I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần:
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ và một số yếu tố cơ bản của bản đồ: Tỉ lệ bản đồ.
- Ý nghĩa tỉ lệ bản đồ.
- Hai dạng tỉ lệ bản đồ
2. Phẩm chất.
- Tự tin, tự chủ, tự lập, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tính toán, sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, lược đồ, quả Địa Cầu.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
- Hai bản đồ có tỉ lệ khác nhau.
2. Học sinh.
- SGK, tập bản đồ.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp Trực quan, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập
thực hành
2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Nêu khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến?
3. Bài mới.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 3: Tỉ lệ bản đồ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 6A1: 23/9; Lớp 6A2: 21/9
Tiết 3, Bài 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần:
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ và một số yếu tố cơ bản của bản đồ: Tỉ lệ bản đồ.
- Ý nghĩa tỉ lệ bản đồ.
- Hai dạng tỉ lệ bản đồ
2. Phẩm chất.
- Tự tin, tự chủ, tự lập, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tính toán, sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, lược đồ, quả Địa Cầu.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
- Hai bản đồ có tỉ lệ khác nhau.
2. Học sinh.
- SGK, tập bản đồ.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp Trực quan, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập
thực hành
2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Nêu khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến?
3. Bài mới.
Hoạt động 1 Khởi động
- GV chiếu và giới thiệu bản đồ tự nhiên thế giới.
- HS quan sát.
? Quan sát bản đồ em thấy được những yếu tố nào thể hiện trên bản đồ?
- HS phát biểu. GV dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2 Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: (Cá nhân, 20 phút)
- Gv yêu cầu Hs đọc thông tin SGK/11, cho
biết:
? Bản đồ là gì?
- Gv chuẩn kiến thức.
- Gv: Cho Hs Q. sát 2 bản đồ thể hiện cùng một
khu vực nhưng có tỉ lệ khác nhau (H. 8, H. 9
SGK/13) rồi dựa vào SGK, cho biết:
? Ý nghĩa tỉ lệ bản đồ?
? Dựa vào bản đồ cho biết tỉ lệ bản đồ thường
được ghi ở đâu?
? Tỉ lệ bản đồ thường được biểu thị ở những
dạng nào?
1. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên
mặt phẳng của giấy, tương đối
chính xác về một khu vực hay
toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ
bản đồ cho ta biết khoảng cách
trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu
lần so với kích thước thực của
chúng trên thực tế.
- Gv: 1 bản đồ có tỉ lệ 1: 200.000 sẽ bằng bao
nhiêu cm, m, km trên thực địa?
(200.000 cm, 2.000 m, 2 km)
- Gv giới thiệu về tỉ lệ thước?
- Gv cho Hs Q. sát H. 8, H. 9 cho biết mỗi cm
trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu cm trên
thực tế
? Bản đồ nào có tỉ lệ lớn hơn và thể hiện các
đối tượng địa lí chi tiết hơn?
(Bản đồ H. 8 có tỉ lệ lớn hơn và mức độ chi tiết cao).
- Gv sử dụng lược đồ Hành chính Việt Nam
và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối
với Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa
Hoạt động 2: (Cá nhân/nhóm, 17 phút)
- Gv yêu cầu Hs đọc kiến thức trong SGK/14
? Cách tính khoảng cách bằng tỉ lệ thước?
? Cách tính khoảng cách bằng tỉ lệ số?
+ Hoạt động nhóm: 4 nhóm
- Nhóm 1: Đo và tính khoảng cách thực địa
theo đường chim bay từ khách sạn Hải Vân -
khách sạn Thu Bồn.
- Nhóm 2: Đo và tính khoảng cách thực địa
theo đường chim bay từ khách sạn Hoà Bình -
khách sạn Sông Hàn
- Nhóm 3: Đo và tính chiều dài của đường
Phan Bội Châu (Đoạn từ đường Trần Quý Cáp
-> Đường Lý Tự Trọng).
- Nhóm 4: Đo và tính chiều dài của đường
Nguyễn Chí Thanh (Đoạn đường Lý Thường
Kiệt - Quang Trung)
- Gv hướng dẫn: Dùng com pa hoặc thước kẻ
đánh dấu rồi đặt vào thước tỉ lệ. Đo khoảng
cách theo đường chim bay từ điểm này đến
điểm khác.
- Sử dụng tỉ lệ bản đồ để tính toán khoảng cách
- Gv cho Hs đổi chéo nhóm chấm điểm.
- Gv nhận xét đánh giá.
- Tỉ lệ bản đồ được biểu thị ở 2
dạng: Tỉ lệ thước và tỉ lệ số.
2. Đo tính các khoảng cách
thực địa dựa vào tỉ lệ thước và
tỉ lệ số trên bản đồ.
a. Tính khoảng cách trên thực địa
dựa vào tỉ lệ thước.
b. Tính khoảng cách trên thực địa
dựa vào tỉ lệ số.
Hoạt động 3 LUYỆN TẬP
? Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ?
- HS làm BT 2 phần câu hỏi và bài tập
Hoạt động 4 VẬN DỤNG
Tập tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ thước (hoặc tỉ lệ số) trên bản đồ trong Tập
bản đồ địa lí 6.
Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
Đọc bài 2 sgk trrang 9 để tìm hiểu thêm về bản đồ.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Gv hướng dẫn Hs làm BT2, 3 SGK/14.
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Trả lời câu hỏi sau:
? Cách xác định phương hướng trên bản đồ?
? Thế nào kinh độ của 1 điểm? Thế nào vĩ độ của 1 điểm? Cách viết tọa độ địa lí?
? Cách xác định tọa độ địa lí của 1 điểm?
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_tiet_3_ti_le_ban_do_nam_hoc_2019_2020_t.pdf