Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 14+15 - Trường THCS Mường Kim

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm nội lực và ngoại lực, biết tác động của chúng đến địa hình

bề mặt Trái Đất.

- Nêu được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Biết khái niệm

mácma.

2. Kĩ năng

- Quan sát và phân tích kênh hình kết hợp kênh chữ để trình bày khái niệm, các

mối quan hệ địa lí.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

4. Định hướng năng lực

* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải

quyết vấn đề .

* Năng lực đặc thù: quan sát tranh ảnh, hình vẽ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: tranh cấu tạo núi lửa, ảnh về tác động của ngoại lực và nội lực lên

bề mặt trái Đất.

2. Học sinh: Đọc trước bài cho biết thế nào là nội lực, ngoại lực, sưu tầm tranh

ảnh về động đất, núi lửa.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

- Phương pháp vấn đáp

2. Kĩ thuật

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 14+15 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Chương II CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT Tiết 14 Bài 12 TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm nội lực và ngoại lực, biết tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất. - Nêu được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Biết khái niệm mácma. 2. Kĩ năng - Quan sát và phân tích kênh hình kết hợp kênh chữ để trình bày khái niệm, các mối quan hệ địa lí. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. 4. Định hướng năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề . * Năng lực đặc thù: quan sát tranh ảnh, hình vẽ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: tranh cấu tạo núi lửa, ảnh về tác động của ngoại lực và nội lực lên bề mặt trái Đất. 2. Học sinh: Đọc trước bài cho biết thế nào là nội lực, ngoại lực, sưu tầm tranh ảnh về động đất, núi lửa. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp vấn đáp 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật giao nhiệm vụ IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Kể tên các loại địa hình mà hàng ngày e quan sát được. HS kể: núi, cánh đồng, đường, sông.... - Em có nhận xét gì về các dạng địa hình trên? Nguyên nhân nào gây ra các dạng địa hình như vậy? Giới thiệu vào bài. * HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động cả lớp (20 phút) 1. Tác động của nội lực và ngoại lực GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức (SGK) cho biết: - Nguyên nhân nào sinh ra sự khác biệt của địa hình bề mặt trái đất ? (Nội lực, ngoại lực). - Thế nào là nội lực ? ( Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất). - Ngoại lực là gì ? (Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu là 2 quá trình: Phong hoá các loại đá và xâm thực (Nước chảy, gió). Hoạt động cặp đôi (20 phút) GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK) và Hình 31,32,33(SGK) trao đổi với bạn, trả lời các câu hỏi: - Núi lửa là gì ? ( Là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất). - Thế nào là núi lửa đang phun trào và núi lửa đã tắt ? ( Núi lửa đang phun hoặc mới phun là núi lửa đang hoạt động. Núi lửa ngừng phun đã lâu là núi lửa tắt.) . - Động đất là hiện tượng như thế nào ? ( Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ trong lòng đất, ở dưới sâu, làm cho các lớp đá rung chuyển dữ dội ) - Những thiệt hại do động đất gây ra? Con người, nhà cửa, đường sá, cầu cống, công trình xây dựng, của cải,...) - Người ta làm gì để đo được những trấn động của động đất ? - Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. - Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt trái Đất. - Tác động của nội lực và ngoại lực: + Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất. + Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình. + Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề. 2. Núi lửa và động đất - Núi lửa: là hình thức phun trào mácma ở dưới sâu lên mặt đất. - Động đất: là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển. - Tác hại của động đất, núi lửa: tro bụi vùi lấp các làng mạc, ruộng nương, gây rung chuyển đổ vỡ nhà cửa, chết người,... - Mácma là những vật chất nóng chảy nằm ở dưới sâu, trong lớp vỏ Trái Đất, nơi có nhiệt độ trên 1000C. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Tại sao nói: Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau ? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà) - Con người đã có biện pháp gì để giảm bớt các thiệt hại do động đất gây nên ? - Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống ? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Nêu một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất ở địa phương em. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học và trả lời câu hỏi ở SGK. Đọc trước bài 13 cho biết núi là địa hình như thế nào, nêu sự phân loại núi. - Phân loại núi theo độ cao. Ngày dạy: Tiết 15 Bài 13 ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi; ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp. - Phân biệt núi theo thời gian hình thành. - Địa hình Cát xtơ và hang động. 2. Kĩ năng - Nhận biết dạng địa hình núi trên tranh. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập bộ môn, bảo vệ các cảnh quan tự nhiên tại địa phương. 4. Định hướng năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề . * Năng lực đặc thù: quan sát và mô tả tranh ảnh, hình vẽ, bảng thông tin. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tranh ảnh núi, địa hình cacxtơ. 2. Học sinh: Đọc và nghiên cứu trước bài. Cho biết núi là địa hình như thế nào. - Phân loại núi theo độ cao. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp vấn đáp 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật giao nhiệm vụ IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra Nêu khái niệm nội lực và ngoại lực ? Nội lực và ngoại lực tác động như thế nào đến địa hình trên bề mặt Trái Đất ? - Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. - Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. - Tác động của nội lực và ngoại lực: + Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất. + Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình. + Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình trên bề mặt trái đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề * HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV: Em hãy cho biết ở địa phương em đang sống có những dạng địa hình nào? Nguyên nhân nào làm cho địa hình nhô cao. Vậy núi là dạng địa hình như thế nào ? Núi có đặc điểm gì ? Vào bài học mới... Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động cá nhân (20 phút) GV: Yêu cầu HS quan sát kiên thức và bảng thống kê, Hình 34 (SGK) cho biết: - Núi là gì? (Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.) - Đặc điểm của núi là? Đỉnh (nhọn). - Sườn (dốc). - Chân núi. (Chỗ tiếp giáp mặt đất). - Phân loại núi? ( Núi thấp: Dưới 1000 m. Núi cao: Từ 2000 m trở lên.Núi trung bình: Từ 1000 m -> 2000 m.) - Treo BĐTNVNcho HS chỉ ngọn núi cao nhất nước ta ? - Quan sát H34 cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi khác cách tính độ cao tương đối như thế nào ? (Độ cao tương đối: Đo từ điểm thấp nhất đến đỉnh núi. Độ cao tuyệt đối: Đo từ mực nước biển lên đỉnh núi.) Hoạt động cả lớp (15 phút ) + Hoạt động nhóm : 4 nhóm - B1 giao nhiệm vụ cho các nhóm - Yêu cầu HS đọc kiến thức SGK và quan sát H35 phân loại núi già và núi trẻ - B2 thảo luận thống nhất ghi vào phiếu - B3 thảo luận trước toàn lớp Treo phiếu học tập - GV đưa đáp án-cácnhóm nhận xét * Hoạt động cá nhân (5 phút) - Yêu cầu HS quan sát H37cho biết: - Địa hình cacxtơlà thế nào ? (địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.) - Đặc điểm của địa hình ? (Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn. - Nước mưa có thể thấm vào khe và kẽ đá, tạo thành hang động rộng và sâu) - Yêu cầu HS quan sát H37, H38 (SGK) cho biết: - Thế nào là hang động? đặc điểm của nó như thế nào ? 1. Núi và độ cao của núi - Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Núi gồm có ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi. - Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển (độ cao tuyệt đối). - Căn cứ độ cao chia ra: núi thấp, núi trung bình và núi cao. 2. Núi già, núi trẻ - Sự phân chia theo thời gian chúng được hình thành. a) Núi già. - Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm. - Trải qua các quá trình bào mòn mạnh. - Có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng. b) Núi trẻ. - Được hình thành cách đây vài chục triệu năm. - Có đỉnh nhọn, sườn dốc,thung lũng sâu. 3. Địa hình Cácxtơ và các hang động - Địa hình núi đá vôi được gọi là địa hình Cácxtơ. Trong vùng núi đá vôi thường có nhiều hang động đẹp, rất hấp dẫn khách du lịch. Kể tên các hang động ở địa phương mà em biết. Cần làm già để bảo vệ các cảnh đẹp trong hang động ? HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Núi và cách tính độ cao của núi ? - Phân biệt núi già và núi trẻ ? - Địa hình cacxtơ và hang động ? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Hãy trình bày sự phân loại núi theo độ cao. - Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào? - Địa hình đá vôi có những đặc điểm gì? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hang động. - Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch em hãy giới thiệu những cảnh đẹp ở địa phương. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Đọc trước bài 13. Cho biết độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi; ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_1415_truong_thcs_muong_kim.pdf
Giáo án liên quan