Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 51 đến 53 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày một số đặc điểm về dân cư, xã hội của châu Âu.

- HSKG. Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về dân cư, xã

hội của châu Âu.

2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất:

- Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm

3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:

a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử

dụng ngôn ngữ

b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và

kĩ năng đã học vào thực tiễn.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Bản đồ Kinh tế châu Đại Dương.

2. HS: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập thực hành

2. Kĩ thuật: Động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu đặc điểm tự nhiên của các môi trường tự nhiên Châu Âu?

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

- GV giới thiệu bài SGK

pdf10 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 51 đến 53 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 02/06/2020 Tiết 51 - Bài 54 DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày một số đặc điểm về dân cư, xã hội của châu Âu. - HSKG. Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về dân cư, xã hội của châu Âu. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bản đồ Kinh tế châu Đại Dương. 2. HS: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm tự nhiên của các môi trường tự nhiên Châu Âu? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV giới thiệu bài SGK. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Cả lớp (15 phút) ? Trên thế giới có những chủng tộc nào lớn? ? Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc nào? ? Dân cư theo đạo gì? ? Quan sát H54.1 SGK, cho biết châu Âu có những nhóm ngôn ngữ nào? Nêu tên các nước trong từng nhóm? + HS: Ngôn ngữ Latinh: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, I-ta-li, Ru-ma-ni 1. Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa: - Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it, có sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa. - Nguyên nhân: Do tính chất đa dân tộc. + Ngôn ngữ: Giécman, Latinh, Xlavơ. + Tôn giáo: Phần lớn theo Cơ Đốc giáo. + Ngôn ngữ Giec-man: Anh, Bỉ, Đức, Áo, Đan Mạch, Na-Uy, Thụy Điển + Ngôn ngữ Xla-vơ: Nga, Xlô-va-ki- a, Xec-bi, Ba Lan, Sec - GV mở rộng: châu ÂU rất đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa do tính đa dân tộc. Châu Âu có nhiều lễ hội đặc sắc và thú vị như: lễ hội hóa trang Ha- lo-wen, lễ hội ném cà chua, lễ hội té nước ? Châu Âu có những đạo gì? - HS. Gồm: Cơ Đốc giáo (Thiên Chúa, Tin Lành, Chính thống) và đạo Hồi. Hoạt động 2: Nhóm (20 phút) ? Quan sát H54.2 SGK nhận xét sự thay đổi kết cấu dân số theo độ tuổi của châu Âu và của thế giới trong giai đoạn 1960-2000? - HS: Dân số dưới tuổi lao động của châu Âu giảm dần từ năm 1960-2000. Trong khi dân số dưới độ tuổi lao động của thế giới tăng liên tục từ 1960-2000. - Dân số trong độ tuổi lao động của châu Âu tăng chậm từ 1960-1980 và giảm dần từ 1980-2000. Trong khi đó dân số trong tuổi lao động của thế giới tăng liên tục từ 1960-2000. - Dân số trên độ tuổi lao động của châu Âu tăng liên tục từ 1960-2000. Trong khi đó, dân số trên độ tuổi lao động thế giới cũng tăng liên tục từ 1960-2000 nhưng nhỏ. ? Rút ra nhận xét về sự thay đổi hình dạng tháp tuổi ở châu Âu? - HS. Hình dạng tháp tuổi từ 1960- 2000 chuyển từ trẻ sang già trong khi đó hình dạng tháp tuổi của thế giới là trẻ. Quan sát H54.3 SGK, nhận xét sự phân bố dân cư ở châu Âu + Các vùng có mật độ dân cư cao (từ 125-400 người/km2) 2. Dân cư châu Âu đang già đi. Mức độ đô thị hóa cao: - Dân số châu Âu là 727 triệu người (2001). - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Âu rất thấp, chưa tới 0,1%. - Cơ cấu dân số già. - Mật độ dân số trung bình là trên 70 người/km2. Phân bốkhông đều. - Mức độ đô thị hóa cao. 75% dân số sống trong các đô thị. Các thành phố nối tiếp nhau tạo thành dải đô thị, đô thị hóa nông thôn phát triển. + Các vùng thưa dân (<25 người/ km2) ? Rút ra nhận xét về sự phân bố dân cư và đô thị ở châu Âu? Hoạt động 3. Luyện tập: - Trình bày sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hoá và tôn giáo ở châu Âu? - Hướng dẫn HS làm bài tập 2 SGK: Phân tích H 54.2 để thấy : + So với thế giới, châu Âu là một châu lục có dân số già + Dân số châu Âu vẫn đang có xu hướng già đi Hoạt động 4. Vận dụng trên lớp/ở nhà: - Liên hệ tình hình dân số ở VN Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Tìm hiểu về môi trường tự nhiên châu Âu - Học bài, trả lời CH 1, 2 trong SGK V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Chuẩn bị bài 55: “Kinh tế châu Âu”, tìm hiểu các vấn đề sau + Sự phân bố các loại cây trồng, vật nuôi chính ở châu Âu + Sự phân bố các nghành công nghiệp ở châu Âu + Nêu tên và trình bày lĩnh vực dịch vụ nổi tiếng ở châu Âu như thế nào? ................................................................... Ngày dạy: 03/06/2019 Tiết 52 - Bài 55 KINH TẾ CHÂU ÂU I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HSKG. Trình bày và giải thích(ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Châu Âu. - Trình bày (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Châu Âu. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bản đồ Kinh tế châu Đại Dương. 2. HS: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tại sao nói dân cư Châu Âu đang già đi? Tình hình đô thị hoá ở Châu Âu diễn ra như thế nào? - Ở Châu Âu từ 1960 – 2000 tỉ lệ người cao tuổi ngày càng gia tăng, tỉ lệ người ít tuổi ngày càng giảm, nguyên nhân do tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp dưới 0,1%. - Mức độ đô thị hoá ở Châu Âu rất cao, tỉ lệ dân đô thị chiếm khoảng 75% dân số Châu Âu. Các thành phố nối tiếp nhau tạo thành dải đô thị. Đô thị hoá nông thôn ngày phát triển. 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV giới thiệu bài SGK. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * HĐ 1. Cá nhân: - GV chiếu H55.1 lên hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ nông nghiệp Châu Âu (H55.1) - HS suy nghĩ 5 phút TL 2 câu hỏi sau. - GV: Dựa vào H55.1 cho biết: ?: Kể tên các cây trồng và vật nuôi chính ở Châu Âu? - HS: Kể. ?: Nêu sự phân bố của các cây trồng và vật nuôi? - HS: TL. + Vùng trồng lúa mì, ngô và chăn nuôi bò, lợn tập trung chủ yếu ở đồng bằng phía bắc của tây và trung Âu. + Vùng trồng cây ăn quả: Nho, cam, chanh tập trung chủ yếu ở ven biển Địa Trung Hải. + Củ cải đường: Trồng ở đông nam và ven biển Bắc, biển Ban Tích. ? Tại sao cây trồng và vật nuôi phân bố không đồng đều? - GV giảng: + Địa hình...... + Khí hậu......... 1. Nông nghiệp: + Phân bố dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, thưa thất ở vùng núi nên ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp. ?Em có nhận xét gì về quy mô phát triển nông nghiệp ở châu Âu? ? Cho biết hình thức sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu? ? Sản xuất theo Hộ gia đình và trang trại có gì khác nhau? - GV: Giải thích từ đa canh nhiều và đa dạng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, còn chuyên môn hóa thì chuyên sản xuất về một số ngành công nghiệp quan trọng. ? Qua các đặc điểm trên em có nhận xét gì về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu? - HS: Châu Âu có nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao. - GV: KL ? Tại sao nền nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả kinh tế cao? - HS: - GV chiếu hình ảnh lên máy chiếu. * HĐ 2. Cá nhân: - GV: Hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ công nghiệp Châu Âu. ? Hãy kể tên các nghành công nghiệp ở châu Âu? - HS: Lên chỉ trên lược đồ. - Dựa vào H55.2: ? Trình bày sự phân bố các ngành công nghiệp ở Châu Âu?Tại sao có sự phân bố đó? - HS: Thảo luận và báo cáo kết quả. Phần lớn các trung tâm công nghiệp tập trung ở Tây Âu (Sản xuất ô tô, đóng tàu, hoá chất, luyện kim...) - GV: Phân bố không đồng đều... ? Em có nhận xét gì về sự phát triển công nghiệp ở châu Âu? - Qui mô sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu thường không lớn. - Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp gồm hai hình thức -> -> Hộ gia đình: Sản xuất theo hướng đa canh. -> trang trại: Sản xuất theo hướng chuyên môn hoá. - Nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao. - Vì: + Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến. + Gắn chặt với nông nghiệp chế biến, nhờ đó mà sản xuất công nghiệp có hiệu quả cao. 2. Công nghiệp: - Châu Âu là nơi tiến hành công nghiệp hoá sớm nhất trên thế giới ? Có những sản phẩm công nghiệp nổi tiếng nào? ? Thế nào là ngành công nghiệp truyền thống? cho ví dụ? - HS: Là những ngành công nghiệp xuất hiện từ rất sớm như luyện kim, cơ khí đóng tàu, dệt, may mặc... ? Ngày nay tình hình phát triển của các ngành công nghiệp truyền thống gặp phải những khó khăn gì? Tại sao? - GV chốt lại. - GV giảng: (từ những năm 80......cơ cấu công nghệ). SGKT166. - GV chiếu H55.3 lên bảng. ? Nêu hướng giải quyết những khó khăn mà nhiều ngành công nghiệp ở Châu Âu gặp phải, hình thức giải quyết những khó khăn đó NTN? - HS: TL - GV: Xây dựng nhiều ngành công nghiệp mới, các trung tâm công nghệ cao .... hợp tác rộng rãi, liên kết chặt chẽ giữa các nước, các viện nghiên cứu, các cơ quan khoa học nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Ví dụ như ở H55.3 SGK.Hợp tác với nhau để sản xuất máy bay E-bớt. - GV: cho ghi bảng. - GV chiếu hình ảnh lên máy chiếu. * HĐ 3. Cá nhân: - Gv yêu cầu HS đọc phần 3. ? Kể tên một số ngành dịch vụ mà em biết? - HS: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ... ? Cho biết tình hình phát triển của các ngành dịch vụ ở Châu Âu? - GV: Giảng. Dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triến nhất ở Châu Âu.... thương mại hàng đầu thế giới (SGK T167). - GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H55.4 SGK - GV mô tả về màu sắc khu du lịch dãy An –pơ. - Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng chất lượng cao như: Luyện kim, chế tạo máy, hóa chất... - Từ những năm 80 của thế kỉ XX nhiều ngành công nghiệp truyền thống gặp khó khăn trong sản xuất. - Nhiều ngành công nghiệp mới, hiện đại đang được phát triển trong các trung tâm công nghệ cao. 3. Dịch vụ: - Dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triến nhất ở Châu Âu. ? Trong các ngành kinh tế ở Châu Âu, ngành nào chiếm vị trí quan trọng nhất? Tại sao? - GV: Vì các hoạt động du lịch phong phú và đa dạng, hằng năm thu hút hàng trăm triệu lượt du khách nhưng môi trường vẫn được bảo vệ tốt. ? Em có nhận xét gì về ngành du lịch ở châu Âu? - GV chiếu hình ảnh lên máy chiếu. - Du lịch là ngành kinh tế quan trọng nhất, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều quốc gia Châu Âu. Hoạt động 3. Luyện tập: Câu 1: Các sp CN của CÂ nổi tiếng về: A. Chất lượng cao. B. Đa dạng mẫu mã. C. Số lượng nhiều. D. Được bảo hành với thời gian dài. Câu 2: Hãy kể tên các nghành công nghiệp được chú trọng ở Châu. A. Lọc dầu, chế tạo máy, dệt, hóa chất, chế biến thực phẩm. B. Sản xuất ô tô, khai thác dầu, đóng tàu, chế tạo vũ khí C. Luyện kim, chế tạo máy,hóa chất, CBTP, sản xuất hàng tiêu dùng. D. Sản xuất máy bay, khai thác chế biến gỗ, luyện kim,khai thác khoáng sản. Câu 3: Tại sao các ngành công nghiệp truyền thống ở châu Âu lại bị giảm sút? A. Do sự cạnh tranh của các nước B. Do số lượng hàng hóa ngày càng ít. C. Do giá cả hàng hóa quá cao. D. Do vốn đầu tư của chính phủ quá ít nên máy móc không được đổi mới. Câu 4: Ngành kinh tế qua trọng của nhiều quốc gia ở châu Âu là: A. Ngận hàng. B. Bưu chính viễn thông. C. Truyền thông. D. Du lịch. 4. Luyện tập * Bài tập TN: Câu1: A Câu 2: C Câu 3: A Câu 4: D Hoạt động 4. Vận dụng trên lớp/ở nhà: - Liên hệ tình hình dân số ở VN Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Tìm hiểu về môi trường tự nhiên châu Âu - Tìm hiểu sự phát triển các ngành công nghiệp ở châu Âu. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - HS học bài cũ, trả lời các CH 2 (SGK) - Chuẩn bị bài 61. Thực hành: Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế Châu Âu. ......................................................................................... Ngày dạy: 05/06/2020 Tiết 53 - Bài 61: THỰC HÀNH ĐỌC LƯỢC ĐỒ, VẼ BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về châu Âu: Vị trí các quốc gia theo từng khu vực của châu Âu. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Lược đồ các nước châu Âu. 2. HS: Compa, thước kẻ, chì.. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra tra 15 phút - Phụ lục: 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV giới thiệu bài SGK. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Cả lớp (10 phút) - Quan sát hình 61.1: + Nêu tên và xác định vị trí của một số quốc gia thuộc các khu vực Bắc Âu, Tây và Trung 1. Xác định vị trí một số quốc gia trên lược đồ: - Bắc Âu: Ai-xơ-len, Na-U, Thụy Điển, Phần Lan. Âu, Nam Âu, Đông Âu? + Xác định vị trí các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu? Hoạt động 2: Cả lớp (20 phút) + Xác đinh vị trí các nước Pháp và Ucraina trên bản đồ. Hai nước này thuộc các khu vực nào ở châu Âu? + Dựa vào số liệu thống kê vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Pháp và Ucaina năm 2000? - GV. Qua biểu đồ rút ra nhận xét. - Tây và Trung Âu: Ai-len, Anh, Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ba Lan, Séc,... - Nam Âu: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, I-ta-li-a, Hi Lạp... - Đông Âu: U-crai-na, Mô-đô-va, Bêlarut, Liên Bang Nga. * Liên minh châu Âu: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Séc, Bỉ, Đức, Ba Lan, I-ta-li-a,... 2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế: - Pháp thuộc khu vực Tây Âu. - Ucraina thuộc khu vực Đông Âu. - Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Pháp và Ucaina năm 2000. Hoạt động 4. Vận dụng trên lớp/ở nhà: - Liên hệ với VN về sự phát triển kinh tế, thay đổi cơ cấu kinh tế như thé nào? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - HS Tìm hiểu thêm về kinh tế châu Âu. - HS hoàn thiện bài tập V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - GV hướng dẫn HS làm các bài tập: bài 3 trang 171; bài 2 trang 174. - Xây dựng bài tập vẽ biểu đồ hình tròn từ bảng số liệu trang 174, sưu tầm thêm. - Xem lại các bài học ở HKII để chuẩn bị ôn tập. VI. Phụ lục – Kiểm tra 15 phút: A. Đề bài: Trình bày đặc điểm nông nghiệp và công nghiệp Châu Âu? B. Hướng dẫn chấm: Câu Nội dung Điểm * Nông nghiệp: - Quy mô sản xuất nông nghiệp ở các quốc gia châu Âu thường không lớn: Hộ gia đình hoặc các trang trại. - Nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao, áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật tiên tiến và gắn chặt với công nghiệp chế biến. => Sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao. * Công nghiệp: - Châu Âu là nơi tiến hành công nghiệp hóa sớm nhất thế giới. - Các ngành công nghiệp được chú trọng phát triển là luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, chế biến thực phẩm.... 1,5 1,5 1,5 1,0 1,0 - Phân bố tập trung vùng Rua, dọc sông Rai nơ. - Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao. - Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác, tự động hóa có năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao. 1,0 1,0 1,5

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_51_den_53_nam_hoc_2019_2020_truong.pdf