Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 1: Bài mở đầu - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần:

- Giúp các em biết được nội dung chương trình môn địa lí lớp 6 và phương pháp học

tập môn địa lí để đạt kết quả cao.

2. Kĩ năng.

- Rèn luyện cho các em kỹ năng địa lí: Đọc và phân tích tranh ảnh địa lí, bản đồ

- Phương pháp học tập môn địa lí để đạt kết quả cao: Quan sát, thu thập và xử lý

thông tin.

- Cách sử dụng sách giáo khoa, tập bản đồ trong học tập và nghiên cứu.

3. Thái độ.

- Giúp các em thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và nhận thức đúng tầm

quan trọng của môn địa lí trong nhà trường phổ thông.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo;

năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ

b. Năng lực đặc thù: Tự chủ , tự tin, trách nhiệm

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên.

- SGK, Quả Địa cầu.

2. Học sinh.

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập

thực hành

2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới.

pdf2 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 1: Bài mở đầu - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 6A1: 09/9; Lớp 6A2: 10/9 Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần: - Giúp các em biết được nội dung chương trình môn địa lí lớp 6 và phương pháp học tập môn địa lí để đạt kết quả cao. 2. Kĩ năng. - Rèn luyện cho các em kỹ năng địa lí: Đọc và phân tích tranh ảnh địa lí, bản đồ - Phương pháp học tập môn địa lí để đạt kết quả cao: Quan sát, thu thập và xử lý thông tin. - Cách sử dụng sách giáo khoa, tập bản đồ trong học tập và nghiên cứu. 3. Thái độ. - Giúp các em thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và nhận thức đúng tầm quan trọng của môn địa lí trong nhà trường phổ thông. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ b. Năng lực đặc thù: Tự chủ , tự tin, trách nhiệm II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên. - SGK, Quả Địa cầu. 2. Học sinh. - SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động 1 Khởi động ? Em đã học những kiến thức địa lí nào ở bậc Tiểu học? ? Em đã đọc sách Địa lí 6 chưa? Cuốn sách này có những nội dung gì? GV và HS trao đổi, GV dẫn vào bài mới. Hoạt động 2 Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (Cá nhân, 20 phút) - Gv: Ở Tiểu học các em đã làm quen với kiến thức địa lí nhưng được tích hợp trong môn tự nhiên xã hội. Lên lớp 6 địa lí trở thành môn học riêng. Chương trình địa lí lớp 6 gồm những nội dung gì? Làm thế nào chúng ta có phương pháp học tập tốt. - Gv: Gọi Hs đọc mục 1 SGK/3 ? Môn địa lí lớp 6 giúp các em hiểu biết được 1. Nội dung của môn địa lí ở lớp 6. a. Trái Đất: - Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ. - Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả. - Cấu tạo của Trái Đất. những vấn đề gì? (Trái Đất, các thành phần tự nhiên cấu tạo nên trái đất, bản đồ, kĩ năng địa lí). - Gv: Ngoài ra, môn địa lí hình thành và rèn luyện cho các em kỹ năng về bản đồ, kỹ năng thu thập, phân tích xử lí thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề cụ thể đó là những kỹ năng cơ bản rất cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu địa lí. Chuyển ý: Với đặc điểm chương trình môn địa lí 6 như trên chúng ta cần có phương pháp học sao cho phù hợp. Hoạt động 2: (Cá nhân, 20 phút) - Gv: Các sự vật và hiện tượng địa lí không phải lúc nào cũng xảy ra trước mắt chúng ta. Do đó, các em cần có phương pháp học tập phù hợp. ? Vậy cần học tập môn địa lí như thế nào để đạt kết quả tốt? (Phải biết quan sát và khai thác kiến thức ở cả kênh hình và kênh chữ trong SGK, học từ tranh ảnh địa lí, bản đồ, trả lời các câu hỏi hoàn thành bài tập ở trong sách và tập bản đồ). - Gv bổ sung: Phải biết liên hệ những điều đã học vào thực tế quan sát những sự vật và hiện tượng địa lí xảy ra xung quanh mình để tìm cách giải thích chúng Lưu ý: Hs không học thuộc lòng, nên có sổ tay ghi chép địa lí, tập thói quen sưu tầm tranh ảnh địa lí - Gv: Nhận xét, đánh giá, ghi điểm. b. Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất. + Địa hình. + Lớp vỏ khí. + Lớp nước. + Lớp đất và lớp vỏ sinh vật. c. Rèn luyện kĩ năng địa lí. + Kĩ năng bản đồ. + Kĩ năng xử lí thông tin. + Kĩ năng giải quyết vấn đề cụ thể 2. Cần học tập môn địa lí như thế nào. - Phải biết quan sát và khai thác kiến thức ở cả kênh hình và kênh chữ để trả lời các câu hỏi, hoàn thành bài tập. - Liên hệ những điều đã học vào thực tế quan sát những sự vật và hiện tượng địa lí xảy ra xung quanh mình để tìm cách giải thích chúng. Hoạt động 3 Luyện tập ? Môn địa lí lớp 6 giúp các em hiểu biết được những vấn đề gì? Hoạt động 4 Vận dụng - Viết đoạn văn bày tỏ mong muốn của em khi học môn địa lí 6. Hoạt động 5 Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Tìm hiểu về Trái Đất và các hành tinh. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài. - Xem trước bài 1 “Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất”. - Trả lời câu hỏi sau: ? Trái đất ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời? ? Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì? Kinh tuyến Đông là gì? Kinh tuyến Tây là gì? Vĩ tuyến Bắc là gì? Vĩ tuyến Nam là gì?

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_1_bai_mo_dau_nam_hoc_2019_2020_tru.pdf