I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày một số đặc điểm cơ bản về dân cư, xã hội Châu Phi.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số, tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia châu Phi.
3. Thái độ:
- HS tích cực học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: Sử dụng các công cụ địa lí học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội
II. CHUẨN BỊ
GV: - Bản đồ dân cư, mật độ dân số và các đô thị lớn châu Phi.
- Bản đồ các nước châu phi.
HS: Làm bài tập và đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: cá nhân, nhóm đôi,
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra việc làm bài ở nhà: Biểu đồ C, D)
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động: Dân cư châu Phi phân bố không đều và gia tăng nhanh. Bùng nổ dân số, đại dịch AIDS, xung đột giữa các tộc người và sự can thiệp của nước ngoài là những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của châu lục này.
15 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 30 đến 35 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/11/2019
Ngày giảng: 7A5: ....../11; 7A6: 27/11; 7A7:...../11
Tiết 30 - Bài 29: DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày một số đặc điểm cơ bản về dân cư, xã hội Châu Phi.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số, tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia châu Phi.
3. Thái độ:
- HS tích cực học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: Sử dụng các công cụ địa lí học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội
II. CHUẨN BỊ
GV: - Bản đồ dân cư, mật độ dân số và các đô thị lớn châu Phi.
- Bản đồ các nước châu phi.
HS: Làm bài tập và đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: cá nhân, nhóm đôi,
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra việc làm bài ở nhà: Biểu đồ C, D)
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động: Dân cư châu Phi phân bố không đều và gia tăng nhanh. Bùng nổ dân số, đại dịch AIDS, xung đột giữa các tộc người và sự can thiệp của nước ngoài là những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của châu lục này.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: (Cá nhân - 15’)
- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ phân bố dân cư và đô thị châu Phi H29.1/ Tr.90 SGK.
? Quan sát lược đồ trình bày sự phân bố dân cư ở châu Phi và giải thích về sự phân bố đó.
- GV hướng dẫn HS xác định các vùng đông dân ở châu Phi trên lược đồ.
GV: Lưu vực sông Nin là nơi có mật độ dân cư cao nhất châu Phi vì đây là châu thổ đất đai phì nhiêu, màu mỡ.
? Tại sao phần lớn dân cư châu Phi sống ở nông thôn?
? Xác định trên lược đồ vị trí các thành phố có từ 1 triệu dân trở lên? Nhận xét về vị trí các thành phố đó?
HĐ2: (nhóm đôi- 20’)
- GV giới thiệu về vấn đề bùng nổ dân số ở châu Phi.
- GV yêu cầu hs hđ cá nhân (1p), chia sẻ nhóm đôi về các nội dung sau:
? Vì sao ở châu Phi có hiện tượng bùng nổ dân số?
- Hướng dẫn HS quan sát bảng số liệu về tình hình dân số của một số quốc gia ở châu Phi.
? Những quốc gia nào có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn mức trung bình năm của châu Phi? Nằm ở vùng nào chủ châu Phi.
? Quốc gia nào có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn mức trung bình của châu Phi? Năm ở vùng nào châu Phi.
? Hãy nêu những hậu quả của hiện tượng bùng nổ dân số ở châu Phi.
? Tại sao nạn đói thường xuyên đe dọa châu Phi?
- HS : dân số tăng nhanh, KT – XH chậm phát triển.
? Tại sao vấn đề bùng nổ dân số không thể kiểm soát được ở châu Phi.
- HS: Vấn đề kiểm soát việc sinh đẻ khó thực hiện ở châu Phi vì gặp trở ngại của thủ tục truyền thống, sự thiếu hiểu biết của người dân về khoa học – kĩ thuật
- HS trả lời, GV nhận xét, mở rộng kiến thức về các nạn đói và các dịch bệnh thường xảy ra ở châu Phi.
? Do đâu ở châu Phi thường xảy ra các xung đột tộc người?
- GV phân tích : Âm mưu thâm độc của thực dân châu Âu thể hiện việc thành lập các quốc gia thể hiện qua các chính sách chia để trị, các quốc gia khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tôn giáo
? Tại sao trong cùng một nước hoặc giữa các nước láng giềng mâu thuẫn giữa các dân tộc rất căng thẳng?
- HS: chính quyền nằm trong tay thủ lĩnh của một vài tộc người
? Kết quả của việc giải quyết những mâu thuẫn trên là gì? Để lại hậu quả như thế nào cho nền kinh tế- xã hội?
- HS: Nội chiến làm cho nền kinh tế giảm sút, tạo cơ hội cho nước ngoài nhảy vào can thiệp.
? Hậu quả của các cuộc xung đột nội chiến giữa các nước láng giềng như thế nào?
- HS: Dẫn đến bệnh tật, nghèo đói, KT-XH bất ổn, đặc biệt bệnh ADIS phát triển mạnh nhất Thế gới
- GV cho HS quan sát H.29.2/ Tr.92 SGK
? Cho biết nội dung trong ảnh?
1. Lịch sử và dân cư
a. Sơ lược lịch sử: (Không dạy)
b. Dân cư:
- Dân cư châu Phi phân bố không đều.
+ Dân cư tập trung đông: Ở phần duyên hải cực Bắc, cực Nam, ven vịnh Ghi-nê, thung lũng sông Nin.
+ Dân cư thưa thớt: Ở vùng rừng rậm xích đạo, các hoang mạc lớn (Xa-ha-ra, Ca-la-ha-ri), nhiều vùng rộng lớn hầu như không có người ở.
- Sự phân bố dân cư ở châu Phi phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của các môi trường tự nhiên.
- Phần lớn dân cư châu Phi sống ở nông thôn.
- Các thành phố lớn thường là các thành phố cảng, tập trung ven biển
2. Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người châu Phi.
a. Bùng nổ dân số:
- Châu Phi có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới (2,4%)
- Nạn đói và đại dịch AIDS đang đe doạ người dân châu Phi.
b. Xung đột tộc người :
- Xung đột giữa các tộc người làm kinh tế - xã hội châu Phi chậm phát triển, tạo cơ hội để các nước láng giềng can thiệp vào.
HĐ 3: Luyện tập
- Sự phân bố dân cư châu Phi chủ yếu dựa vào yếu tố tự nhiên XH nào?
- Nguyên nhân XH nào đã làm con người ở châu Phi nghèo nàn, bệnh tật?
- Chọn đáp án đúng nhất : Hậu quả của xung đột tộc người ở châu Phi là
A . Làn sóng di dân tăng nhanh
B . Sản xuất đình trệ, mức sống hạ thấp, cơ sở hạ tầng bị tàn phá
C . Nhiều vấn đề xã hội nảy sinh : thất nghiệp, dịch bệnh, đói nghèo,
D . Tất cả các ý trên.
HĐ 4: Vận dụng
- GV hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu thêm thông tin về tham họa và đại dịch HIV/AIDS ở VN tại thời điểm năm 2000.
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
- Sưu tầm các tranh ảnh về căn bệnh HIV/AIDS, ô nhiễm môi trường.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- HS học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK / tr 92.
- Đọc trước bài mới: Kinh tế châu Phi: đọc và xác định các sản phẩm nông nghiệp châu Phi, xác định các ngành, trung tâm công nhiệp châu Phi.
Ngày soạn: 04/11/2019
Ngày giảng: 7A5: ....../11; 7A6: 27/11; 7A7:...../11
Tiết 32 - Bài 31: KINH TẾ CHÂU PHI
(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được đặc điểm kinh tế chung của ngành dịch vụ ở châu Phi.
- Biết được châu Phi có tốc độ đô thị hóa khá nhanh và sự bùng nổ dân số đô thị. Nguyên nhân và hậu quả.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bản số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số, tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia Châu Phi.
3. Thái độ:
- HS tích cực học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: Sử dụng các công cụ địa lí học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bản đồ kinh tế châu Phi
HS: SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: cá nhân, nhóm, vấn đáp
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Cho biết sự khác nhau cơ bản trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi.
? Tại sao công nghiệp châu Phi còn chậm phát triển?
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động: Với sự phát triển của công nghiệp và công nghiệp như vậy thì dịch vụ Châu Phi phát triển như thế nào? => Bài 31
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động cả lớp / Nhóm - 25’
- GV yêu cầu HS đọc khái niệm “ngành dịch vụ” SGK/ Tr.186 và khái niệm “khủng hoảng kinh tế” SGK/ Tr.187
- Yêu cầu HS nghiên cứu kiến thức sgk và cho biết ở châu Phi những hoạt động dịch vụ nào phát triển?
- HS : Xuất - nhập khẩu, giao thông, du lịch
- GV chia lớp làm 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận (3 phút) theo phiếu học tập
N: Phiếu học tập số 1
- Quan sát lược đồ kinh tế châu Phi kết hợp nghiên cứu kiến thức sgk, cho biết :
? Những mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu ở châu Phi? Giải thích tại sao?
- HS: + Không chú trọng cây lương thực, các đồn điền chỉ chú trọng cấy công nghiệp để xuất khẩu
+ Vì các công ty tư bản nước ngoài nắm giữ ngành khai khoáng, công nghiệp chế biến.
? Xác định trên lược đồ các vùng chuyên canh nông sản xuất khẩu và các vùng khai thác khoáng sản xuất khẩu ở châu Phi?
N2: Phiếu học tập số 2
? Quan sát lược đồ kinh tế châu Phi, xác định và nhận xét vai trò của các tuyến đường sắt quan trọng ở châu Phi và vai trò của kênh đào Xuy-ê đối với hoạt động xuất nhập khẩu của châu Phi?
N3: Phiếu học tập số 3
? Vì sao du lịch là hoạt động đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước châu Phi?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, nhấn mạnh về hoạt động kinh tế đối ngoại và sự khủng hoảng kinh tế ở châu Phi.
Hoạt động cá nhân - 15’
- Yêu cầu HS nghiên cứu sgk, chia sẻ bạn cùng bàn về các nội dung sau:
? Cho biết đặc điểm đô thị hoá ở châu Phi?
- GV hướng dẫn HS quan sát bảng số liệu tỉ lệ dân thành thị của một số quốc gia ở châu Phi (Năm 2000)/ Tr.98 SGK
? Quan sát bảng số liệu cho biết sự khác nhau về mức độ đô thị hoá giữa các quốc gia ven vịnh Ghi-nê, duyên hải Bắc Phi và duyên hải Đông Phi?
- GV treo lược đồ phân bố dân cư và đô thị châu và hướng dẫn HS.
? Quan sát bản đồ cho biết châu Phi có bao nhiêu đô thị trên 1 triệu dân? Nêu tên và xác định vị trí các đô thị có trên 5 triệu dân ở châu Phi?
? Những nguyên nhân nào dẫn đến tốc độ đô thị hoá nhanh ở châu Phi? Hậu quả nảy sinh do bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi?
- HS : Nguyên nhân bùng nổ dân số đô thị châu Phi: Do không kiểm soát được gia tăng dân số, thiên tai, sản xuất nông nghiệp không phát triển, nội chiến liên miên
- GV yêu cầu HS quan sát hình 31.2/ Tr.99 SGK mô tả và nêu nhận xét
3. Dịch vụ:
- Hoạt động kinh tế đối ngoại tương đối đơn giản. Chủ yếu là nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa cho các nước tư bản.
+ Là nơi cung cấp nguyên liệu thô: Nông sản, khoáng sản.
+ 90% thu nhập ngoại tệ nhờ Xuất khẩu nông sản và khoáng sản.
+ Là nơi nhập khẩu: Hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm, máy móc, thiết bị
- Lệ phí qua kênh đào Xuy-ê và du lịch đem lại nguồn lợi lớn cho các nước ở châu Phi.
4. Đô thị hoá
- Tốc độ đô thị hoá khá nhanh, bùng nổ đô thị. Đô thị hoá tự phát.
- Nguyên nhân: Gia tăng dân số tự nhiên cao, sự di dân ồ ạt từ nông thôn vào các thành phố lớn vì lí do thiên tai, xung đột tộc người, xung đột biên giới...
- Hậu quả: Đô thị hoá không tương xứng với trình độ công nghiệp hoá làm xuất hiện nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết.
HĐ 3: Luyện tập
- Quan sát H.31.1/8 Tr.97 và H.29.1/ Tr.90 SGK cho biết
? Tên một số cảng biển ở châu Phi.
? Châu Phi có bao nhiêu đô thị trên 1 triệu dân.
HĐ 4: Vận dụng
GV hướng dẫn hs về nhà thực hiện
? Nêu tên các đô thị có trên 5 triệu dân?
- Xác định các đô thị lớn trên lược đồ
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
GV yêu cầu hs liên hệ kiến thức thực tế (giao về nhà thực hiện)
Dựa vào kiến thức thưc tế liên hệ ở VN với sự phát triển đô thị như hiện nay VN đang nảy sinh những vấn đề gì về an ninh và xã hội.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- HS học bài cũ và trả lời câu hỏi sgk – tr 99.
- Đọc trước bài mới: Các khu vực của châu Phi
+ Xác định các khu vực của châu Phi
+ Kể tên các ngành kinh tế chính của các khu vực.
Ngày soạn: 17/11/2019
Ngày giảng: 7A5: ....../11; 7A6: 28/11; 7A7: 26/11
Tiết 33 - Bài 32: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Bắc Phi và Trung Phi.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ dân cư, kinh tế và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Bắc Phi và trung Phi.
- Phân tích ảnh địa lí về các hoạt động kinh tế của các quốc gia ở trung Phi.
3. Thái độ.
- HS thêm yêu môn học hơn.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: Sử dụng các công cụ địa lí học.
II.CHUẨN BỊ
GV: Bản đồ tự nhiên châu Phi.
HS: Đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: cá nhân, nhóm, vấn đáp
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm gì? Nhập khẩu hàng gì? Vì sao châu Phi lại chủ yếu xuất, nhập các loại hàng hoá đó.
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động: Châu Phi có trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, có thể phân chia châu Phi thành ba khu vực với tất cả những nét đặc trưng khái quát về tự nhiên, về kinh tế - xã hội là Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi. Bài học này ta tìm hiểu đặc điểm cơ bản của thiên nhiên và đặc trưng kinh tế chung của khu vực Bắc Phi và Trung Phi.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ cá nhân/nhóm - 25’
? Dựa vào H32.1 hãy xác định vị trí giới hạn khu vực Bắc Phi? Gồm mấy quốc gia.
- GV Y/C hs thảo luận theo nhóm (6’)
- Nhóm lẻ: Đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi) của phía Bắc khu vực.
- Nhóm chẵn: Khí hậu và cảnh quan khu vực Bắc Phi đã thay đổi theo hướng nào? Tại sao?
- HS chia sẻ ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá các nhóm.
Dựa vào thông tin sgk + H32.3 nêu các đặc điểm dân cư - kinh tế của khu vực Bắc Phi?
- GV: Các nước ven ĐTH có nền văn minh cổ đại rực rỡ. Nền văn minh Ai-cập với các kim tự tháp, chữ viết tượng hình, nghệ thuật (vẽ), khoa học (thiên văn học)
? Cho biết giá trị của con sông Nin?
HĐ nhóm - 15’
Dựa vào thông tin sgk + H32.1 + h26.1 thảo luận theo 6 nhóm trong thời gian 3 phút.
? Hãy nêu các đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung Phi?
- Nhóm 1,2,3 phía tây Trung Phi
- Nhóm 4,5,6 phía đông Trung Phi
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
? Đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung Phi thay đổi theo hướng nào? Tại sao?
1. Khu vực Bắc Phi:
- Gồm 11 quốc gia
a. Khái quát tự nhiên:
- Địa hình: Phía tây bắc là dãy núi trẻ Atlat. Các đồng bằng ven biển Địa Trung Hải nhỏ hẹp.
- Khí hậu - Thực vật: ĐB và sườn núi đón gió có mưa nhiều => Rừng sồi, dẻ rậm rạp. Sâu trong nội địa lượng mưa giảm dần => Xa van và cây bụi phát triển.
b. Khái quát kinh tế - xã hội:
- Dân cư: Chủ yếu là người A-rập, Bec-be thuộc chủng tộc ơrôpêôit, theo đạo Hồi
- Kinh tế: Chủ yếu dựa vào khai thác khoáng sản để xuất khẩu : Dầu mỏ, khí đốt, phôt phát và Phát triển du lịch.
+ Các nước ven ĐTH trồng lúa mì, nho, ô liu, các cây ăn quả cận nhiệt
+ Các nước phía nam Xa-ha-ra trồng 1 số cây nhiệt đới : lạc, bông, ngô
2. Khu vực Trung Phi:
a. Khái quát tự nhiên:
Phía tây
Phía đông
- ĐH: Chủ yếu là các bồn địa
- KH - TV:
+ Môi trường xich đạo ẩm: Nóng ẩm mưa nhiều quanh năm => Rừng rậm xích đạo xanh quanh năm.
+ Môi trường nhiệt đới: Có lượng mưa giảm dần khi đi về 2 chí tuyến, chia 2 mùa mưa và khô rõ rệt => Rừng thưa - xa van.
- ĐH: Chủ yếu là các sơn nguyên ba dan rộng lớn. Trên các sơn nguyên có các đỉnh núi cao và nhiều hồ kiến tạo.
- KH- TV:
+ KH: gió mùa xích đạo. Trên các SN quanh năm mát dịu => Hình thành Xa-van công viên độc đáo. Trên các sườn núi đón gió có rừng rậm bao phủ
- Đông Phi có nhiều khoáng sản.
HĐ 3: Luyện tập
- GV khái quát lại nội dung bài học
? Trình bày đăc điểm tự nhiên khu vực Bắc Phi.
HĐ 4: Vận dụng
Yêu cầu hs về nhà lập bảng so sánh sự khác biệt về tự nhiên giữa phần phía tây và phần phía đông của khu vực trung phi.
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
Dựa vào kiến thức đã học cho biết sự khác nhau giữa kinh tế khu vực bắc phi và trung phi (GV giao cho hs về nhà làm)
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Học bài và đọc trước mục 2 phần b và mục 3.
Ngày soạn: 24/11/2019
Ngày giảng: 7A5: 26/11; 7A6: 28/11; 7A7:29/11
Tiết 34 - Bài 33: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI
(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích những đặc điểm nổi bật về kinh tế- xã hội Trung Phi.
- Trình bày và giải thích những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Nam Phi.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích lược đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế để hiểu và tình bày được đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế khu vực Nam Phi.
3. Thái độ.
- HS thêm yêu môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: Sử dụng các công cụ địa lí học, giải thích một số hiện tượng tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bản đồ các nước châu Phi, Bản đồ tự nhiên châu Phi
HS: SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: cá nhân, nhóm, vấn đáp
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày nét khái quát về kinh tế, xã hội khu vực Bắc Phi
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động: Nam Phi là khu vực nhỏ nhất trong ba khu vực của châu Phi, nhưng Nam Phi là khu vực có ý nghĩa quan trọng, đại diện cho một châu Phi đang đổi mới và phát triển mạnh mẽ. Bài hôm nay ta tiếp tục tìm hiểu về tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nằm ở nửa cầu Nam của châu Phi.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: (Cá nhân - 10’).
GV yêu cầu hs hđ cá nhân (2p), sau đó chia sẻ với bạn cùng bàn theo các câu hỏi sau
? Dựa H32.1 hãy xác định các quốc gia Trung Phi.
? Dựa thông tin sgk + H32.3 Cho biết đặc điểm dân cư - kinh tế các nước Trung Phi?
? Tại sao các nước khu vực Trung Phi lại thường xuyên bị rơi vào khủng hoảng kinh tế?
- Do giá nông sản xuất khẩu bị rớt giá trên thị trường xuất khẩu. Nạn châu chấu phá hoại, đất đai bị khai thác thoái hóa xói mòn nhanh chóng.
HĐ2: (Nhóm - 30’)
- GV treo lược đồ các nước châu Phi yêu cầu HS lên xác định vị trí các nước thuộc khu vực Nam Phi.
- GV treo lược đồ tự nhiên châu Phi, xác định giới hạn khu vực Nam Phi trên lược đồ.
- GV tổ chức thảo luận nhóm (5 phút)
N1, 2: Quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi cho biết:
1. Độ cao trung bình của khu vực Nam Phi?
2. Đặc điểm địa hình khu vực Nam Phi?
3. Các dạng địa hình phân bố như thế nào ở Nam Phi?
- Yêu cầu HS xác định trên lược đồ dãy Đrê-ken-bec và bồn địa Ca-la-ha-ri.
N3, 4:
1. Khu vực Nam Phi nằm chủ yếu trong môi trường khí hậu nào? Nêu đặc điểm khí hậu của Nam Phi?
2.Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn khí hậu Bắc Phi ?
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
- GV cho HS thảo luận nhóm (3 phút)
? Nêu đặc điểm thảm thực vật ở Nam Phi ? Thảm thực vật thay đổi từ tây sâng đông như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó.
- Đại diện các nhóm báo cáo
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
? Nghiên cứu sgk kết hợp kiến thức đã học cho biết so với khu vực Bắc Phi và Trung Phi, thành phần chủng tộc của Nam Phi có nét khác biệt như thế nào? Dân cư Nam Phi chủ yếu theo tôn giáo nào?
- GV giảng về sự phân biệt chủng tộc của Cộng hoà Nam Phi:
? Thái độ của chúng ta đối với sự phân biệt chủng tộc như thế nào?
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 32.3/ Tr.102/ SGK
? Nêu sự phân bố các loại khoáng sản chính, các cây hoa quả cận nhiệt đới và chăn nuôi ở Nam Phi?
? Kể tên các ngành kinh tế chính ở khu vực Nam Phi ?
? Nhận xét tình hình phát triển kinh tế của các nước trong khu vực Nam Phi?
2. Khu vực Trung Phi.
b. Khái quát kinh tế- xã hội.
- Dân cư:
+ Đông dân nhất Châu Phi
+ Dân cư chủ yếu là người Ban-tu thuộc chủng tộc Nê-grô-it, tín ngưỡng rất đa dạng.
+ Dân cư tập trung đông ven các hồ lớn.
- Kinh tế:
+ Các quốc gia Trung Phi phần lớn là nghèo
+ Nền kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu
+ Nhiều nước trong khu vực thường xuyên rơi vào khủng hoảng kinh tế.
3. Khu vực Nam Phi
a. Khái quát tự nhiên
- Địa hình:
+ Độ cao trung bình hơn 1000m
+ Phía Đông Nam là dãy Drê-ken-bec
+ Trung tâm trũng xuống tạo thành bồn địa Ca-la-ha-ri.
- Phía tây là các hoang mạc
- Khí hậu: Phần lớn Nam Phi nằm trong môi trường nhiệt đới.
+ Phía đông quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Cực Nam có khí hậu Địa Trung Hải.
+ Phía Tây có khí hậu khô và nóng.
- Thảm thực vật thay đổi từ Đông sang Tây theo sự thay đổi của lượng mưa :
+ Phía đông có rừng nhiệt đới
+ Càng đi sâu vào nội địa cảnh quan chuyển sang rừng thưa rồi xavan
+ Phía tây thực vật cần cổi, thưa thớt
b. Khái quát kinh tế- xã hội:
- Dân cư:
+ Thành phần chủng tộc đa dạng
( Nê-grô-it, Ơ-rô-pê-ô-it và người lai).
+ Phần lớn theo đạo Thiên Chúa.
- Kinh tế: Trình độ phát triển rất không đều, Cộng hoà Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất châu Phi.
- Các ngành công nghiệp chính là khai thác khoáng sản, luyện kim màu, cơ khí, hóa chất...
HĐ 3: Luyện tập
- GV khái quát lại nội dung bài học
? Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơi khí hậu Bắc Phi?
? Nêu một số đặc điểm của công nghiệp và nông niệp của Cộng hoà Nam Phi?
HĐ 4: Vận dụng
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 3/ SGK/ Tr.106
Thu nhập bình quân đầu người = GDP/ Số dân (USD/người)
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
GV hướng dẫn hs về nhà tìm hiểu thêm thông tin về châu Phi theo gợi ý câu hỏi sau
- Tại sao người ta gọi thập niên 60 của thế kỉ 20 là “thập niên Châu Phi”?
( Thập niên 60 của thế kỉ 20 là năm nhiều quốc gia thuộc địa châu Phi giành được độc lập từ các nước thực dân Châu Âu, nhất là thuộc địa của Pháp).
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Học bài, làm bài tập 3 sgk/tr106 vào vở.
- Đọc trước bài 34: Thực hành: So sánh nền kinh tế của ba khu vực châu Phi.
Ngày soạn: 25/11/2019
Ngày giảng: 7A5: 27/11; 7A6: ....../11; 7A7:...../11
Tiết 35: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức về châu Phi
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tư duy, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ:
- HS tích cực học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: năng lực tư duy, tổng hợp kiến thức.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bản đồ kinh tế châu Phi
HS: SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: cá nhân, cặp, vấn đáp
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài)
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động: Ôn tập lại các kiến thức cơ bản về tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Phi.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (Cặp - 25’)
- GV yêu cầu cá nhân hs nhớ kiến thức, thực hiện cặp đôi “tôi hỏi bạn trả lời”. theo một số câu hỏi sau
? Trình bày đặc điểm địa hình, khoáng của sản châu Phi.
? Vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng
? Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư ở châu Phi.
? Nguyên nhân nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - Xã hội của châu Phi.
? Nêu sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi.
? Tại sao châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản, nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.
Hoạt động 2: ( Cả lớp - 15’)
- GV hệ thống lại nội dung cơ bản nhất của các kiết đã ôn tập tiết 12, 25.
- GV yêu cầu hs về nhà ôn tập.
I. Châu Phi.
1. Tự nhiên châu Phi.
a. Địa hình:
- Khá đơn giản.
+ Gần toàn bộ châu lục là một cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m.
+ Chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp.
+ Phía đông được nâng lên mạnh => có nhiều thung lũng sông sâu, nhiều hồ dài và hẹp.
+ Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.
- Hướng nghiêng chính của địa hình là thấp dần từ Đông Nam đến Tây Bắc.
b. Khoáng sản:
- Châu Phi có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú: Vàng, kim cương Ngoài ra, còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt
c. Khí hậu:
- Châu Phi nằm giữa hai chí tuyến nên châu Phi là một châu lục nóng.
- Quanh năm chịu ảnh hưởng của khôi khí chí tuyến lục địa, mưa rất ít, rất khô hạn.
- Bờ biển ít bị cắt xẻ, lục địa hình khối rộng lớn ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền, nên châu Phi là một châu lục khô.
- Ảnh hưởng của dòng biển lạnh chạy ven bờ.
2. Dân cư, xã hội châu Phi:
- Dân cư châu Phi phân bố rất không đều.
+ Dân cư tập trung đông: Ở phần duyên hải cực Bắc, cực Nam, ven vịnh Ghi-nê, thung lũng sông Nin.
+ Dân cư thưa thớt: Ở vùng rừng rậm xích đạo, các hoang mạc lớn (Xa-ha-ra, Ca-la-ha-ri), nhiều vùng rộng lớn hầu như không có người ở.
- Sự phân bố dân cư ở châu Phi phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của các môi trường tự nhiên.
- Phần lớn dân cư châu Phi sống ở nông thôn.
- Các thành phố lớn thường là các thành phố cảng, tập trung ven biển
- Xung đột giữa các tộc người làm kinh tế - xã hội châu Phi chậm phát triển, tạo cơ hội để các nước láng giềng can thiệp vào.
3. Kinh tế của châu Phi.
- Có sự khác nhau về tỉ trọng, kĩ thuật canh tác:
+ Cây công nghiệp được chú trọng theo hướng chuyên môn hóa nhằm mục đích xuất khẩu. Các đồn điền thường thuộc sở hữu của các công ti tư bản nước ngoài, tổ chức sản xuất theo quy mô lớn.
+ Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ, hình thức canh tác nương rẫy khá phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón, chủ yếu dựa vào sức người..
- Tại vì Công nghiệp kém phát triển nên phần lớn các nước châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản và nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng.
II. Ôn tập theo kiến thức đã ôn tập.
- Ôn tập theo tiết 12, 25
HĐ 3: Luyện tập
- GV yêu cầu hs khái quát lại các nội dung ôn tập
HĐ 4: Vận dụng
? Tại sao châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản, nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
- Gv yêu cầu hs về nhà ôn thêm các nội dung đã học tiết 12, tiết 25.
V. HƯỚNG
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tiet_30_den_35_nam_hoc_2019_2020_truong.docx