Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần:

- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ.

- Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á.

- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.

2. Kĩ năng.

- Đọc các bản đồ, lược đồ tự nhiên trình bày đặc điểm tự nhiên châu Á.

3. Thái độ.

- Yêu mến môn học và phát triển tư duy về môn địa lý, tìm ra những kiến thức có

liên quan đến môn học.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung: tự học và tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo

b. Năng lực đặc thù: Tính toán, thể chất, tin học, thẩm mĩ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên.

- Bản đồ vị trí địa lý của châu Á trên Địa Cầu.

- Bản đồ tự nhiên châu Á.

2. Học sinh.

- Các tranh ảnh núi non, đồng bằng của châu Á.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Cá nhân, đàm thoại, gợi mở, thuyết giảng, nêu vấn đề

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, hoàn tất một nhiệm vụ.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ. (Gv làm quen với lớp)

3. Bài mới.

Hoạt động 1 Khởi động Châu Á là châu lục rộng lớn nhất, có điều kiện tự nhiên

phức tạp và đa dạng nhất. Tính phức tạp, đa dạng đó đựợc thể hiện trước hết qua cấu

tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản. Chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay.

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 8A1: 12/9; Lớp 8A2: 08/9 Phần một THIÊN NHIÊN – CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo) Tiết 1, Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần: - Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ. - Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á. - Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á. 2. Kĩ năng. - Đọc các bản đồ, lược đồ tự nhiên trình bày đặc điểm tự nhiên châu Á. 3. Thái độ. - Yêu mến môn học và phát triển tư duy về môn địa lý, tìm ra những kiến thức có liên quan đến môn học. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: tự học và tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo b. Năng lực đặc thù: Tính toán, thể chất, tin học, thẩm mĩ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên. - Bản đồ vị trí địa lý của châu Á trên Địa Cầu. - Bản đồ tự nhiên châu Á. 2. Học sinh. - Các tranh ảnh núi non, đồng bằng của châu Á. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Cá nhân, đàm thoại, gợi mở, thuyết giảng, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, hoàn tất một nhiệm vụ. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. (Gv làm quen với lớp) 3. Bài mới. Hoạt động 1 Khởi động Châu Á là châu lục rộng lớn nhất, có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng nhất. Tính phức tạp, đa dạng đó đựợc thể hiện trước hết qua cấu tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản. Chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay. Hoạt động 2 Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: (Cá nhân, 20 phút) - Gv yêu cầu Hs dựa H 1.1, H 1.2 và thông tin SGK, hãy cho biết: ? Xác định điểm Cực Bắc và Cực Nam phần đất liền của châu Á trên những vĩ độ địa lí nào? ? Châu Á tiếp giáp những châu lục, đại dương nào? ? Chiều dài từ điểm Cực Bắc đến điểm Cực Nam, chiều rộng từ Tây sang Đông của Châu Á là bao nhiêu km? 1. Vị trí địa lí và kích thước của châu luc. - Là 1 bộ phận của lục địa Á – Âu. - Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương lớn. - Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực ? Qua đó em có nhận xét gì về đặc điểm vị trí, giới hạn, diện tích lãnh thổ châu Á? - Gv mở rộng: + Điểm cực Bắc mũi Sê-li-u-xkm 77044/B. + Điểm cực Nam mũi Pi-ai 1010/ N. + Điểm cực Tây mũi Bala 26010/ N. + Điểm cực Đông mũi Điêgiônép 169040/ Đ. Hoạt động 2: (Cá nhân, 15 phút) - Gv yêu cầu Hs Q. sát H 1.2 SGK/5, hãy: ? Xác định vị trí, đọc tên các dãy núi và sơn nguyên chính của châu Á? Nơi phân bố? - Hs lên bảng xác định trên lược đồ treo tường. ? Xác định hướng của các dãy núi và nơi phân bố chúng? Nơi phân bố? ? Xác định vị trí, đọc tên các đồng bằng lớn của châu Á? Nơi phân bố? - Hs lên xác định các đồng bằng trên lược đồ. - Gv chuẩn kiến thức. ? Qua đó có nhận xét gì về đặc điểm chung của địa hình châu Á? - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: (Cá nhân, 7 phút) - Gv yêu cầu Hs Q. sát H 1.2 SGK/5, hãy: ? Hãy xác định các khoáng sản chủ yếu của châu Á? (Chỉ trên bản đồ) - Hs lên xác định trên bản đồ. ? Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều ở đâu? (Tây Nam Á: Iran, Irăc, Cô-et) ? Qua đó em có nhận xét gì về tài nguyên khoáng sản của châu Á? ? Qua bài các em nhận thức được những vấn đề gì? - GV kết luận Bắc đến vùng Xích đạo. - Diện tích khoảng: 41,5 triệu km2 (kể cả đảo tới 44,4 triệu km2) => Châu Á rộng nhất thế giới. 2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản. a. Địa hình. - Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở trung tâm lục địa và chạy theo 2 hướng: Đ - T và B - N. - Nhiều đồng bằng lớn bậc nhất thế giới phân bố ở rìa lục địa. - Các hệ thống núi, sơn nguyên, đồng bằng nằm xen kẽ nhau làm cho địa hình châu Á bị chia cắt phức tạp. b. Khoáng sản. - Khoáng sản phong phú, đa dạng và có trữ lượng lớn: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và 1 số kim loại màu: Đồng thiếc Hoạt động 3 Luyện tập ? Xác định các dãy núi chính, các đồng bằng lớn ở châu Á? Hoạt động 4 Vận dụng - Xác định địa hình chính của quê em? Liệt kê các con sông chính chảy qua địa phương em. Hoạt động 5 Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu và ghi lại những thông tin về các đỉnh núi cao ở châu Á. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - GV hướng dẫn HS làm BT3 SGK/6 - Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. - Làm BT3 SGK/6 - Chuẩn bị bài 2 “Khí hậu châu Á” - Trả lời câu hỏi sau: ? Kể tên các kiểu khí hậu, các đới khí hậu châu Á? ? Xác định các kiểu khí hậu gió mùa? Nơi phân bố? Nêu đặc điểm chung của các kiểu khí hậu gió mùa? ? Xác định các kiểu khí hậu lục địa? Nơi phân bố? Nêu đặc điểm chung của khí hậu lục địa?

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_1_vi_tri_dia_li_dia_hinh_va_khoang.pdf