Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Tuần 22: Em yêu Tổ quốc Việt Nam (Tiết 2)

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh củng cố kiến thức về Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.

- Nắm chắc một số mốc thời gian và địa danh liên quan đến các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.

- Có những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về văn hóa và sự phát triển kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.

2. Kĩ năng:

- Học sinh nhận biết được một số kiến thức về các sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam.

- Có kĩ năng trình bày những hiểu biết của mình về đất nước và con người Việt Nam.

3. Thái độ:

- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống và con người Việt Nam, về nền văn hóa và lịch sử dân tộc Việt Nam.

- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị:

- Học sinh:

+ Tìm hiểu về các sự kiện lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam.

+ Sưu tầm các tranh phong cảnh và các thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam.

+ Bảng con, bảng nhóm.

- Giáo viên : Giáo án điện tử

 

doc6 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Tuần 22: Em yêu Tổ quốc Việt Nam (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN : ĐẠO ĐỨC EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 2 ) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố kiến thức về Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. - Nắm chắc một số mốc thời gian và địa danh liên quan đến các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. - Có những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về văn hóa và sự phát triển kinh tế của Tổ quốc Việt Nam. 2. Kĩ năng: - Học sinh nhận biết được một số kiến thức về các sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam. - Có kĩ năng trình bày những hiểu biết của mình về đất nước và con người Việt Nam. 3. Thái độ: - Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống và con người Việt Nam, về nền văn hóa và lịch sử dân tộc Việt Nam. - Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. II. Chuẩn bị: - Học sinh: + Tìm hiểu về các sự kiện lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam. + Sưu tầm các tranh phong cảnh và các thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam. + Bảng con, bảng nhóm. - Giáo viên : Giáo án điện tử III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 5’ 1’ 27’ 10’ 12’ 5’ 5’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” (Tiết 1) - Yêu cầu học sinh chọn một số từ ngữ cho sẵn để điền vào ô trống trong đoạn văn cho phù hợp . * Các từ cần điền là: 1/ Tổ quốc 2/ Truyền thống 3/ Học tập 4/ Tươi đẹp 5/ Tự hào 6/ Xây dựng 7/ Việt Nam Việt Namlà Tổ quốc em. Đất nước Việt Nam rấttươi đẹpvà cótruyền thốngvăn hóa lâu đời. Tổ quốc em đang thay đổi, phát triển từng ngày. Em yêuTổ quốcViệt Nam vàtự hàomình là người Việt Nam. Em sẽ cố gắnghọc tậprèn luyện tốt để sau này góp phầnxây dựngTổ quốc. - Nhận xét bài cũ. 3.Bài mới : Giới thiệu bài: “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” (Tiết 2) 3. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Tìm hiểu một số địa danh, mốc thời gian về các sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam. MT: Củng cố các kiến thức lịch sử về đất nước Việt Nam, giúp học sinh tự hào và thêm yêu đất nước. PP:Đàm thoại,thuyết trình,thảo luận, trực quan, động não. - Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm 4 trò chơi thi đua “ Ai nhanh mắt thế” bằng cách giáo viên cho học sinh xem một số đoạn phim về tranh ảnh hoặc nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc địa danh quan trọng của Việt Nam. - GV kết luận : + Ngày 2/9/1945 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.Từ đó ngày 2/9/1945 được lấy làm ngày Quốc khánh của đất nước ta. + Ngày 7/5/1954 : Chiến thắng Điện Biên Phủ + Ngày 30/4/1975 : Giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước + Sông Bạch Đằng : gắn với chiến thắng Ngô Quyền chống giặc Nam Hán và chiến thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. + Bến Nhà Rồng : Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. + Cây đa Tân Trào: Nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16/8/1945. - Giáo viên chốt, giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam. v Hoạt động 2: Triển lãm MT: Học sinh thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương, đất nước của mình qua các tranh ảnh, tục ngữ ca dao, bài hát, thơ ca, thông tin kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam. PP : trực quan, thảo luận , thuyết trình - Giáo viên yêu cầu các tổ trình bày các sản phẩm mà các nhóm đã chuẩn bị để giới thiệu theo yêu cầu sau: + Tổ 1 : Thu thập các câu tục ngữ, ca dao về đất nước, con người Việt Nam. + Tổ 2 : Thu thập các bài hát, thơ ca. + Tổ 3 : Thu thập tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh của đất nước. + Tổ 4 : Thu thập các thông tin về sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam. - Giáo viên nhận xét, khen các tổ giới thiệu tốt. - Giáo viên chốt, giáo dục học sinh lòng tự hào về đất nước Việt Nam tươi đẹp có truyền thống văn hóa lâu đời và Tổ quốc Việt Nam đang thay đổi, phát triển từng ngày. v Hoạt động 3: Liên hệ bản thân MT: Giúp học sinh có những suy nghĩ và hành động thiết thực nhằm thể hiện tình yêu quê hương đất nước. PP: Vấn đáp, động não. Giáo viên nêu câu hỏi: - Em có suy nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam ? - Em cần làm gì để thể hiện tình yêu quê hương đất nước ? - Gíao viên chốt giáo dục học sinh tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. 4. Củng cố - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ô chữ kì diệu”. - Giáo viên chia lớp thành 2 đội A và B. - Giáo viên phổ biến luật chơi: Mỗi ô chữ hàng ngang là một địa danh hoặc công trình nổi tiếng của Việt Nam.Nếu giải được ô chữ hàng ngang thì được 10 điểm, ghép được các con chữ đặc biệt ở hàng dọc thành từ khóa đúng đáp án thì được 40 điểm. - Giáo viên đọc nội dung ô chữ và những gợi ý: 1/ Đây là 1 thắng cảnh nổi tiếng của đất nước Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Ninh đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. 2/ Hồ nước này là biểu tượng của thủ đô Hà Nội. 3/ Đây là công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á do Liên Xô giúp đỡ xây dựng. 4/ Nơi đây có rừng được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. 5/ Tên của một biển được xếp là 1 trong 15 bờ biển đẹp nhất thế giới. 6/ Một vườn quốc gia ở Quảng Bình được công nhận là di sản văn hóa thế giới. 7/ Nơi đây có rất nhiều tháp Chàm được công nhận là di sản văn hóa thế giới. - Giáo viên chốt, tuyên dương đội thắng. 5. Tổng kết - dặn dò: - Xem lại bài. Sưu tầm tranh, ảnh về các họat động bảo vệ hòa bình. - Chuẩn bị bài: “Em yêu hoà bình ” (Tiết 1) Nhận xét tiết học. Hát - Học sinh chọn các từ trên bằng cách ghi vào bảng con số thứ tự (7,4,2,1,5,3,6), sau đó đọc lại. Hoạt động nhóm 4 - Các nhóm nhìn trên màn hình, ghi lại thật nhanh các mốc thời gian hoặc địa danh của Việt Nam vào bảng nhóm trong vòng 3 phút. - Nhóm nào nhanh nhất sẽ đính lên bảng. Các nhóm còn lại treo xung quanh lớp học. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung ý cho nhóm bạn (nếu có). Hoạt động theo tổ - Các tổ sẽ dán những tranh ảnh, tục ngữ ca dao, bài hát, thơ ca, thông tin kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam mà tổ đã chuẩn bị vào bảng nhóm. - Đại diện các tổ trình bày. Các tổ khác nhận xét và bổ sung ý kiến. Hoạt động cá nhân - HS liên hệ nêu - Học sinh lắng nghe và trảlời

File đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_5_tuan_22_em_yeu_to_quoc_viet_nam_tiet_2.doc