các tập quán sinh hoạt của người Hồi giáo, Ấn Độ giáo ở Nam Á. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình. 2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Dựa vào lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á cho biết Nam Á chia làm mấy miền địa hình? Nêu đặc điểm của từng miền? 3. Bài mới a. Khởi động: - GV cho hs xem 1 clip ngắn giới thiệu về tôn giáo, tín ngưỡng của người Nam Á. - HS phát biểu cảm nhận. - GV gthieu bài: Các em biết không, cách chúng ta không xa, khu vực Nam Á - nơi có lịch sử trên 5000 năm với nền văn minh sông Ấn, sông Hằng rực rỡ, trở thành một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới. Với tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, dân cư Nam Á đã phát triển kinh tế như thế nào, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. b. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới HOẠT ĐÔNG CỦA GV - HS NỘI DUNG HĐ 1: Cặp đôi/ cá nhân – 20 phút - PP: vấn đáp, trực quan - KT: đặt câu hỏi - NL tính toán, tự học, sd ngôn ngữ * Bảng 11.1 sgk. ? Năm 2001, số dân của Nam Á là bao nhiêu? So sánh với các khu vực còn lại của châu Á? * Bảng diện tích, dân số các nước Nam Á năm 2009 Bảng: Diện tích, dân số các nước Nam Á năm 2009 STT Nước Diện tích (km2) Dân số (người) 1 Băng-la-đét 147.570 162.221.000 2 Bu tan 38.394 697.000 3 Ấn Độ 3.2 7.240 1.198.003.000 4 Man-đi-vơ 298 396.334 5 Nê pan 147,181 29.331.000 6 Pa-kit-xtan 803,940 180.808.000 7 Xri Lan-ca 65.610 20.238.000 Tổng 1.625.294.271 Nguồn: CIA World Fact Book ? Quốc gia nào có dân số đông nhất khu vực? (Ấn Độ không chỉ là nước có dân số đông nhất Nam Á mà còn là nước đông dân thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Theo số liệu từ đợt tổng điều tra dân số của Ấn Độ tính đến ngày 1/3/2011, dân số của Ấn Độ là hơn 1,2 tỉ người. Theo một nghiên cứu mới nhất của LHQ về xu hướng dân số toàn cầu đã đưa ra dự báo Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất TG) - GV chiếu ảnh - đám đông chen chúc ở một nhà ga Ấn Độ) * GV chiếu bảng 11.1 sgk. ? Khi biết số dân và diện tích, muốn tính mật độ dân số, ta làm thế nào? HS nhắc lại công thức tính MĐ DS. ? Hãy tính mật độ dân số của Nam Á? - HS tính toán, đọc kết quả. GV chốt. ? Tương tự như vậy, em hãy tính MĐ DS của các khu vực khác ở châu Á? ? Từ kết quả này, nhận xét về MĐ DS của Nam Á? GV chiếu lược đồ phân bố dân cư Nam Á + Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á - Quan sát lược đồ, cho biết đâu là những nơi đông dân và những nơi thưa dân ở Nam Á? (HS xác định, chỉ trên lược đồ) HS khác nhận xét, GV nx, chốt kt. ? Từ đó hãy nhận xét về sự phân bố dân cư của vùng? ? Tại sao dân cư Nam Á lại phân bố không đồng đều như vậy? (Do đặc điểm tự nhiên: Nơi đông dân là các đồng bằng có địa hình bằng phẳng thuận lợi cho giao thông, là các khu vực có lượng mưa lớn thuận lợi cho sx và sinh hoạt. - Do lịch sử định cư và tính chất của ngành sản xuất NN nên dân cư sinh sống ở vùng đồng bằng màu mỡ ven sông từ rất sớm. - Các vùng dân cư thưa thớt đều là nơi nằm sâu trong nội địa, các hoang mạc, sơn nguyên ĐKTN khó khăn, khí hậu khô hạnNhất là vùng SN Đê-can. GV cho điểm HS trả lời tốt. * Lược đồ phân bố dân cư Nam Á - Quan sát lược đồ, cho biết Nam Á có những đô thị nào trên 8 triệu dân (siêu đô thị)? HS kể tên các siêu đô thị. Gv chiếu ảnh các siêu đô thị, giới thiệu: Thành phố Mum-bai nằm ở phía tây Ấn Độ bên bờ biển A Ráp, là thành phố đông dân thứ 2 ở Ấn Độ và đông thứ 6 thế giới; Niu Dê-li, thủ đô nằm ở miền bắc của Ấn Độ bên bờ sông Giam-na – là một trong những thành phố cổ nhất của Ấn Độ, cũng là thành phố đông dân nhất Nam Á với dân số năm 2010 là hơn 22 triệu người. Đây đều là hai thành phố ven sông, ven biển. ? Em có nhớ Nam Á là nơi ra đời của những tôn giáo lớn và nền văn minh cổ đại nào không?(Ấn Độ giáo, Phật giáo; nền văn minh Ấn Độ) GV: Nam Á là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới với nền văn minh Ấn Độ cổ xưa nhất. ? Dựa vào kênh chữ sgk, cho biết dân cư Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào? ? Ngoài ra còn theo tôn giáo nào? GV: có khoảng 83% dân cư Nam Á theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo. GV chiếu hình ảnh các nhà thờ Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo: mỗi tôn giáo đều thờ một vị thần thánh riêng nhưng đều khuyên tín đồ của mình làm điều thiện. Đây là cơ sở quan trọng để đoàn kết tôn giáo trong khu vực. * H 11.2: Ảnh đền Tat Ma – han. - Em biết gì về công trình kiến trúc này? GV mở rộng: Đền Tat-Ma-han là công trình kiến trúc độc đáo của người Ấn Độ. Toàn bộ lăng tẩm được làm bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ, được chạm trổ tinh vi và trang trí theo phong cách Ấn Độ, mang đậm nét đẹp kiến trúc Hồi giáo. Với sự vượt xa về nghệ thuật, nó được thế giới mệnh danh là viên ngọc châu của những đền đài Ấn Độ. ? Em có biết những người dân theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo ở Nam Á có những tín ngưỡng, phong tục nào không? HS trả lời. Gv chiếu ảnh giới thiệu. + Người Ấn Độ giáo coi bò là loài vật thiêng liêng nên họ thờ thần bò và không ăn thịt bò. Họ vẫn uống sữa bò, coi sữa là thực phẩm chính. + Người phụ nữ Hồi giáo mặc váy đen trùm kín từ đầu đến chân, che mặt. + Người Hồi giáo ăn chay hoàn toàn trong tháng 9, gọi là tháng Ramadan. ? Qua đó em thấy tôn giáo có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội ở khu vực này? + Tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến lối sống, trang phục, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hoạt động chăn nuôi của người dân Nam Á. ? Qua tìm hiểu, em có nhận xét chung như thế nào về dân cư Nam Á? Chuyển: Là khu vực dân cư tập trung đông đúc nhất châu Á như vậy, Nam Á có cơ hội lớn để phát triển kinh tế xã hội. Vậy đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực này như thế nào -> mục 2. HĐ 2: Nhóm – 20 phút - PP: hoạt động nhóm, trực quan - KT: thảo luận nhóm, chia nhóm - NL: hợp tác, đánh giá, sử dụng ngôn ngữ, phân tích lược đồ GV chiếu lược đồ hành chính Nam Á ? Hãy kể tên và xác định vị trí các nước Nam Á trên lược đồ? HS kể và chỉ trên lược đồ. HS chú ý phần kênh chữ sgk cuối trang 38, đầu trang 39. ? Cho biết tình hình chính trị xã hội của Nam Á trước và sau năm 1947? - Từ đó em có nhận xét như thế nào về tình hình chính trị xã hội của Nam Á? - GV mở rộng, liên hệ: Bị thực dân Anh đô hộ gần 200 năm, nhân dân Nam Á chịu vô vàn khổ cực: cơ sở hạ tầng bị phá hủy, nạn đói triền miên. Sau khi giành độc lập, các nước Nam Á lại luôn xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo. Đây là trở ngại lớn cho sự phát triển KT. ? VN cũng từng bị thực dân, đế quốc nào xâm lược? ? Từ sau khi giành độc lập, tình hình xã hội nước ta có gì khác với các nước Nam Á? Mặc dù Việt Nam ta cũng từng bị thực dân, đế quốc xâm lược, cũng là nước có nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng tình hình chính trị - xã hội lại tương đối ổn định. Đây là một trong những lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. ? Là chủ nhân tương lai của đất nước, em có thể làm gì để giữ vững lợi thế này? - Xây dựng tình đoàn kết, thân ái trong cộng đồng, giữ mối quan hệ hòa hợp giữa các tôn giáo. GV chiếu ảnh, giảng: Cả thế giới đang rúng động bởi những tội ác dã man do Nhà nước phiến quân Hồi giáo tự xưng IS gây ra. Ở thời điểm nhạy cảm này, chúng ta càng cần phải trân trọng và giữ gìn sự đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc hơn nữa. - Trước những khó khăn đó, Nam Á đã phát triển kinh tế như thế nào... - Tổ chức thảo luận nhóm: 4 phút - Nội dung thảo luận: (Phiếu học tập) 1. Mô tả nội dung hình 11.3 và hình 11.4 sách giáo khoa. 2. Nghiên cứu kênh chữ, cho biết GDP năm 2000 của Nam Á? 3. Qua đó nhận xét khái quát về kinh tế các nước Nam Á? HS: 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt kiến thức. - GV nhận xét về nội dung và ý thức thảo luận của các nhóm, thu phiếu học tâp để chấm điểm. Chuyển: Trong các nước ở Nam Á, Ấn Độ là nơi có diện tích lớn, dân số đông nhất của khu vực. Vậy kinh tế Ấn Độ có đặc điểm gì đáng chú ý-> tiếp tục tìm hiểu nền kinh tế Ấn Độ. ? Phân tích bảng 11.2 nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ giai đoạn 1995 - 2001? HS: giảm tỉ trọng N-L-TS, tăng tỉ trọng CN, DV. ? Sự chuyển dịch đó phản ánh xu thế phát triển kinh tế của Ấn Độ ntn? GV chốt: xu hướng CNH, HĐH. GV liên hệ VN, tích địa 9. ? Chú ý phần kênh chữ sgk, kể tên các ngành công nghiệp ở Ấn Độ? ? Chú ý kênh chữ sgk, cho biết so với các khu vực khác trên thế giới, giá trị sản lượng công nghiệp của Ấn Độ đứng ở vị trí nào? - Gv chiếu hình các ngành công nghiệp, mở rộng một số trung tâm công nghiệp: Côn- ca- ta, Mum- bai và ngành CN quân sự sản xuất vũ khí hiện đại, sở hữu vũ khí hạt nhân. ? Từ đây, em thấy Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp ntn? Chuyển ý: Sau khi giành độc lập, Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại, vậy ngành NN của nước này ntn. ? Đọc phần kênh chữ sgk, cho biết Ấn Độ đã giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm cho nhân dân bằng cách nào? ? Em biết gì về cuộc cách mạng xanh, cách mạng trắng của nhân dân Ấn Độ? ? GV chiếu ảnh về thành tựu của 2 cuộc cách mạng nông nghiệp. ? Với những thành tựu đã đạt được nhờ hai cuộc cách mạng, ngành nông nghiệp Ấn Độ đem lại ý nghĩa gì? GV giảng: Việc giải quyết tốt vấn đề lttp cho nhân dân có ý nghĩa quan trọng với Ấn Độ - một quốc gia đông dân thứ 2 thế giới. ? Đánh giá chung về ngành nông nghiệp của Ấn Độ? GV chiếu hình 11.2 sgk ? Dựa vào bảng 11.2 em có nhận xét gì về ngành dịch vụ của Ấn Độ? GV mở rộng : Năm 2011 dịch vụ đã chiếm tới 55,6 %. ? Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của đất nước chứng tỏ ngành dịch vụ của Ấn Độ phát triển ntn? ? Với sự phát triển mạnh mẽ tất cả các ngành kinh tế, đến năm 2001, Ấn Độ đã đạt được kết quả gì? ? Từ đây em thấy trong khu vực Nam Á, Ấn Độ là nước có nền kinh tế như thế nào? GV: Như vậy nền kinh tế của các nước Nam Á đang phát triển một cách tích cực, theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, sự phát triển này chưa thật tương xứng với tiềm năng và chưa đồng đều giữa các nước. Nền kinh tế Ấn Độ với các nước như Băng-la-đet, Nê-pan, còn có sự chênh lệch rất lớn. ? Bằng hiểu biết thực tế em thấy hiện nay, mối quan hệ giữa VN với các nước Nam Á ntn? HS trả lời. GV liên hệ: VN luôn giữ mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác với các nước Nam Á. Và mối quan hệ tốt đẹp đó ngày càng được phát triển. Điển hình như sự hợp tác VN- Ấn Độ: năm 2007 đánh dấu mốc quan trọng khi Việt Nam trở thành nước nhận đầu tư lớn nhất của Ấn Độ trong khối các nước ASEAN -> chúng ta cần trân trọng và phát triển hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp này. - Vậy qua bài học hôm nay, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nào về dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á? HS đọc ghi nhớ. 1. Dân cư: - Số dân: 1.356 triệu người (2001) – đứng thứ 2 châu Á. Khu vực Diện tích Nghìn km2 Dân số Triệu người MĐ DS Người/ Km2 Đông Á 11762 1503 127,8 Nam Á 4489 1356 302 Đông Nam Á 4495 519 115,5 Trung Á 4002 56 14,0 Tây Nam Á 7006 286 40,8 - Mật độ dân số: 302 ng/km2 - cao nhất khu vực - Phân bố dân cư: + Đông đúc: đồng bằng Ấn Hằng, đồng bằng ven chân núi Gát Tây, Gát Đông, sườn nam dãy Hymalaya. + Thưa thớt: ở sâu trong nội địa trên sơn nguyên Đê -can, vùng núi, hoang mạc. -> Phân bố không đều. - Chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo. (Ngoài ra: Thiên Chúa giáo, Phật giáo,) -> Tôn giáo có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội Nam Á. à Nam Á tập trung dân cư đông nhất châu Á, cái nôi của nền văn minh cổ đại và tôn giáo lớn trên thế giới. 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội a. Đặc điểm chung: * Chính trị, xã hội - Là thuộc địa của Anh kéo dài gần 200 năm (1763 – 1947). - Xung đột giữa các dân tộc và tôn giáo. -> Thiếu ổn định, gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế. * Kinh tế: - Đến năm 2000: Tổng sp trong nước đạt 620,3 tỉ USD. => Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. b. Nền kinh tế Ấn Độ: Là nước có nền kinh tế phát triển nhất * Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông - lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. * Các ngành kinh tế: - Công nghiệp: + Các ngành công nghiệp: năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ (đặc biệt là dệt) + Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 10 thế giới. à đa dạng, hiện đại. - Nông nghiệp: + Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”. - Giải quyết tốt vấn đề lương thực thực phẩm cho nhân dân. -> Nông nghiệp phát triển, đạt thành tựu lớn. - Dịch vụ: chiếm tỉ trọng cao nhất (48%) trong cơ cấu GDP cả nước. -> Ngành dịch vụ đang phát triển mạnh. - GDP: 477 tỉ USD. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 5,88% - GDP bình quân đầu người: 460 USD/ người. à Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất. c. Luyện tập: - Khái quát đặc điểm dân cư khu vực Nam Á ? - Nêu đặc điểm kinh tế-xã hội ? - GV cho học sinh khái quát kiến thức bằng sơ đồ tư duy: d. Vận dụng: - Tìm hiểu tình hình tôn giáo ở địa phương em. - Viết vào sổ tích lũy. Trao đổi với bạn bè. e. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Tìm thêm thông tin trên mạng về đặc điểm dân cư, kinh tế, xh của Nam Á V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi ở phần cuối bài. - Chuẩn bị bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á. + Xem kĩ lược đồ H 12.1. + Tìm tranh ảnh, thông tin về động đất, núi lửa, núi Phú Sĩ, sông Trường Giang.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_1213_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.doc
Giáo án liên quan