I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Biết thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí, biết vai
trò của hới nước trong lớp vỏ khí.
- Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc
điểm chính của mỗi tầng.
- Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh, đại
dương, lục địa.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết hiện tượng ô nhiễm không khí qua tranh ảnh và trong thực tế.
- Phân tích hiện tượng địa lí.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng
lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ .
b. Năng lực đặc thù: Tự chủ, tự tin, trách nhiệm .
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: : + Biểu đồ thành phần của không khí.
+ Tranh vẽ các tầng của không khí.
+ Bản đồ tự nhiên thế giới.
2. HS: SGK + vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Dạy học nhóm, xác định bản đồ, phân tích, luyện tập thực
hành .
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sách vở của học sinh.
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 21: Lớp vỏ khí - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6A. /01/2020 6B. 18/01/2020
Tiết 21 - Bài 17: LỚP VỎ KHÍ
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Biết thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí, biết vai
trò của hới nước trong lớp vỏ khí.
- Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc
điểm chính của mỗi tầng.
- Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh, đại
dương, lục địa.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết hiện tượng ô nhiễm không khí qua tranh ảnh và trong thực tế.
- Phân tích hiện tượng địa lí.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng
lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ ...
b. Năng lực đặc thù: Tự chủ, tự tin, trách nhiệm ...
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: : + Biểu đồ thành phần của không khí.
+ Tranh vẽ các tầng của không khí.
+ Bản đồ tự nhiên thế giới.
2. HS: SGK + vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Dạy học nhóm, xác định bản đồ, phân tích, luyện tập thực
hành.
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sách vở của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
GV nêu câu hỏi: ? Em có hiểu biết gì về bầu không khí của chúng ta?
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
* HĐ1. Thành phần của không khí:
- PP: Trực quan, vấn đáp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi
- HS: Quan sát biểu đồ H45.
? Cho biết các thành phần của không khí?
Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
1. Thành phần của không khí:
- Gồm:
+ Nitơ: 78%.
+ Oxi: 21%.
+ Hơi nước và các khí khác: 1%.
? Thành phần nào gây ra các hiện
tượng khí tượng?
? Nếu trong không khí không có hơi
nước thì có xảy ra các hiện tượng khí
tượng không?
? Hiện nay, không khí trên Trái Đất như
thế nào?
- HS. Ngày càng ô nhiễm, nhiều khí
Cacbonic...ảnh hưởng tới sức khỏe của
con người.
? Vì sao không khí bị ô nhiễm? Chúng
ta cần phải làm gì?
- HS: Trả lời, GV chuẩn xác và mở
rộng
- Tiểu kết
- Chuyển ý...
* HĐ2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp
khí quyển):
- PP: Trực quan, vấn đáp, phân tích,
hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận
? Dựa vào sgk,"lớp vỏ khí" hay khí quyển
là gì?
? Có máy tầng khí quyển? (3 tầng)
- HS: Quan sát H46.
- Y/c hs thảo luận theo 6 nhóm:
? Trình bày kích thước, đặc điểm, vai
trò của các tầng: đối lưu, bình lưu, các
tầng cao khí quyển?
- Các nhóm trình bày, nhận xét, bỏ sung
- GV nhận xét, hoàn thiện
+ Lượng hơi nước tuy nhỏ nhưng là
nguồn gốc sinh ra mây, mưa, sương mù.
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển):
- Lớp vỏ khí hay khí quyển là lớp
không khí bao quanh Trái Đất.
Tầng Kích
thước
Đặc điểm Vai trò
Tầng
đối lưu
0 - 16km - Tập trung 90% không khí của khí
quyển.
- Không khí chuyển động theo
chiều thẳng đứng.
- Trung bình cứ lên cao 100m,
nhiệt độ giảm 0,60C.
- Nơi xảy ra hầu hết các hiện tượng
khí tượng: Mây, mưa, sấm, chớp.
- Vai trò trực tiếp tới
cuộcsống của con
người và sinh vật.
Tầng
bình
lưu
16-80km. - Không khí chuyển động theo
chiều ngang. Nhiệt độ tăng theo
chiều cao, hơi nước ít đi.
- Có lớp Ôzôn (O3):
Ngăn cản các tia bức
xạ có hại cho sinh vật
và con người
Các
tầng
> 80km.
Không khí cực loãng, hầu như
không có quan hệ trực tiếp đến đời
- Không có vai trò gì.
cao của
khí
quyển
sống con người.
? Vì sao tầng ôzôn bị thủng?
- HS. Chất hóa học trong khí quyển,
đặc biệt là khí “ gas”, ÔNMT, TĐ ngày
càng nóng lên.
? Hậu quả?
- Bức xạ UV sẽ đến Trái Đất nhiều hơn
tăng bệnh ung thư da, đục thủy tinh thể,
ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển...
? Để bảo vệ bầu khí quyển trước nguy
cơ bị thủng tầng ôzôn, con người phải
làm gì?
- Hạn chế sử dụng năng lượng hạt
nhân, nghiên cứu năng lượng sạch
- Xử lí ô nhiễm khí thải, rác thải từ các
nhà máy, từ sinh hoạt của con người.
- Tuyên truyền giáo dục ý thức cộng
đồng bảo vệ MT trong sạch...
? Trong các tầng khí, tầng nào là quan
trọng nhất? Vì sao?
- HSTL
* HĐ3. Các khối khí:
- PP: Trực quan, vấn đáp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi
? Cho biết nguyên nhân hình thành các
khối khí?
? Khối khí nóng và khối khí lạnh hình
thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi
loại?
? Khối khí đại dương và khối khí lục
địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất
của mỗi loại?
- GV yêu cầu HS đọc bảng T54.
? Sự phân biệt các khối khí chủ yếu
dựa vào đâu?
? Các khối khí có tính chất gì?
? Chúng di chuyển tác động đến yếu tố
nào?
- GV khái quát
3. Các khối khí:
- Tùy theo vị trí hình thành và bề mặt
tiếp xúc mà tạo nên các khối khí khác
nhau về nhiệt độ và độ ẩm
- Các khối khí: Khối khí nóng, lạnh,
lục địa, đại dương. (sgk)
+ Căn cứ vào nhiệt độ: Chia thành khối
khí nóng, lạnh.
+ Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc: Trên các
biên và đại dương, có độ ẩm lớn thì
hình thành các khối khí đại dương và
lục địa.
- Khối khí luôn di chuyển làm thay đổi
thời tiết. Di chuyển tới đâu lại chịu ảnh
hưởng của bề mặt nơi đó.
- Thay đổi tính chất(bị biến tính).
* Ghi nhớ
Hoạt động 3. Luyện tập:
- PP: Trực quan, vấn đáp ,gợi mở, luyện tập thực
hành
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi
Câu 1: Nối ý ở cột A và B sao cho đúng.
A B Trả
lời
1. Khốikhí
nóng.
2.2. Khốikhí
lạnh.
3. Khối khí
đại dương.
44. Khối khí
lục đị địa.
a) Hình thành ở vĩ độ
cao, nhiệt độ thấp.
b) Hình thành ở biển,
đại dương, độ ẩm lớn.
c) Hình thành ở vĩ độ
thấp, nhiệt độ cao.
d) Hình thành ở lục địa,
tương đối khô.
1........
.....
2........
......
3........
......
4........
......
4. Luyện tập:
Hoạt động 4. Vận dụng:
- Liên hệ với không khí của chúng ta hiện nay như thế nào?
Hoạt động 5. Tìm tòi- mở rộng
- Tìm hiểu về khí quyển, tầng oZon
- Học bài cũ, làm bài tập.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU:
- Chuẩn bị bài: Thời tiết và khí hậu....
+ Đọc bài mới
+ Quan sát các hình vẽ
+ Trả lời câu hỏi.
.....................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_tiet_21_lop_vo_khi_nam_hoc_2019_2020_tr.pdf