Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 5+6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố sự khác nhau cơ bản và sự phân bố 3 chủng tộc chính trên thế giới về hình

thái bên ngoài của cơ thể( màu da, tóc ,mắt ,mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi

chủng tộc .

- Biết cách tính mật độ dân số của các nước trên thế giới.

2. Phẩm chất:

- Nhân ái: Có tinh thần đoàn kết, không phân biệt chủng tộc, dân tộc, chống phân

biệt chủng tộc

- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, lao động giúp đỡ gia đình, tham gia lao động ở

trường ở lớp

- Trách nhiệm: Tuyên truyền, ý thức trách nhiệm trong học tập và lao động.

4. Năng lực:

- Năng lực chung : Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ,biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NL sử

dụng hình ảnh.

- Phẩm chất: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin

II. CHUẨN BỊ

1. GV: PT : - Bài tập, câu hỏi

2. HS: Vở, SGK, chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên

III. PHƯƠNGPHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC

1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực.

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 5+6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 7C- 25/09/2020 TIẾT 5 BÀI TẬP TÍNH MẬT ĐỘ DÂN SỐ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố sự khác nhau cơ bản và sự phân bố 3 chủng tộc chính trên thế giới về hình thái bên ngoài của cơ thể( màu da, tóc ,mắt ,mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc . - Biết cách tính mật độ dân số của các nước trên thế giới. 2. Phẩm chất: - Nhân ái: Có tinh thần đoàn kết, không phân biệt chủng tộc, dân tộc, chống phân biệt chủng tộc - Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, lao động giúp đỡ gia đình, tham gia lao động ở trường ở lớp - Trách nhiệm: Tuyên truyền, ý thức trách nhiệm trong học tập và lao động. 4. Năng lực: - Năng lực chung : Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp... - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ,biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NL sử dụng hình ảnh... - Phẩm chất: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin II. CHUẨN BỊ 1. GV: PT : - Bài tập, câu hỏi 2. HS: Vở, SGK, chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên III. PHƯƠNGPHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC 1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác... 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực... IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: Không 3. Bài mới: * Hoạt đông 1: Khởi động Giáo viên tạo ra một tình huống khởi động tiết học * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới - Giáo viên củng cố các kiến thức về dân số, các chủng tộc người trên thế giới... * Hoạt động 3: Luyện tập 1. Bài tập 1 Mật độ dân số là gì ? Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây và nêu nhận xét. Tên nước Diện tích (Km2) Dân số (triệu người) Việt Nam 329314 78,7 Trung Quốc 9597000 1271,3 In-đô-nê-xi-a 1919000 206,1 Lời giải - Mật độ dân số là số dân trung bình sinh sông trên một đơn vị diện tích lãnh thổ (đơn vị: người/km2). Cách tính: Lấy dân số (người) chia cho diện tích (km2). - Tính mật độ dân số các nước: + Việt Nam: 239 người/km2. + Trung Quốc: 133 người/km2. + In-đô-nê-xi-a: 107 người/km2. - Nhận xét: Việt Nam có diện tích và dân số ít hơn Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a, nhưng lại có mật độ dân số cao hơn. Nguyên nhân, do đất hẹp, người đông. 2. Bài tập 2 Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư trên thế giới ra thành các chủng tộc ? Các chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu ? Lời giải Căn cứ hình thái bên ngoài của cơ thế (màu da, tóc, mắt, mũi,...) người ta chia dân cư thế thành 3 chủng tộc chính: - Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (thường gọi là người da trắng) sống chủ yếu ở châu Âu, châu Mĩ, Trung và Nam Á, Trung Đông có đặc điểm: Da trắng hồng, tóc nâu hoặc vàng gơn sóng, mắt xanh hoặc nâu, mũi dài, nhọn, hẹp, môi rộng. - Chủng tộc Nê-grô-it (thường gọi là người da đen) sống chủ yếu ở châu Phi, Nam Ấn Độ có đặc điểm: Da nâu đậm, đen ngắn và xoắn, mắt đen to, mũi thấp, rộng, môi dày. - Chủng tộc Môn-gô-lô-it (thường gọi là người da vàng) sống chủ yếu ở châu Á (trừ Trung Đông) có đặc điểm: Da vàng (vàng nhạt, vàng thẩm, vàng nâu), tóc đen, mượt dài, mắt đen, mũi tẹt. 3. Bài tập 3 Dân cư trên thế giới thường sinh sống chủ yếu ở những khu vực nào ? Tại sao ? Lời giải Dân cư trên thế giới tập trung ở những khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi: có các đồng bằng châu thổ, có khí hậu thuận lợi cho sản xuất, vị trí giáp biển dễ dàng cho giao lưu kinh tế.. VD: Các khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu, ven vịnh Ghi-nê, đông bắc Hoa Kì, nam Mê-hi-cô, đông nam Bra-xin. * Hoạt động 4: Vận dụng ? Tính mật độ dân số tại địa phương xã Ta Gia, Than Uyên, Lai Châu? Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) 60km2 4200 * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Giáo viên giao bài tập học sinh tự tính mật độ dân số của huyện Than Uyên và tỉnh Lai Châu V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Đặc điểm của đới nóng, của môi trường xích đạo + Tìm hiểu bài + Tìm và nghiên cứu các tài liệu liên quan Ngày dạy: 7C- 26/09/2020 Phần 2:CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ CHƯƠNG I: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG Tiết 6 ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - Biết vị trí đới nóng trên bản đồ Tự nhiên thế giới. Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường xích đạo ẩm. 2. Phẩm chất: - Nhân ái: Có tinh thần đoàn kết, không phân biệt chủng tộc, dân tộc, chống phân biệt chủng tộc - Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, lao động giúp đỡ gia đình, tham gia lao động ở trường ở lớp - Trách nhiệm: Tuyên truyền, ý thức trách nhiệm trong học tập và lao động. 4. Năng lực: - Năng lực chung : Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp... - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ,biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NL sử dụng hình ảnh... - Phẩm chất: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin II. CHUẨN BỊ 1. GV: PT : Bản đồ các môi trường địa lí; tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm. 2. HS: Vở, SGK III. PHƯƠNGPHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC 1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác... 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực... IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số học sinh 2. Kiểm tra: GV kiểm tra trong giờ? 3. Bài mới: * Hoạt đông 1 : Khởi động - Trên thế giới có mấy đới khí hậu nào? Đặc điểm của mỗi đới k/h ra sao?( Dựa vào kt lớp 6, hs nhắc lại) + 5 đới kh: 1đới nóng , 2 đới lạnh, 2 đới ôn hòa. * Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới HĐ CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT *PP:Trực quan, đàm thoại * KT:Đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực *GV : Giới thiệu bản đồ các môi trường địa lí Tương ứng 5 vành đai nhiệt đới trên Trái đất có 5 đới KH theo vĩ độ ( có 3 môi trường địa lý ) được phân bố trên 5 vành đai bao quanh thế giới - QS BĐ và H5.1SGK xác định ranh giới các môi trường địa lý? ? Xác định vị trí, giới hạn của đới nóng? - HS - XĐ trên bản đồ ? Tại sao đới nóng được gọi là “ nội chí tuyến”? - Đớí nóng được gọi là « nội chí tuyến » Hầu hết là vùng nằm giữa chí tuyến B-> chí tuyến N ? Nêu đặc điểm của đới nóng ? - Dựa và H5.1, kể tên các kiểu môi trường đới nóng? ? Nhận xét? *PP:Trực quan, đàm thoại, dạy học hợp tác,phân tích * KT:Chia nhóm,đặtcâuhỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực - QS H5.1 SGK xác định vị trí giới hạn môi trường xích đạo ẩm? - Xin-ga-po( 10B ) nằm trong MTXĐ ẩm. Biểu đồ KH Xin-ga-po-> Khí hậu MTXĐ ẩm.º - Yêu cầu HS thảo luận 4 nhóm: ? QS biểu đồ, nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa.( nhiệt độ tháng cao nhất, thấp nhất, biên độ nhiệt, lượng mưa TB...) - Đại diện nhóm trả lời – nhận xét - GV chuẩn kt I. Đới nóng - Đới nóng nằm giữa 2 chí tuyến, kéo dài liên tục từ T-> Đ. - Đặc điểm: chiếm diện tích đất nổi khá lớn trên Trái Đất, nhiệt độ cao, TV-ĐV phong phú –đa dạng, 70% loài cây-chim-thú, dân cư đông đúc. - Gồm 4 kiểu môi trường: + Môi trường XĐ ẩm + Môi trường nhiệt đới + Môi trường NĐ gió mùa + Môi trường hoang mạc => Đa dạng II. Môi trường Xích đạo ẩm * Vị trí: - Nằm trong khoảng từ 50B – 50N. 1. Khí hậu Sin-ga-po Nhiệtđộ-lượng mưa Nhiệt độ tháng cao nhất( T5) 27ºC Nhiệt độ tháng cao nhất(T12) 25ºC Chênhlệch nhiệt độ 2ºC ? Từ ví dụ, nhận xét chung về khí hậu của TM xích đạo ẩm? - QS H5.3, H5.4 cho biết rừng có mấy tầng chính? - 4 tầng chính ? Vì sao rừng ở đây lại có nhiều tầng? ? Nêu đặc điểm của rừng xích đạo xanh quanh năm? ? Ảnh hưởng tới ĐV như thế nào? ? Khái quát về môi trường xích đạo ẩm? * KL toàn bài Nhận xét KH nóng quanh năm, chênh lệch t thấp Lượng mưa tháng cao nhất 2 0 mm Lượng mưa tháng tháp nhất 160 mm Chênh lệch lượng mưa 80 mm Nhận xét Mưa lớn ,nhiều quanh năm => Nhiệt độ cao trên 20ºC , chênh lệch giữa các tháng rất nhỏ, nóng quanh năm. Mưa nhiều quanh năm, từ 1500->2500mm, độ ẩm lớn Tb > 80 % 2. Rừng rậm xanh quanh năm - Độ ẩm và nhiệt độ cao , các loài thực vật pt mạnh vươn cao để lấy ánh sáng dẫn đến sự phân tầng. - Rừng pt nhiều tầng xanh quanh năm,có các loại cây lấy gỗ, phong lan, tầm gửi. - Những vùng cửa sông còn có rừng ngập mặn. - ĐV rất phong phú, sống trên khắp tầng rừng rậm => MTXĐ có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự ptkt * Ghi nhớ/18 * Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 3/ SGK - Qua đoạn văn , nêu đặc điểm của rừng rậm xanh quanh năm. + Rừng cây rậm rạp, nhiều cây lấy gỗ , cây dây leo Bài tập 4 /sgk - Miêu tả bức ảnh - Biểu đồ A phù hợp với bức ảnh vì : Lượng mưa lớn quanh năm( 1800-> 2000mm /năm) , nhiệt độ cao trên 27 ºC -chênh lệch nhiệt độ thấp-> Biểu đồ thuộc MTXĐ ẩm * Hoạt động 4: Vận dụng ? Bằng sự hiểu biết, VN nằm trong kiểu môi trường nào? - Môi trường nhiệt đới gió mùa. ? Theo em khí hậu và tv ở kiểu môi trường NĐGM có giống với kiểu MTXĐ Hay không ? Vì sao? - HS liên hệ * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển sáng tạo - Tìm hiểu về môi trường xích đạo ẩm V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU - Học bài, hoàn thiện bt - Chuẩn bị: “ Môi trường nhiệt đới” + Đọc bài, pt biểu đồ k/h , tìm hiểu về các đặc điểm khác của mt.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_56_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs_t.pdf