I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết dạng địa hình núi trên tranh, bản đồ.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn, bảo vệ các cảnh quan tự nhiên.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: - Máy chiếu.
- Tranh ảnh núi, địa hình cacxtơ, sơ đồ núi già, núi trẻ.
- Bản đồ tự nhiên thế giới hoặc tự nhiên Châu Á.
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 15+16 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6 - /11/2019
Tiết 15 - Bài 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết dạng địa hình núi trên tranh, bản đồ.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn, bảo vệ các cảnh quan tự nhiên.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: - Máy chiếu.
- Tranh ảnh núi, địa hình cacxtơ, sơ đồ núi già, núi trẻ.
- Bản đồ tự nhiên thế giới hoặc tự nhiên Châu Á.
- Phiếu học tập lớn:
Phiếu học tập: Phân biệt núi trẻ, núi già.
Địa hình
Đặc điểm
Núi trẻ Núi già
Thời gian hình thành
Đặc
điểm
hình thái
- Đỉnh
- Sườn
- Thung lũng
2. Học sinh:
- Đọc và nghiên cứu trước bài.
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan.
2. Kĩ thuật
- Chia nhóm, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
- GV kiểm tra sĩ số lớp, ghi chú vào góc bảng.
2. Kiểm tra bài cũ : 15p
Đề bài:
Câu 1. (6,0 điểm)
Thế nào là nội lực, ngoại lực, chúng có tác động như thế nào đến việc hình
thành địa hình bề mặt Trái Đất?
Câu 2. (4,0 điểm)
Động đất là hiện tượng như thế nào? Tác hại?
Hướng dẫn chấm.
Câu Nội dung Điểm
1
(6,0
điểm)
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt trái
Đất.
- Tác động của nội lực và ngoại lực:
+ Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra
đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
+ Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề,
còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.
1,0
1,0
2,0
2,0
2
(4,0
điểm)
- Động đất: là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu,
trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển.
+ Tác hại của động đất: gây rung chuyển đổ vỡ nhà cửa, chết
người,...
2,0
2,0
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
- GV tổ chức hoạt động cá nhân, yc viết ra giấy trong 1p:
- Theo hiểu biết của em núi là gì?
- HS: viết nhanh ra giấy, GV yc giữ nguyên nháp, sau khi học xong sẽ kiểm tra.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
GV: Chiếu hình ảnh về núi, yêu cầu HS
gấp SGK, quan sát cho biết:
- Núi là gì?
- HS: Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt
trên mặt đất.
- Độ cao của núi thường là bao nhiêu?
- HS: Độ cao của núi thường rên 500m so
với mực nước biển.
- GV lưu ý độ cao thể hiện trên các bản
đồ hầu hết là độ cao tuyệt đối.
- GV chiếu hình ảnh một ngọn núi, yếu
cầu cho biết:
- Núi gồm những bộ phận nào?
- HS: núi gồm 3 bộ phận: đỉnh, sườn và
chân núi.
- GV lưu ý: sườn núi càng dốc, đường
biểu hiện chân núi càng rõ rệt.
- Dựa vào độ cao, có nhữn loại núi nào?
- HS: trả lới theo bảng/SGK
- GV chiếu bản đồ tự nhiên Châu Á, giới
thiệu bản đồ, thang màu địa hình yc:
1. Núi và độ cao của núi
- Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ
rệt trên mặt đất.
- Độ cao của núi thường trên 500m so
với mực nước biển (độ cao tuyệt đối).
- Núi gồm có ba bộ phận: đỉnh núi,
sườn núi và chân núi.
- Dựa vào độ cao chia ra:
Núi thấp: dưới 1000m
Núi trung bình: từ 1000m
đến 2000m
Núi cao: từ 2000m trở lên.
- Xác định một số dãy núi?
- GV chiếu hình 34. Độ cao tuyệt đối, độ
cao tương đối, giới thiệu hình, yc thảo
luận nhóm bàn 3 phút cho biết:
- Cách tính độ cao tuyệt đối (3) khác cách
tính độ cao tương đối (1), (2) như thế
nào?
- HS:
+ Độ cao tương đối: Đo từ 1 điểm ở chỗ
thấp nhất của chân núi đến đỉnh núi.
+ Độ cao tuyệt đối: Đo từ mực nước biển
đến đỉnh núi.
- Gv chốt khái niệm độ cao tuyệt đối, độ
cao tương đối.
- Thống kê các nhóm có kết quả tốt.
- Gv gọi 1 HS đọc bài, lưu ý theo thời
gian hình thành núi được phân chia thành
núi trẻ và núi già.
- Chiếu sơ đồ núi trẻ, núi già, giới thiệu
lại các bộ phận của núi, hái niệm thung
lũng.
- GV yc quan sát hình, kết hợp thông tin
SGK, hoàn thiện phiếu học tập theo
nhóm bàn trong 3 phút,1 nhóm lên bảng
vừa thảo luận vừa ghi phiếu.
- HS các nhóm điền phiếu, nhận xét, bổ
sung.
- Yêucầu HS QS H37cho biết:
- Địa hình cacxtơ là thế nào? (địa hình
đặc biệt của vùng núi đá vôi)
- Đặc điểm của địa hình? (Các ngọn núi
ở đây lởm chởm, sắc nhọn.
- Nước mưa có thể thấm vào khe và kẻ
đá, tạo thành hang động rộng và sâu)
- GV liên hệ kiến thức động ở Bình Lư
(Than Uyên).
- Em hãy kể tên các hang động đẹp ở địa
phương em?
- HS: kể theo hiểu biết cá nhân.
- Tích hợp bảo vệ môi trường: Cần làm
gì để giữ gìn vẻ đẹp của các hang động ở
địa phương em?
- HS: liên hệ bản thân thấy được trách
nhiệm của mình không phá hoại các khối
2. Núi già, núi trẻ
- Sự phân chia theo thời gian chúng
được hình thành.
- Bảng chuẩn
3. Địa hình Cácxtơ và các hang động
- Địa hình Cácxtơ là loại địa hình đặc
biệt của vùng núi đá vôi.
- Trong vùng núi đá vôi thường có
nhiều hang động đẹp, rất hấp dẫn
khách du lịch.
thạch nhũ trong hang động, không vứt rác
bừa bãi, ...
Hoạt động 3. Luyện tập
- Núi là gì, độ cao của núi?
- Núi gồm những bộ phận nào? phân loại núi theo độ cao?
Hoạt động 4. Vận dụng
- Dãy Hoàng Liên Sơn thuộc loại núi nào? vì sao?
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm hiểu thêm về các dãy núi lớn trên TG.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Trả lời câu: 1,2,3,4 (SGK), chuẩn bị ôn tập học kì I.
Ngày dạy: 6 - /11/2019.
Tiết 16- Bài 14: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi; ý
nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được các dạng địa hình bình nguyên, đồi, cao nguyên qua tranh
ảnh, mô hình.
3. Thái độ
- Yêu quý các cảnh quan tự nhiên và có thái độ bảo vệ các cảnh quan tự
nhiên.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên thế giới, mô hình, tranh ảnh về các dạng địa hình.
2. Học sinh:
- Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài, sưu tầm tranh ảnh về các dạng địa
hình.
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan.
2. Kĩ thuật
- Chia nhóm, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
- GV kiểm tra sĩ số lớp, ghi chú vào góc bảng.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Núi là gì ? Trình bày sự phân loại núi theo độ cao ? Địa hình núi đá vôi có
những đặc điểm gì ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
- Kể tên các dạng địa hình khác ngoài địa hình núi mà em đã học?
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- HS quan sát mô hình.
- Mô tả dạng địa hình bình nguyên (đồng
bằng)?
1. Bình nguyên (đồng bằng)
- Bình nguyên là dạng địa hình thấp, có
bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi
gợn sóng. Các bình nguyên được bồi tụ
- Có mấy loại đồng bằng? Cho ví dụ?
- Kể tên một số đồng bằng ở nước ta?
Đồng bằng đó thuộc loại nào?
- Địa phương em có đồng bằng không?
Mô tả?
- Cho biết đồng bằng có giá trị kinh tế
như thế nào?
- Số lượng dân cư ở đồng bằng ra sao so
với các vùng khác?
- HS quan sát tranh, mô hình, hoạt động
nhóm bàn 2p cho biết:
- Như thế nào là cao nguyên?
- Kể tên một số cao nguyên ở Việt Nam
và thế giới?
- Có thể phát triển ngành kinh tế nào ở
cao nguyên?
- GV yc hoạt động nhóm 4; 3p cho biết:
- Tìm những điểm giống và khác giữa
bình nguyên và cao nguyên?
Khác: diện tích bề mặt, độ cao tuyệt
đối, độ dốc của sườn, nguồn gốc hình
thành và giá trị kinh tế.
- Đồi có hình dạng như thế nào?
- Nước ta vùng nào có nhiều đồi?
- Giá trị kinh tế của vùng đồi?
- Qua các dạng địa hình đã học, địa
phương em có những dạng địa hình nào?
- HS liên hệ thực tế nêu được các dạng
địa hình.
ở cửa các sông lớn gọi là châu thổ.
- Độ cao tuyệt đối của bình nguyên
thường dưới 200m, nhưng cũng có
những bình nguyên cao gần 500m.
- Bình nguyên là nơi thuận lợi cho việc
phát triển nông nghiệp.
2. Cao nguyên
- Cao nguyên có bề mặt tương đối bằng
phẳng hoặc hơi gợn sóng, nhưng có
sườn dốc; độ cao tuyệt đối của cao
nguyên trên 500m.
- Cao nguyên là nơi thuận lợi cho việc
trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia
súc lớn.
3. Đồi
- Đồi là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh
tròn, sườn thoải; độ cao tương đối
thường không quá 200m.
- Đồi là nơi thuận lợi cho việc trồng các
loại cây lương thực và cây công nghiệp.
Hoạt động 3. Luyện tập
- Thế nào là bình nguyên, cao nguyên?
Hoạt động 4. Vận dụng
- Xác định trên bản đồ Việt Nam những nơi có: Đồng bằng, cao nguyên, đồi, núi.
- GV đưa các mô hình, tranh ảnh HS nhận dạng nhanh các dạng địa hình.
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- So sánh các dạng địa hình điền vào bảng sau:
Núi Bình nguyên Cao nguyên Đồi
Độ cao
Đặc điểm hình thái
Giá trị kinh tế
Dân cư
Ví dụ
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học, chuẩn bị ôn tập học kì I.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_tiet_1516_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf