I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần:
- So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động
kinh tế, mật độ dân số, lối sống.
- Biết sơ lược quá trình đô thị hoá và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới.
- Biết một số siêu đô thị trên thế giới.
2. Phẩm chất.
- Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp.
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng
hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Lược đồ dân cư thế giới.
2. Học sinh.
- SGK, tập bản đồ.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác.
2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực.
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 3+4 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 7A1: 16/9; Lớp 7A2: 14/9
Tiết 3, Bài 3: QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HÓA
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần:
- So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động
kinh tế, mật độ dân số, lối sống.
- Biết sơ lược quá trình đô thị hoá và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới.
- Biết một số siêu đô thị trên thế giới.
2. Phẩm chất.
- Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp.
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng
hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Lược đồ dân cư thế giới.
2. Học sinh.
- SGK, tập bản đồ.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác.
2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Dân cư trên thế giới phân bố như thế nào? Tại sao có sự phân bố đó?
3. Bài mới.
Hoạt động 1 Khởi động
- Em cư trú ở nông thôn hay thành thị?
- Nếu sự hiểu biết của em về địa bàn sinh sống?
Hoạt động 2 Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: (Cá nhân, 15 phút)
- Gv giới thiệu thuật ngữ "Quần cư" có 2 loại:
quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
- Giới thiệu thuật ngữ “Dân cư”: Là số người
sinh sống trên một diện tích.
- Phân biệt sự khác nhau giữa 2 thuật ngữ đó.
? Quần cư có tác động đến yếu tố nào của dân
cư ở một nơi?
- Hs Q. sát H 3.1 và H 3.2 SGK/10, cho biết:
? Cho biết mật độ dân số, nhà cửa đường sá ở
nông thôn và thành thị có gì khác nhau?
? Hãy cho biết sự khác nhau về hoạt động
kinh tế giữa nông thôn đối với đô thị?
I. Quần cư nông thôn và quần cư
đô thị.
- Quần cư nông thôn: Mật độ dân
số thấp; làng mạc, thôn xóm
thường phân tán gắn với đất canh
tác, đồng cỏ, đất rừng hay mặt
nước; dân cư sống chủ yếu dựa vào
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Quần cư đô thị: Mật độ dân số
cao, dân cư sống chủ yếu dựa vào
GV nhấn mạnh: Xu thế ngày nay là số
người sống ở các đô thị ngày càng tăng.
Hoạt động 2: (Cả lớp, 20 phút)
- Hs đọc đoạn đầu SGK/11, cho biết:
? Đô thị xuất hiện trên trái đất từ thời kì nào?
? Đô thị phát triển mạnh nhất vào khi nào? Vì
sao?
Quá trình phát triển đô thị gắn liền với phát
thương mại, thủ công nghiệp và công nghiệp.
- Hs xem lược đồ H 3.3 SGK/11và trả lời:
? Có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới từ 8
triệu dân trở lên?
? Châu nào có siêu đô thị nhất? Có mấy siêu
đô thị? Kể tên?
(Châu Á có 12 siêu đô thị).
Phần lớn các siêu đô thị ở các nước phát
triển.
- Hs đọc đoạn từ "Vào thế kỉ dân đô thị”
? Tỉ lệ dân số đô thị trên thế giới từ thế kỉ
XVIII đến năm 2000 tăng thêm mấy lần?
? Quá trình phát triển tự phát các đô thị, các
siêu đô thị đã gây nên những tác động xấu tới
môi trường như thế nào?
- Gv kết luận.
sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
- Lối sống nông thôn và đô thị có
nhiều điểm khác biệt.
2. Đô thị hoá. Các siêu đô thị.
- Đô thị hóa là xu thế tất yếu của
thế giới.
- Số dân đô thi trên thế giới ngày
càng tăng, hiện có hơn 50% dân số
thế giới sống trong các đô thị.
- Nhiều đô thị phát triển nhanh
chóng trở thành siêu đô thị.
- Sự tăng nhanh dân số, các đô thị,
siêu đô thị tự phát làm ảnh hưởng
đến môi trường, sức khoẻ, nhà ở, y
tế, học hành cho con người
Hoạt động 3 LUYỆN TẬP
? Quần cư nông thôn khác quần cư đô thị ở điểm nào?
Hoạt động 4 VẬN DỤNG
? VN đã có siêu đô thị chưa? Chưa có siêu đô thị?
? Hiện nay đô thị HCM và đô thị Hà Nội là bao nhiêu triệu người?
Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
Tìm hiểu thêm về các siêu đô thị và đô thị đô thị
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Xem trước bài 4 “Thực hành”.
? Phân tích tháp tuổi?
? Những khu vực tập trung dân số đông được phân bố ở đâu?
Ngày giảng: Lớp 7A1: 18/9; Lớp 7A2: 17/9
Tiết 4, Bài 4: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức. Sau bài thực hành, Hs cần:
- Nắm được khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân số không đồng đều trên thế giới.
- Khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị ở châu Á.
2. Phẩm chất.
- Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp.
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng
hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
- Bản đồ phân bố dân cư đô thị thế giới.
- Tháp dân số của TP Hồ Chí Minh Năm 1989 và 1999.
2. Học sinh.
- Tập bản đồ
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp Trực quan, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập
thực hành
2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Phân biệt quần cư nông thôn và quần cư đô thị?
3. Bài mới.
Hoạt động 1 Khởi động
- GV cho hs quan sát quả địa cầu.
? Quả địa cầu là gì? Quả địa cầu giúp gì cho các em trong bài học về Trái Đất?
GV giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2 Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: (Cá nhân/ nhóm, 17 phút)
- Hs Q. sát H 4.2 và H 4.3 SGK/13.
- Gv nói lại cách xem tháp tuổi.
- Gv hướng dẫn Hs so sánh 2 nhóm tuổi: Tuổi
dưới lao động (0-14), tuổi lao động(15-60),
tuổi trên lao động (trên 60) sau đó củng cố
cách đọc và nhận dạng tháp tuổi dân số già,
dân số trẻ.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm, 2 nhóm 1 nội
dung thảo luận câu hỏi sau:
? Nhóm 1, 3: Hình dáng của tháp tuổi có gì
thay đổi?
1. Bài tập 2. Tháp tuổi TP. Hồ
Chí Minh sau 10 năm (1989 -
1999).
- Tháp tuổi 1989 đáy rộng, thân
tháp thon dần Dân số trẻ.
- Tháp năm 1999 đáy tháp thu hẹp,
? Nhóm 2, 4: Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ?
Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét:
+ Tháp tuổi 1989 đáy rộng, thân tháp thon
dần => Dân số trẻ.
+ Tháp năm 1999 đáy tháp thu hẹp, thân tháp
phình rộng và số người trong độ tuổi lao động
nhiều => Dân số già.
- Gv kết luận: Sau 10 năm tình hình dân số
TP HCM đã già đi.
Hoạt động 2: (Cá nhân, 17 phút)
- Hs Q. sát lược đồ phân bố dân cư châu Á
- Gv hướng dẫn Hs đọc bảng chú giải.
? Tìm trên lược đồ những khu vực tập trung
nhiều chấm đỏ (500.000 người). Mật độ chấm
dày nói lên điều gì?
? Những khu vực tập trung dân số đông được
phân bố ở đâu?
? Tìm trên lược đồ các khu vực có chấm tròn
lớn và vừa? Các đô thị tập trung phân bố ở
đâu?
- Gv nói thêm ở vùng núi, vùng sâu, xa, biên
giới, hải đảo Cuộc sống và đi lại khó khăn
Dân cư ít.
thân tháp phình rộng và số người
trong độ tuổi lao động nhiều
Dân số già.
- Sau 10 năm tình hình dân số TP
HCM đã già đi.
2. Bài tập 3. Sự phân bố dân cư
châu Á.
- Dân cư Châu Á phân bố không
đều:
+ Tập trung đông ở Đông Á, Tây
Nam Á, Nam Á, ven biển Thái
Bình Dương, Ấn Độ Dương.
+ Thưa thớt ở nội địa, vùng núi.
Hoạt động 3 LUYỆN TẬP
Dân cư ở nước ta tập trung đông ở vùng nào, thưa thớt ở đâu? Vì sao
Hoạt động 4 VẬN DỤNG
Liên hệ phân bố dân cư ở địa phương mình
Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
Tìm hiểu thêm về sự phân bố dân cư ở nước ta.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Hoàn thanh bài thực hành vào vở.
- Xem trước bài 5 “Đới nóng. Môi trường Xích đạo ẩm”.
- Ôn tập các đới khí hậu chính trên Trái Đất lớp 6:
- Ranh giới, các đới.
- Đặc điểm khí hậu: Nhiệt độ, lượng mưa, gió của các đới.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tiet_34_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs_m.pdf