Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 27: Vùng Bắc Trung Bộ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với

việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng,

những thuận lợi,

khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối

với sự phát triển của vùng.

2. Kĩ năng

- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.

- Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên để phân tích, trình bày về đặc điểm tự nhiên

của vùng.

- Phân tích bảng thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã

hội của vùng.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ.

2. Học sinh:

- Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 27: Vùng Bắc Trung Bộ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9B- 19/11/2019. Tiết 27 - Bài 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng, những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội. - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng. 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng. - Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên để phân tích, trình bày về đặc điểm tự nhiên của vùng. - Phân tích bảng thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của vùng. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ. 2. Học sinh: - Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan. 2. Kĩ thuật - Chia nhóm (đôi), trình bày 1 phút, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức - GV kiểm tra sĩ số lớp, ghi chú vào góc bảng. 2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra bài tập về nhà của HS 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động GV: Vùng Bắc Trung Bộ là vùng có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên: rừng, biển, khoáng sản, du lịch song lại là vùng có nhiều thiên tai gây không ít khó khăn cho vùng trong sx và đời sống. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung * Đối với lớp BC: GV hướng dẫn HS xác định giới hạn (kết luận tiếp giáp) và giới thiệu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng. * Đối với lớp A: GV hướng dẫn HS xác định giới hạn lãnh thổ của vùng. - GV giới thiệu hành chính, dân số, diện tích của vùng. - Quan sát H23.1: + Cho biết đặc điểm và giới hạn lãnh thổ của vùng? (KG) - Nêu ý nghĩa của vị trí giới hạn đó? - HS trả lời. - GV chốt kiến thức. * Mở rộng: + Các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công: Lào, Thái Lan và Mianma. + Vị trí ngã tư đường của vùng, mở ra triển vọng và khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước. + Đường số 9 được chọn là một trong các con đường xuyên ASEAN; Lao Bảo trở thành khu vực trọng điểm phát triển kinh tế và thương mại. - Quan sát H23.1 và dựa kiến thức đã học thảo luận nhóm bàn 4p cho biết: + Dải Trường Sơn Bắc đã ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của vùng Bắc Trung Bộ ? I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - Vị trí địa lí: + Phía Bắc giáp vùng TD&MN Bắc Bộ, Vùng ĐBS Hồng. + Phía Tây: giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. + Phía Nam: Giáp Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. + Phía Đông: Giáp Biển Đông. - Giới hạn lãnh thổ: lãnh thổ hẹp ngang; kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam. - Ý nghĩa của vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: Là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông và ngược lại, cửa ngõ hành lang Đông - Tây của Tiểu vùng sông Mê Công. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên * Đặc điểm: - Khí hậu: Dải Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng sâu sắc tới khí hậu của vùng: + Sườn đông đón gió mùa đông bắc gây mưa lớn về thu đông. + Gây hiệu ứng phơn, thường gọi là gió - Bắc Trung Bộ có sự khác biệt giữa phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn. - Dựa H23.1 + 23.2 hãy so sánh tiềm năng tài nguyên rừng, du lịch và khoáng sản giữa phía bắc và nam dãy Hoành sơn? - HS: khác nhau về tài nguyên rừng và khoáng sản phía Bắc => Nam. + Địa hình của vùng có đặc điểm gì nổi bật? - GV: Thiên tai thường xảy ra, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư trong vùng. + Dựa vào sự hiểu biết hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ? - HS (trình bày 1 phút). - GV chuẩn kiến thức, cho HS quan sát ảnh 23.3/sgk. - Dựa vào thông tin sgk, cho biết số dân và đặc điểm dân tộc của vùng? - Quan sát bảng 23.1 hãy cho biết sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây của vùng Bắc Trung Bộ? - HS trả lời theo nội dung bảng 23.1/sgk. + Dựa bảng 23.2 hãy nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của vùng so với cả nước? - Đặc điểm dân cư xã hội của vùng có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng?(Hoạt động nhóm bàn 4p) - HS trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức: * Mở rộng: + Vùng là nơi sinh ra những người anh hùng: Nguyễn ái Quốc, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu... + Có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử: Phong Nha (di sản thiên nhiên thế giới), Cố đô Huế (nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hoá phi vật thể), đường Hồ Chí Minh, Tây nam khô, nóng vào mùa hè. - Tài nguyên rừng, khoáng sản tập trung phía bắc dãy Hoành Sơn. Tài nguyên du lịch phát triển ở phía nam dãy Hoành Sơn. - Địa hình: Từ tây sang đông, các tỉnh trong vùng đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo. - Khó khăn: Thiên tai thường xảy ra rất nặng nề: bão, lũ lụt, hạn hán, gió nóng tây nam, cát bay,... III. Đặc điểm dân cư, xã hội * Đặc điểm: - Số dân: 10,3 triệu người (năm 2002) - Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. - Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ đông sang tây (Bảng 23.1/sgk). * Thuận lợi: + Lực lượng lao động dồi dào. + Có truyền thống lao động cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên tai và chống giặc ngoại xâm. * Khó khăn: + Mức sống chưa cao. + Cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế. đường hầm Hải Vân, dự án xây dựng khu kinh tế mở trên biên giới Việt - Lào, Hoạt động 3. Luyện tập - Nêu đặc điểm về điều kiện tự nhiên và TNTN của Bắc Trung Bộ? Hoạt động 4. Vận dụng GV hướng dẫn HS về nhà trả lời: + Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Sưu tầm tài liệu (bài viết, ảnh) và viết tóm tắt, giới thiệu về vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Nghiên cứu bài 24 sgk/86, cho biết: tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu ở Bắc Trung Bộ.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_27_vung_bac_trung_bo_nam_hoc_2019.pdf