Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 14+15 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết vị trí đới ôn hòa trên bản đồ Tự nhiên thế giới.

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường đới ôn hòa.

- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi mục 1 Tr43: Quan sát hình 13.1 ở đới ôn hòa.

2. Phẩm chất: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp.

b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NLsử dụng hình ảnh.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Bản đồ các môi trường địa lí, tranh ảnh về TN đới ôn hoà, bảng phụ

2. HS: Vở, SGK, sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác, phân tích.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

3. Bài mới

Hoạt đông 1. Khởi động

- Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6, trên TĐ có mấy đới khí hậu ? Mỗi đới có những điểm khác nhau gì về nhiệt độ và lượng mưa? HS trả lời .dẫn dắt vào bài mới.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 14+15 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:7A. 19/10/2020 7B. 19/10/2020 CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HOÀ. Tiết 14 - Bài 13 MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết vị trí đới ôn hòa trên bản đồ Tự nhiên thế giới. - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường đới ôn hòa. - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi mục 1 Tr43: Quan sát hình 13.1ở đới ôn hòa. 2. Phẩm chất: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp... b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NLsử dụng hình ảnh... II. CHUẨN BỊ 1. GV: Bản đồ các môi trường địa lí, tranh ảnh về TN đới ôn hoà, bảng phụ 2. HS: Vở, SGK, sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác, phân tích... 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới Hoạt đông 1. Khởi động - Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6, trên TĐ có mấy đới khí hậu ? Mỗi đới có những điểm khác nhau gì về nhiệt độ và lượng mưa? HS trả lời.dẫn dắt vào bài mới.. Hoạt động 2. Hình thành kiến, kỹ năng thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV treo bản đồ các môi trường địa lí và GT H13.1 ? Xác định vị trí của đới ôn hoà? ? So sánh S đất nổi của đới ở nửa cầu bắc và nửa cầu nam? HS so sánh....? - Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu SGK và H13.1 1. Khí hậu * HS thảo luận theo bàn: 2p ? So sánh NĐ và LM của đới ôn hoà với đới nóng và đới lạnh? ? Kết luận đặc điểm của KH đới ôn hoà? ? Thời tiết đới ôn hoà chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Diễn biến của thời tiết ra sao? - HS báo cáo, nhận xét, bổ sung ? Giải thích tại sao khí hậu đới ôn hoà lại thay đổi thất thường? - Giảng + Vị trí trung gian giữa đại dương và lục địa (KK ẩm ướt hải dương & KK khô lạnh lục địa) + Vị trí trung gian giữa ĐN& ĐL (KK cực lạnh & KK chí tuyến nóng khô) 2. Sự phân hoá của môi trường - Giới thiệu tranh ảnh về thiên nhiên đới ôn hoà các mùa trong năm ? Thiên nhiên thay đổi ntn? ? Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hoà? ? Ở đại lục châu Á, từ T->Đ, từ B->N có các kiểu môi trường nào? ? Ở Bắc Mĩ, từ T->Đ, từ B->N có các kiểu môi trường nào? ? Vậy môi trường đới ôn hoà còn biến đổi ntn? * HS thảo luận 4 nhóm( 4p). Mỗi nhóm một biểu đồ - N1: Biểu đồ 1 - N2: Biểu đồ 2 - N3: Biểu đồ 3 ? Phân tích các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa? Xác định kiểu thực vật cho phù hợp? - HS Thảo luận hoàn thành phiếu - Đại diện nhận xét - GV Chuẩn xác bảng phụ * Vị trí: Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, từ chí tuyến-> vòng cực ở cả 2 bán cầu. 1. Khí hậu - Nhiệt độ và lượng mưa TB năm thấp hơn đới nóng và cao hơn đới lạnh. => Mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh. - Các đợt khí nóng từ chí tuyến-> nhiệt độ tăng rất cao và khô - Các đợt khí lạnh từ cực -> nhiệt độ thấp (< 00), gió mạnh, tuyết dày. - Gió Tây ôn đới và các khối khí đại dương mang không khí ẩm và ấm-> Thời tiết biến động, khó dự báo. => Thay đổi thất thường 2. Sự phân hoá của môi trường - Thiên nhiên thay đổi theo thời gian (4 mùa) - Thay đổi theo không gian (từ T->Đ, từ B -> N) Đặc điểm Biểu đồ Nhiệt độ Lượng mưa KL Tháng 1 Tháng 7 Tháng 1 Tháng 7 BĐ ở Bret (480B) KH ôn đới HD 6 1 133 62 NĐ trung bình: 10,80C, mưa quanh năm-> rừng lá rộng BĐ Matxcơva (560B) KH ôn đới LĐ -10 19 31 74 Nhiệt độ trung bình: 40C, mưa nhiều MH -> rừng lá kim BĐ ở Aten (410B) KH Địa Trung Hải 10 28 69 9 Nhiệt độ trung bình: 17,30C, mưa nhiều thu đông -> rừng cây bụi gai ? Sự phân hoá của các kiểu rừng ở đới ôn hoà phụ thuộc yếu tố nào? ? Thiên nhiên đới ôn hoà phân hoá theo các yếu tố nào? - HS đọc ghi nhớ * GV chốt kt -> Sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa ảnh hưởng đến sự phân bố các kiểu rừng. * Ghi nhớ Hoạt động 3. Luyện tập Bài tập 1: Điền vào chỗ trống một số cụm từ thích hợp: a. Thời tiết đới ôn hòa có đặc điểm. b. Châu lục có phần lớn S nằm trong đới ôn hòa là.. c. Những yếu tố ảnh hưởng đến khí hậu ở đới ôn hòa là Bài tập 2: Nối ý ở cột A- B cho phù hợp: A. Kiểu môi trường B. Thảm thực vật 1. Ôn đới hải dương a. Rừng lá kim 2. Ôn đới lục địa b. Rừng lá rộng 3. Địa trung hải c. Thảo nguyên d. Rừng cây bụi gai địa trung hải Hoạt động 4. Vận dụng - Liên hệ với VN về tính chất thất thường của thời tiết được biểu hiện cụ thể như thế nào? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu hoạt động thêm về môi trường đới ôn hòa V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Học bài. Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị: “ Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hoà” + Đọc SGK, quan sát ảnh + Trả lời các câu hỏi ................................................................................ Ngày dạy:7A. 20/10/2020 7B. 24/10/2020 Tiết 15 - Bài 17 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HOÀ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết được hiện trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hòa; nguyên nhân và hậu quả, giảipháp - Biết nội dung nghị định thư ki -ô--tô về cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất 2. Phẩm chất: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp... b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NLsử dụng hình ảnh... II. CHUẨN BỊ 1. GV: Máy chiếu, phiếu học tập, bảng phụ 2. HS: Vở, SGK, tìm hiểu về vấn đề ÔNMT ở đới ôn hòa III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác, phân tích... 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu sự phân hóa của môi trường? 3. Bài mới Hoạt đông 1. Khởi động - Gv chiếu máy cho hs quan sát bức tranh về vấn đề ô nhiễm MT. Nhận xét - GV giới thiệu bài Hoạt động 2. Hình thành kiến, kỹ năng thức mới Hoạt động GV và HS Nội dung - Yêu cầu hs quan sát tranh - Mô tả ảnh - HS Quan sát H17.1, Mô tả + Đọc SGK-T56 ? Nêu tình trạng, nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí? - Yêu cầu hs quan sát H17.2 và một số tranh ảnh về ô nhiễm MT không khí. HS nhận xét ? Tình trạng ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà gây ra hậu quả gì? - GV: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng lớp không khí ở gần mặt đất bị nóng lên do các khí thải tạo ra mốt lớp màn chắn trên cao ngăn cản nhiệt mặt trời bức xạ từ mặt đất không thoát được vào không gian ? Cần có biện pháp gì để khắc phục tình trạng ô nhiêm không khí ở đới ôn hoà? - GV Chuẩn xác * Tích hợp với môi trường ? Ở VN hiện nay vấn đề ô nhiễm không khí như thế nào? ? Em cần phải làm gì với vấn đề ô nhiễm môi trường không khí? - HS Liên hệ - GV. Yêu cầu thảo theo nhóm (4 nhóm) - Cho HS qs H17.3 H17.4. ? Nhận xét tình trạng nguồn nước ô nhiễm? ? Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hoà? ? Hậu quả của hiện tượng này? ? Biện pháp? - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác * Tích hợp với môi trường ? Em có suy nghĩ gì về những biện pháp trên? ? Ở Việt Nam vấn đề ô nhiễm môi trường nước như thế nào?Cần phải làm gì về vấn đề ô nhiễm nước? - GV kết luận toàn bài - HS đọc ghi nhớ 1. Ô nhiễm không khí - Tình trạng. Không khí ô nhiễm trầm trọng - Nguyên nhân + Do khí thải công nghiệp, khói bụi của các phương tiện tham giao thông + Rò rỉ phóng xạ - Hậu quả + Mưa axít, cây cối chết, phá huỷ các công trình, bệnh tật + Làm tăng hiệu ứng nhà kính -> Trái Đất nóng lên + Làm thủng tầng ôzôn -> nguy hiểm cho sức khoẻ - Biện pháp + Các nước kí nghị định thư Ki-ô- tô cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm + Các nhà máy xây dựng hệ thống lọc khói bụi trước khi thải vào không khí + Nâng cao hệ thống GT và các phương tiện giao thông + Xây dựng nhà máy năng lượng nguyên tử an toàn 2. Ô nhiễm nước - Tình trạng: Nguồn nước bị ô nhiễm nặng, nước có màu đen, đục, nhiều tạp chất - Nguyên nhân + Nước thải, rác thải sinh hoạt và chất thải nhà máy xí nhiệp CN, rò rỉ dầu + Phân bón, thuốc hóa học - Hậu quả + Thiếu nước sạch + Bệnh tật + Huỷ hoại SV dưới nước - Biện pháp + Cần xử lí nước thải các nhà mày công nghiệp trước khi đổ ra sông, biển + Có những khu xử lí rác thải riêng. + Hạn chế sử dụng phân hoá học.... * Ghi nhớ Hoạt động 3. Luyện tập - Vẽ sơ đồ về vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa. Hoạt động 4. Vận dụng - HS thảo luận theo nhóm: 6 nhóm - GV yêu cầu hs đọc bài tập 2/sgk/58 + Vẽ biểu đồ + Tính tổng lượng khí thải của từng nước * GV hướng dẫn: gồm 2 bước a) + Bước 1: Vẽ khung biểu đồ chia đơn vị (cột thẳng- lượng chất thải; cột ngang - địa danh) + Bước 2: Vẽ lượng khí thải bình quân đầu người hình cột a. Vẽ biểu đồ b) Tính lượng khí thải - Hoa Kì: 20 x 281.421.000 =5.628 420 000 (tấn) - Pháp: 6 x 59.330.000 = 355.980.000 (tấn) Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu hoạt động thêm về môi trường đới ôn hòa V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Đọc thêm tài liệu về vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa, tìm hiểu về tầng ôzôn - Học bài: Nắm chắc nội dung bài học - Chuẩn bị: Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hoà + Đọc SGK, phân tích biểu đồ, tranh ảnh, cách vẽ biểu đồ + Trả lời các câu hỏi ......................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_1415_nam_hoc_2020_2021_tong_thi_qu.doc