I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí,
biết vai trò của hới nước trong lớp vỏ khí.
- Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh,
đại dương, lục địa.
- Biết nhiệt độ của không khí, nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay
đổi của nhiệt độ không khí.
- HS nêu được khái niệm khí áp.
- Trình bày được sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên Trái Đất.
- Nêu được tên và phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường
xuyên trên Trái Đất.
2. Kĩ năng
- Quan sát, nhận xét sơ đồ, hình vẽ về các tầng của lớp vỏ khí; các đai khí áp
và gió.
- Nhận xét hình các tầng của lớp vỏ khí.
- Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao và theo vĩ độ.
- HS quan sát, nhận xét sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái Đất.
3. Thái độ
- Yêu quý và bảo vệ sự trong lành của bầu khí quyển trên Trái Đất.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 22: Lớp vỏ khí - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6B - 07/5/2020.
Tiết 22 – CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí,
biết vai trò của hới nước trong lớp vỏ khí.
- Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh,
đại dương, lục địa.
- Biết nhiệt độ của không khí, nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay
đổi của nhiệt độ không khí.
- HS nêu được khái niệm khí áp.
- Trình bày được sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên Trái Đất.
- Nêu được tên và phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường
xuyên trên Trái Đất.
2. Kĩ năng
- Quan sát, nhận xét sơ đồ, hình vẽ về các tầng của lớp vỏ khí; các đai khí áp
và gió.
- Nhận xét hình các tầng của lớp vỏ khí.
- Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao và theo vĩ độ.
- HS quan sát, nhận xét sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái Đất.
3. Thái độ
- Yêu quý và bảo vệ sự trong lành của bầu khí quyển trên Trái Đất.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK
2. Học sinh:
- Đọc và nghên cứu trước bài ở nhà.
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp:
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan.
2. Kĩ thuật:
- Chia nhóm, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
GV nêu nhiệm vụ của tiết học. Tích hợp 3 bài 17,18,19 trong bài học hôm
nay.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
* HS khuyết tật: Gv yêu cầu ghi chép
đầy đủ nội dung bài học theo nội dung
chính trên bảng.
- GV: Yêu cầu HS quan sát H45 (SGK):
- Không khí gồm những thành phần nào?
(Thành phần của không khí gồm:
+ Khí Nitơ: 78%
+ Khí Ôxi: 21%
+ Hơi nước và các khí khác: 1%)
- Vì sao nói lượng hơi nước tuy chiếm tỉ
lệ nhỏ nhưng rất quan trọng?
- HS: vì hơi nước là nguồn gốc sinh ra
các hiện tượng khí tượng.
- Gv nếu không có hơi nước trong không
khí thì bầu khí quyển không có hiện
tượng khí tượng là mây, mưa, sương mù,
- GV: yêu cầu HS đọc nội dung kiến thức
trong (SGK) cho biết:
- Nguyên nhân hình thành các khối khí?
- GV yc HS đọc bảng các khối khí cho
biết.
- Khối khí nóng, khối khí lạnh được hình
thành ở đâu ? Nêu tính chất của mỗi
loại?
- HS : + Khối khí nóng: Hình thành trên
các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương
đối cao.
+ Khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ
độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.)
- Khối khí đại dương, khối khí lục địa
được hình thành ở đâu ? Nêu tính chất
của mỗi loại?
- HS trả lời theo thông tin sgk.
- Kết luận: Sự phân biệt các khối khí chủ
yếu là căn cứ vào tính chất của chúng là
nóng, lạnh, khô, ẩm.
- Tại sao có từng đợt gió mùa đông bắc
vào mùa đông? (Khối khí luôn luôn di
chuyển làm thay đổi thời tiết)
- GV yc hoạt động nhóm bàn 3p cho biết:
- Khi nào khối khí bị biến tính?
(Các khối khí không đứng yên tại chỗ mà
chúng luôn di chuyển. Di chuyển tới đâu,
chúng lại chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm
1. Thành phần của không khí
- Thành phần của không khí bao gồm:
+ Khí Nitơ (chiếm 78%)
+ Khí Ôxi (chiếm 21%).
+ Hơi nước và các khí khác (chiếm
1%).
- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ hết
sức nhỏ, nhưng lại là nguồn gốc sinh
ra các hiện tượng khí tượng như mây,
mưa, sương, ...
2. Các khối khí
- Các khối khí nóng hình thành trên
các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương
đối cao.
- Các khối khí lạnh hình thành trên các
vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối
thấp.
- Các khối khí đại dương hình thành
trên các biển và đại dương, có độ ẩm
lớn.
- Các khối khí lục địa hình thành trên
các vùng đất liền, có tính chất tương
đối khô.
nơi đó mà thay đổi tính chất (bị biến tính)
- GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức và quan
sát các hình 47, 48, 49 (SGK).
- Tại sao lại có khí hậu lục địa và đại
dương? (Do sự tăng giảm to của đất và
nước khác nhau)
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
ntn?(Càng lên vao to không khí càng
giảm.
- Cứ lên cao 100 m to lại giảm 0,6 to C.)
- Hoạt động nhóm bàn 3p, Hãy tính sự
chênh lệch độ cao giữa hai địa điểm
trong hình 48 (SGK)?
- Độ cao giữa 2 địa điểm chênh nhau là:
250C – 190C = 60C
- Trong tầng đối lưu, cứ lên cao 100m,
nhiệt độ giảm 0,60C, vậy để giảm đi 60C
thì cần lên độ cao là: (6 x 100) : 0,6 =
1000m.
=> Kết luận hai địa điểm trong hình 48
chênh nhau 1000m.
- Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo vĩ
độ, điều đó được thể hiện như thế nào?
- HS trả lời theo quan sát.
- GV chốt kiến thức.
- GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) cho biết:
+ Khí áp là gì?
- Tại sao lại có khí áp?
- HS: Trả lời theo thông tin sgk.
+ Người ta đo khí áp bằng dụng cụ gì?
Đơn vị đo?
- HS: Khí áp kế, mmHg.
- GV: giảng giải về khí áp trung bình chuẩn:
Trong điều kiện tiêu chuẩn (đo ở ngang
mực nước biển), khí áp trung bình =
1atmôtphe (viết tắt là 1at) = trọng lượng của
một cột thủy ngân có tiết diện 1cm2 và
3. Sự thay đổi nhiệt độ của không
khí
a) Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ
theo vị trí gần hay xa biển:
- Nhiệt độ không khí ở những miền
nằm gần biển và những miền nằm sâu
trong lục địa có sự khác nhau.
=> Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất
và nước khác nhau.
b) Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ
cao
- Trong tầng đối lưu, càng lên cao
nhiệt độ không khí càng giảm.
c) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ
độ:
- Không khí ở các vùng vĩ độ thấp
nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ
cao.
4. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất
a) Khí áp:
- Là sức ép của không khí lên bề mặt
Trái Đất.
- Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế. Đơn
vị đo: mili mét thủy ngân (viết tắt là
mm Hg)
chiều cao 760mm (viết tắt là 760mm Hg)
- GV nêu vấn đề: Trên Trái Đất khí áp
phân bố thành các đai khí áp cao và thấp
theo vĩ độ.
- Yêu cầu HS đọc kiến thức và quan sát
H50 (SGK) cho biết:
+ Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ
độ nào?
+ Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ
độ nào?
- GV: lưu ý HS do sự xen kẽ giữa lục địa
và đại dương nên các đai khí áp này
không liên tục mà bị chia cắt ra thành
từng khu khí áp riêng biệt.
- GV: Yêu cầu HS quan sát H51.1 (SGK)
và kiến thức trong (SGK) cho biết:
+ Gió là gì? Nguyên nhân sinh ra gió?
- HS: Không khí luôn luôn chuyển động
từ nơi áp cao về nơi áp thấp. Sự chuyên
động của không khí sinh ra gió.
- GV: Giảng về hoàn lưu khí quyển (theo
sgk)
- Yêu cầu quan sát H51/sgk cho biết:
+ Có mấy loại gió chính trên Trái Đất?
- HS: 3 loại gió chính: Gió Đông cực, gió
Tây ôn đới, gió tín phong.
+ Hoàn lưu khí quyển là gì ?
- HS trả lời theo thông tin sgk.
- GV : Có 6 vòng hoàn lưu khí quyển.
b) Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất.
- Khí áp được phân bố trên Trái Đất
thành các đai khí áp thấp và khí áp cao
từ xích đạo về 2 cực :
+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ
độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và
600Nam
+ Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ
độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và
Nam (Cực Bắc và cực Nam).
5. Gió và các hoàn lưu khí quyển
* Gió: Là sự chuyển động của không
khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp.
* Các loại gió thường xuyên thổi trên
Trái Đất:
- Gió tín phong, Gió Tây ôn đới, Gió
Đông cực.
* Hoàn lưu khí quyển :
- Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển
động của không khí giữa các đai khí
áp cao và thấp tạo thành các hệ thống
gió thổi vòng tròn. Gọi là hoàn lưu khí
quyển.
Hoạt động 3. Luyện tập
- Kể tên các tầng của lớp vỏ khí? Nêu đặc điểm tầng đối lưu?
- Khái niệm thời tiết, khí hậu, khí áp, gió?
Hoạt động 4. Vận dụng
- Nêu cách tính nhiệt độ TB ngày?
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- HDVN: Trả lời các câu hỏi khó cuối bài.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Đọc trước mục 1 bài 18. Cho biết:
+ Thời tiết và khí hậu khác nhau ở điểm nào?
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_tiet_22_lop_vo_khi_nam_hoc_2019_2020_tr.pdf