Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 20+21 - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần:

- Biết vị trí đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới.

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới

lạnh.

- Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh.

2. Phẩm chất.

- Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin.

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp.

b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình

ảnh.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên.

- Bản đồ các môi trường địa lí.

2. Học sinh.

- SGK, tập bản đồ.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác.

2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại trong các hoang mạc ngày nay?

? Nêu những biện pháp ngăn chặn quá trình hoang mạc mở rộng ?

3. Bài mới

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 20+21 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 7A1: 11/11 Lớp 7A2: 09/11 Chương IV: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH Tiết 20 Bài 21: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần: - Biết vị trí đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới. - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh. - Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh. 2. Phẩm chất. - Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp. b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên. - Bản đồ các môi trường địa lí. 2. Học sinh. - SGK, tập bản đồ. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác. 2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại trong các hoang mạc ngày nay? ? Nêu những biện pháp ngăn chặn quá trình hoang mạc mở rộng ? 3. Bài mới. Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG - Gv chiếu lược đồ thế giới - Nêu một số câu hỏi về các đới khí hậu trên TĐ, đặc biệt xác định được vị trí của đới lạnh -> dẫn dắt vào bài Hoạt động 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: (Cá nhân, 25 phút) - Gv yêu cầu Hs dựa vào H 21.1, H 21.2 SGK và bản đồ treo tường trả lời câu hỏi: ? Tìm ranh giới của môi trường đới lạnh ở 2 bán cầu? - Gv xác định môi trường đới lạnh trên lược đồ treo tường. - Gv giới thiệu 2 điểm cần chú ý ở 2 lược đồ. 1. Đặc điểm của môi trường. - Đới lạnh nằm trong khoảng từ 2 vòng cực ➔ 2 cực. + Đường vòng cực (66030/) được thể hiện vòng trong nét đứt đen. + Đường ranh giới đới lạnh là đường đẳng nhiệt. ? Qua H 21.1; H 21.2 SGK cho biết sự khác nhau giữa môi trường đới lạnh Bắc bán cầu và Nam bán cầu? - Gv yêu cầu Hs dựa vào biểu đồ H 21.3 để phân tích nhiệt độ và lượng mưa của Hon-Man ? Qua phân tích biểu đồ trên hãy rút ra đặc điểm cơ bản của khí hậu đới lạnh? - Gv kết luận. - Gv bổ sung: Gió ở đới lạnh thổi rất mạnh, luôn có bão tuyết mùa đông. - Gv yêu cầu Hs đọc thuật ngữ ‘‘Băng trôi, băng sơn’’ SGK/T186. ? Nguyên nhân do đâu ? - Gv cho Hs Q. sát ảnh 21.4, 21.5: ? So sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi? - Gv lưu ý Hs: Trong 2 ảnh đều có xuồng cao su (21.4 có 1 xuồng, 21.5 có 2 xuồng) để có cơ sở so sánh kích thước núi băng và băng trôi. ? Quang cảnh này thường gặp vào mùa nào ở đới lạnh? Tại sao? - Gv nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: (Cá nhân, 20 phút) - Gv yêu cầu Hs Q. sát H 21.6, H 21.7 SGK/69 ? Mô tả cảnh hai đài nguyên vào mùa hạ ở Bắc Âu, Bắc Mỹ? + H 21.6: Là cảnh đài nguyên Bắc Âu vào mùa hạ với vài đám rêu và địa y đang nở hoa đỏ, vàng. Phía xa, ở ven bờ hồ là các cây thông lùn, mặt đất chưa tan hết băng. + H 21.7: Là cảnh đài nguyên Bắc Mĩ vào mùa hạ với thực vật nghèo nàn, thưa thớt hơn. Chỉ thấy vài túm địa y mọc lác đác đang nở hoa đỏ. Ở đây không thấy những cây thông lùn như ở Bắc Âu. ➔ Toàn cảnh cho thấy đài nguyên Bắc Mĩ có khí hậu lạnh hơn Bắc Âu. ? Qua 2 ảnh trên, nêu sự thích nghi của thực vật đối với môi trường đới lạnh? ? Vì sao cây cỏ chỉ phát triển vào mùa hạ? ? Sự thích nghi của thực vật ntn? - Đới lạnh ở Bán Cầu Bắc là đại dương, ở Bán Cầu Nam là lục địa - Đặc điểm: Khí hậu vô cùng khắc nghiệt, lạnh lẽo. + Mùa đông rất dài, rất lạnh và thường có bão tuyết dữ dội. + Mùa hạ ngắn, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng không quá 100C. + Mưa ít, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm. - Nguyên nhân: Nằm ở vĩ độ cao. 2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường. - Thực vật: Chỉ phát triển vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y. ? Sự thích nghi của động vật ntn? ? Tại sao thực vật ở đây có thân hình thấp lùn? ? Vì sao thực vật chỉ phát triển vào mùa hè? - Gv yêu cầu Hs Q. sát H 21.8, H 21.9, H 21.10 và nêu tên các con vật trong ảnh và nguồn thức ăn của chúng? - Dựa vào các ảnh trên cho biết: ? Ở môi trường đới lạnh, giới động vật hay thực vật phong phú hơn? Vì sao? ? Hình thức tránh rét của động vật đới lạnh là gì? ? Cách thích nghi của động thực vật ở môi trường đới lạnh có gì khác với cách thích nghi của động thực vật ở môi trường hoang mạc? - Gv kết luận. - Động vật: Có lớp mỡ, lớp lông dày hoặc bộ lông không thấm nước để chống lạnh, một số động vật ngủ đông hay di cư để tránh mùa đông lạnh. Hoạt động 3 LUYỆN TẬP ? Tính khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào? ? Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt? Hoạt động 4 VẬN DỤNG ? Hiện nay khí hậu toàn cầu ngày càng nóng lên, Bắc cực và Nam cực có hiện tượng tan băng ,vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ bầu không khí của Trái Đất? Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Đọc thêm tài liệu về khí hậu ở đới lạnh hiện nay biến đổi như thế nào V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. - Gv hướng dẫn Hs làm BT3 SGK/73 - Xem trước bài 22 “Môi trường vùng núi”. - Trả lời câu hỏi sau: ? Trình bày một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi ? ? Nêu sự khác nhau vể đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi ? Ngày giảng: Lớp 7A1: 13/11; Lớp 7A2: 12/11 Chương IV: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI Tiết 21, Bài 23: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần: - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi. - Biết được sự khác nhau vể đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới. 2. Phẩm chất. - Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp. b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên. - Sơ đồ phân tầng theo độ cao (nếu có). 2. Học sinh. - SGK, tập bản đồ. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác. 2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt? 3. Bài mới. Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG - Cho HS quan sát một số hình ảnh vùng núi. HS quan sát và mô tả quang cảnh ? Bằng sự hiểu biết của em,nêu tên những dãy núi cao ? Gv chiếu tên và vị trí của những dãy núi trên hình...dẫn dắt vào bài Hoạt động 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: (Cá nhân/nhóm 30 phút) - Gv yêu cầu Hs nhớ lại kiến thức cũ và kết hợp kênh chữ mục I SGK cho biết: ? Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao như thế nào? - Gv cho Hs Q. sát H 23.1: ? Cảnh gì? Ở đâu? ? Tại sao ở đới nóng quanh năm có nhiệt độ cao lại có tuyết phủ trắng đỉnh núi? ? Vậy nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao 1. Đặc điểm của môi trường. ảnh hưởng như thế nào tới sự phân bố thực vật? - Gv hướng dẫn Hs Q. sát H 23.2 : ? Sự phân bố cây cối từ chân núi đến đỉnh núi như thế nào? (Thành các vành đai). ? Vì sao cây cối lại biến đổi theo độ cao? ? Trong vùng Anpơ từ chân đến đỉnh có mấy vành đai thực vật? (4 vành đai). ? Nhận xét về sự phân tầng thực vật ở 2 sườn núi Anpơ? (Về độ cao và sự đa dạng). - Gv gợi ý cho Hs biết về các vành đai thực vật ở sườn đón nắng và sườn khuất nắng (gió) - Gv cho Hs Q. sát H 23.3, chia 2 nhóm thảo luận câu hỏi: Nhóm 1: So sánh độ cao của từng vành đai giữa đới ôn hòa và đới nóng? Nhóm 2: Cho biết đặc điểm khác nhau nổi bật giữa phân tầng thực vật theo độ cao giữa 2 đới? - Đại diện nhóm trình bày. - Gv chuẩn xác theo bảng: Độ cao Đới ôn hòa Đới nóng 200 - 900 Rừng lá rộng. Rừng rậm. 900 - 1800 Rừng hỗn giao. Rừng cận nhiệt đới trên núi. 1600-3000 Rừng lá kim - đồng cỏ. Rừng hỗn giao ôn đới trên núi. 3000-4500 Tuyết vĩnh cửu Rừng lá kim. 4500-5500 Tuyết vĩnh cửu. Đồng cỏ núi cao 5500 trở lên Tuyết vĩnh cửu. Tuyết vĩnh cửu Sự khác nhau giữa phân tầng thực vật - Đới nóng có vành đai rừng rậm, đới ôn hòa không có. - Các tầng thực vật ở đới nóng nằm cao hơn đới ôn hòa. - Gv liên hệ thực tế về vành đai thực vật ở vùng núi miền Bắc và miền Nam nước ta. Q. sát H 23.2 SGK cho biết: ? Sự phân bố cây trong 1 quả núi giữa sườn đón nắng và sườn khuất gió khác nhau như thế nào? ? Cho biết độ dốc của vùng núi có ảnh hưởng như thế nào đến giao thông, hoạt động kinh tế của người dân? Hoạt động 2: (Cá nhân, 10 phút) - Hs đọc nội dung trong SGK/75 - Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng sườn: + Thay đổi theo độ cao: ⬧ Khí hậu: Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C ⬧ Thực vật: Sự phân tầng thực vật theo độ cao giống như vùng vĩ độ thấp lên vĩ độ cao. + Thay đổi theo hướng sườn: ⬧ Khí hậu: Sườn đón gió có mưa nhiều hơn sườn khuất gió. ⬧ Thực vật: Sườn đón nắng nhiệt độ nhiều cây mọc cao hơn sườn khuất nắng. 2. Cư trú của con người. - Các vùng núi thường ít dân là nơi cư trú của các dân tộc ít người. ? Vùng núi là địa bàn cư trú của các dân tộc nào? ? Kể tên một số dân tộc sống ở vùng núi nước ta? ? Đặc điểm cư trú người vùng núi phụ thuộc vào điều kiện gì? ? Họ là dân tộc nhiều người hay ít người? ? Họ sống trên núi cao, chân núi hay sườn núi? ? Ở vùng núi, dân cư tập trung nhiều hay ít? ? Cho biết 1 số các dân tộc miền núi có thói quen cư trú như thế nào? - Gv yêu cầu Hs đọc SGK đoạn : “Các dân tộc trong lành” để minh họa thêm về nơi cư trú ở 1 số vùng núi trên thế giới. - Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản. - Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi. - Ở vùng Sừng châu Phi, người Ê- ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẽ. Hoạt động 3 LUYỆN TẬP ? Sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, hướng sườn núi Anpơ như thế nào? Hoạt động 4 VẬN DỤNG - Theo em, môi trường vùng núi VN hiện nay đang gặp phải những khó khăn gì về tự nhiên, xã hội? Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Tìm hiểu thêm về môi trường tự nhiên và cuộc sống của người dân ở địa phương mình V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. - Gv hướng dẫn Hs làm BT2 SGK/76 - Ôn tập toàn bộ nội dung chương III, IV. V

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_2021_truong_thcs_muong_mit.pdf
Giáo án liên quan