Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 48+49 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về châu Mĩ: về địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội.

2. Kĩ năng

- Trả lời câu hỏi tự luận.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Bảng phụ, Bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế châu Mĩ.

2. Học sinh:

- Ôn tập các nội dung trong chương Mĩ.

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp

- Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan.

2. Kĩ thuật

- Chia nhóm (đôi), đặt câu hỏi.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ?

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

- GV: Nêu mục tiêu bài học.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 48+49 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 7B- 20/5/2020 Tiết 48: BÀI TẬP CHÂU MĨ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về châu Mĩ: về địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội. 2. Kĩ năng - Trả lời câu hỏi tự luận. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Bảng phụ, Bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế châu Mĩ. 2. Học sinh: - Ôn tập các nội dung trong chương Mĩ. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan. 2. Kĩ thuật - Chia nhóm (đôi), đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV: Nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * HS khuyết tật: Yêu cầu ghi chép đầy đủ nội dung chính của bài học theo bảng ghi của Gv. - Đề bài: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu kinh tế của Hoa Kì năm 2001. (Đơn vị: %) Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 2 26 72 a. Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể iện cơ cấu kinh tế của Hoa Kì năm 2001. - GV hướng dẫn HS vẽ từng bước, quan sát và giúp đỡ Hs trong quá trình vẽ. Bài tập 1: Vẽ biểu đồ hình tròn. - Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Hoa Kì. + B1: Vẽ đường tròn bán kính 2,5 đến 3cm sau đó kẻ tia 12h. + B2: Tính số độ (góc ở tâm ) tương ứng với tỉ lệ %. + B3: vẽ các phần của biểu đồ theo số độ đã tính được. + B4: Hoàn thiện biểu đồ: thiết kế chú giải và ghi tên biểu đồ. Lưu ý, vẽ đến đâu gi tỉ lệ phần trăm và cú giải đến đó. b. Nêu nhận xét. Bài tập 2: Dựa vào bảng thống kê dưới đây: a) Hãy tính sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của ba nước và ghi vào cột 4 ở bảng. b) Vẽ biểu đồ so sánh bình quân lương thực có hạt/người của ba nước. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của Hoa Kì năm 2001 Nông ngiệp công nghiệp Dịch vụ * Nhận xét: - Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất (72%). - Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (2%) => Nền kinh tế Hoa Kì chủ yếu phát triển theo ướng công nghiệp óa, hiện đại hóa. Bài tập 2: - Bước 1: Đổi đơn vị - Bước 2: Tính bình quân lương thực có hạt/đầu người. - Bước 3: Vẽ biểu đồ cột. Tên nước Dân số(triệu người) Lương thực có hạt (triệu tấn) Bình quân lương thực có hạt/đầu người (kg/người) Ca-na-đa Hoa Kì Mehicô 31 284,5 99,6 44,25 325,31 29,73 .......................... .......................... .......................... Hoạt động 3. Luyện tập - Nhận xét cơ cấu kinh tế của Hoa Kì? Hoạt động 4. Vận dụng - Trao đổi và nhận xét bài của bạn. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - HDVN: Tìm hiểu về kinh tế Châu Mĩ trên Internet. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Ôn tập các nội dung đã học từ bài 35 đến bài 46 chuẩn bị giờ sau ôn tập. Ngày dạy: 7B- 21/5/2020 Tiết 49: ÔN TẬP I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Ôn lại kiến thức về châu Mĩ: địa hình Bắc Mĩ. - Ôn về đặc điểm kinh tế Trung và Nam Mĩ. - Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amadon? 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ, so sánh địa hình Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ. 3. Thái độ - Trung thực trong học tập. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Ôn tập các nội dung đã học. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan. 2. Kĩ thuật - Chia nhóm (đôi), đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV: GV nêu mục tiêu ôn tập. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * HS khuyết tật: Yêu cầu ghi chép đầy đủ nội dung chính của bài học theo bảng ghi của Gv. - GV sử dụng bản đồ tự nhiên Châu Mĩ, yc HS trả lời các câu hỏi: - Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ? I. Châu Mĩ 1. Địa hình - Phía tây là hệ thống núi trẻ Cooc-đi-e, cao trung bình 3000-4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. => Do địa hình cao lại có hướng bắc – nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây- đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên, sơn nguyên nội địa mưa ít hơn. - Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một - Địa hình Nam Mĩ có gì giống và khác địa hình Bắc Mĩ? - HS trình bày trên bản đồ. - Có mấy hình thức sở hữu trong nông nghiệp ở trung và Nam Mĩ? + Quy mô diện tích của 2 hình thức SX + Quyền sở hữu + Hình thức canh tác + Nông sản chủ yếu + Mục đích sản xuất - Nêu sự bất hợp lý trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ? - Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A- ma-dôn? lòng máng khổng lồ nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa. - Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc- tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón gió biển nên gây mưa. * Giống nhau: - Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản : phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp. * Khác nhau: - Bắc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên. - Hệ thống Cooc-đi-e chiếm ½ lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ. - Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía Bắc, thấp dần về phía Nam còn Nam Mĩ là một chuỗi đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp. 2. Kinh tế Trung và Nam Mĩ. - Nêu sự bất hợp lý trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ: - Các đại điền trang chỉ chiếm 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất canh tác và đồng cỏ chăn nuôi. - Phần lớn nông dân lại không có ruộng, phải đi làm thuê. - Hậu quả: ảnh hưởng đến sản xuất vì người dân không có điều kiện để cải tiến kĩ thuật, bị phụ thuộc vào đại điền trang, năng suất lao động thấp. Trong khi xuất khẩu các nông sản nhiệt đới nhưng lại phải nhập khẩu lương thực. - Phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn vì: - A-ma-dôn đang được coi là lá phổi xanh của thế giới, một vùng dự trữ sinh học qúy giá. Nếu không đặt vấn đề bảo vệ mà khai - Gv hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK, tập bản đồ. thác thiếu khoa học sẽ làm môi trường A- ma-dôn bị hủy hoại, ản hưởng đến khí hậu khu vực và toàn cầu. II. Bài tập - Làm các bài tập trong tập bản đồ Hoạt động 3. Luyện tập - Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ. Hoạt động 4. Vận dụng - - HS làm bài tập/gsk. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - HDVN: Tìm hiểu về dân cư Châu Mĩ trên Internet. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Ôn tập chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_4849_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf
Giáo án liên quan