Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 30: Ôn tâp ngoài chương trình - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Vận dụng các kiến thức đã học là một số bài tập vẽ biểu đồ.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, phân tích, tổng hợp.

3. Thái độ

- Nghiêm túc trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực

a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác

b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí.

II. CHUẨN BỊ

-GV: Nội dung bài tập.

- HS : Ôn tập lại kiến thức.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Cá nhân, vấn đáp,

2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong bài)

3. Bài mới.

HĐ 1: khởi động: Gv nêu yêu cầu của tiết thực hành.

 

docx7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 96 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 30: Ôn tâp ngoài chương trình - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/6/2020 Ngày giảng: 7A5: ....../6; 7A6: ...../6; 7A7:......./6 ÔN TẬP NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH Tiết 1: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Vận dụng các kiến thức đã học là một số bài tập vẽ biểu đồ. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, phân tích, tổng hợp. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí. II. CHUẨN BỊ -GV: Nội dung bài tập. - HS : Ôn tập lại kiến thức. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Cá nhân, vấn đáp, 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong bài) 3. Bài mới. HĐ 1: khởi động: Gv nêu yêu cầu của tiết thực hành. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (Cả lớp - 20’) Qua bảng số liệu dưới đây, vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng và sản lượng bình quân đầu người về giấy, bìa (năm 1999) ở một số nước Bắc Âu, nêu nhận xét. 1. Bài tập 3 (SGK – Tr 171) Tên nước Sản lượng giấy, bìa (tấn) Sản lượng giấy, bìa bình quân đầu người (kg) Na Uy 2.242.000 502,7 Thụy Điển 10.071.000 1137,1 Phần Lan 12.947.000 2506,7 - Gv hướng dẫn hs vẽ biểu đồ cột. Hoạt động 2: (Cả lớp - 20’) Cho bảng số liệu: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Pháp theo khu vực kinh tế (%), năm 2000. - HS vẽ biểu đồ cột ghép. * Nhận xét: - Sản lượng giấy, bìa của Phần Lan lớn nhất, thấp nhất là Na Uy. - Sản lượng giấy, bìa bình quân đầu người cao nhất là Phần Lan, kế tiếp là Thụy Điển, thấp nhất là Na Uy. - Như vậy: + Công nghiệp giấy là ngành kinh tế quan trọng của ba nước Bắc Âu. + Phần Lan là nước dẫn đầu về ngành công nghiệp sản xuất giấy, bìa của khu vực Bắc Âu. Bài tập 2: Vẽ biểu đồ tròn Ngành Nước Nông –lâm- ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Pháp 3,0 26,1 70,9 Dựa vào bảng số liệu vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) và rút ra nhận xét về nền kinh tế của Pháp. - Gv hướng dẫn hs vẽ biểu đồ tròn. - Gọi hs lên bảng vẽ biểu đồ. ( Vẽ đúng có thể cho điểm) - HS vẽ biểu đồ tròn. * Nhận xét: + Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong các ngành kinh tế (70,9%). + Nông – lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất trong các ngành kinh tế (3,0%). HĐ 3: Luyện tập - GV yêu cầu HS lên bảng vẽ dưới sự hướng dẫn của cô. HĐ 4: Vận dụng: - GV cùng hs hệ thống lại nội dung bài tập. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Gv yêu cầu hs về nhà trả lời câu hỏi sau: Nhận xét cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Pháp theo khu vực kinh tế. (%), năm 2000. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Học sinh về nhà xem lại nội dung tiết bài tập và ôn tập lại kiến thức lý thuyết về châu Âu (Địa hình, khí hậu, dân cư, kinh tế). Ngày soạn: 21/6/2020 Ngày giảng: 7A5: ....../6; 7A6: ...../6; 7A7:......./6 ÔN TẬP NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH Tiết 2: THIÊN NHIÊN BẮC MĨ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lí, giới hạn của Bắc Mĩ. - Trình bày được đặc điểm đại hình Bắc Mĩ: Cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến. - Trình bày được đặc điểm của các sông và hồ lớn của Bắc Mĩ. - Trình bày và giả thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích lát cắt địa hình. - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ tự nhiên để rút ra mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu. 3. Thái độ: - HS yêu thích môn học 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí, năng lực giải thích hiện tượng và quá trình địa lí. II. CHUẨN BỊ GV: Bản đồ tự nhiên châu Mĩ. HS: Nghiên cứu bài. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Cá nhân, cặp, vấn đáp, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: ? HS lên bảng xác định vị trí của châu Mĩ và nêu khái quát vị trí địa lí, giới hạn châu Mĩ? 3. Bài mới. HĐ 1: khởi động: Bắc mỹ trải dài từ 15oB - 80o B, là lục địa có tự nhiên phân hoá rất đa dạng, thể hiện qua cấu trúc địa hình, đặc điểm khí hậu và đặc biệt là qua mối liên hệ giữa địa hình và khí hậu Bắc Mỹ. Đó là những nội dung ta cần tìm hiểu ngày hôm nay. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1: ? Xác định trên lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ vị trí, giới hạn của khu vực Bắc Mĩ? ? Nêu Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ? HĐ2: ? Vị trí và địa hình đã ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Bắc Mĩ? ? Sự phân hoá khí hậu theo chiều Bắc - Nam có các kiểu khí hậu nào? Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất? 1. Các khu vực địa hình * Vị trí địa lí, giới hạn: Từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15oB. *Đặc điểm: cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến. a. Phía tây là miền núi trẻ Coóc- đi- e cao, đồ sộ, hiểm trở là một trong những miền núi lớn trên thế giới. - Miền núi chạy dọc bờ tây của lục địa, kéo dài 9000km, cao trung bình 3000m đến 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. b. Giữa là đồng bằng rộng lớn, hình lòng máng khổng lồ, cao ở phía Bắc và Tây Bắc thấp dần về phía Nam và Đông Nam. - Do địa hình lòng máng, không khí lạnh ở phía Bắc và không khí nóng ở phía Nam dễ xâm nhập và sâu trong nội địa. - Có nhiều hồ lớn ở phía Bắc và sông dài như Mi-xu-ri – Mit-xi-xi-pi. c. Phía đông là miền núi già Apalát và sơn nguyên. 2. Sự phân hoá khí hậu: * Đặc điểm: Khí hậu Bắc Mĩ phân hoá theo chiều Bắc – Nam và theo chiều Tây - Đông. a. Sự phân hoá khí hậu theo chiều Bắc - Nam - Có các kiểu khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. - Khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất. - Nguyên nhân: Do lãnh thổ trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15oB. b. Sự phân hoá theo chiều Tây - Đông: + Nguyên nhân: Hệ thống Coócđie phía tây như bức tường thành ngăn chặn gió tây ôn đới từ Thái Bình Dương thổi vào nội địa, có vai trò như hàng rào khí hậu giữ miền ven biển phía tây - sườn đón gió nên có mưa nhiều, ở sườn phía đông và các cao nguyên nội địa ít mưa. c. Sự phân hoá khí hậu theo độ cao. Thể hiện ở miền núi trẻ Coóc-đi-e. HĐ 3: Luyện tập - GV khái quát lại nội dung bài học ? Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ? ? Trình bày sự phân hoá của khí hậu Bắc Mĩ và giải thích về sự phân hoá đó HĐ 4: Vận dụng: - Dựa vào H36.2 SGK và H36.3 SGK: ? Giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần tây và phần đông kinh tuyến 100oT của Hoa Kỳ? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Gv yêu cầu hs về nhà liên hệ đến sự phân hóa khí hậu ở Việt Nam V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - HS học bài - Ôn tập lại kiến thức về kinh tế của trung và nam Mĩ Ngày soạn: 24/6/2020 Ngày giảng: 7A5: ....../6; 7A6: ...../6; 7A7:......./6 Tiết 3: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Trung và Nam Mĩ. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đọc và phân tích lược đồ nông nghiệp để thấy được sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mỹ, kiến thức phân bố các cây công nghiệp và vật nuôi trong khu vực. - Kỹ năng phân tích ảnh về hai hình thức sở hữu và sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mỹ. 3. Thái độ. - HS có ý thức, nghiêm túc học bài. 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí. II. CHUẨN BỊ GV: Lược đồ kinh tế Trung và Nam Mĩ (Phóng to) HS: Nghiên cứu bài. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Cá nhân, vấn đáp, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ? Giải thích sự phân bố dân cư không đều ở khu vực ở Trung và Nam Mĩ? 3. Bài mới: HĐ 1: khởi động: Trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ còn tồn tại sự phân chia ruộng đất không công bằng, biểu hiện qua hai hình thức sở hữu nông nghiệp là đại điền trang và tiểu điền trang. Một số quốc gia Trung và Nam Mĩ đã tiến hành cải cách ruộng đất, nhưng kết quả thu được rất hạn chế. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1: ? Trung và Nam Mĩ có mấy hình thức sản xuất nông nghiệp chính? ? H44.1, H44.2, H44.3 SGK hình nào đại diện cho hình thức sản suất đại điền trang, hình nào đại diện cho hình thức sản xuất tiểu điền trang. ? Để biết Trung và Nam Mỹ có các loại cây trồng chủ yếu nào và phân bố ở đâu. - GV yêu cầu hs quan sát vào phần eo đất Trung Mĩ, kết hợp bảng chú giải cho biết ? Eo đất trung Mĩ phát triển những cây trồng nào? ? Các nước trên quần đảo Ăng ti phát triển những cây trồng nào? ? Các nước Nam Mĩ trồng những loại cây gì? ? Tại sao nhiều nước Trung và Nam Mỹ trồng một vài loại cây công nghiệp và cây ăn quả. ? Sự mất cân đối giữa cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lương thực đã dẫn đến tình trạng gì? ? Nghề đánh cá phát triển ở quốc gia nào? Vì sao? (Nhờ có dòng hải lưu lạnh chạy sát ven bờ ) 1. Nông nghiệp. a. Các hình thức sở hữu nông nghiệp - Có hai hình thức sở hữu trong nông nghiệp là đại điền trang và tiểu điền trang. b. Các ngành nông nghiệp * Trồng trọt: - Eo đất Trung Mĩ trồng: Mía, bông, cà phê, đặc biệt là chuối. - Các nước trên quần đảo Ăng ti trồng: Cà phê, ca cao, thuốc lá và đặc biệt là mía. - Các nước Nam Mĩ trồng: Bông, chuối, cac cao, mía..., cây ăn quả cận nhiệt, nhất là cà phê. - Ngành trồng trọt mạng tính chất độc canh, do lệ thuộc vào nước ngoài. - Phần lớn các nước Trung và Nam Mỹ phải nhập lương thực và thực phẩm. * Chăn nuôi và đánh cá: - Ngành chăn nuôi bò thịt và bò sữa phát triển với quy mô lớn ở Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay... Nuôi cừu và Lạc đà lama trên sườn núi Trung An-đét. - Đánh cá rất phát triển ở Pê-ru. HĐ 3: Luyện tập - GV khái quát lại nội dung bài học. Câu 1(SGK-136): Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ? HĐ 4: Vận dụng: ? Dựa vào nội dung trên cho biết nông nông sản chủ yếu được trồng ở Trung và Nam Mĩ . ? Tại sao nhiều nước Trung và Nam Mỹ trồng một vài loại cây công nghiệp và cây ăn quả. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Gv yêu cầu hs về nhà liên hệ về luật cải cách ruộng đất trước và sau cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Học bài cũ và đọc trước bài mới “ Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)”

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_30_on_tap_ngoai_chuong_trinh_nam_h.docx