I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu: Thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử
- Biết cách tìm nhân tử chung và đặt nhân tử chung.
2. Phẩm chất:
- Hình thành cho học sinh phẩm chất chăm chỉ trong học tập như: Học bài
về nhà, làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới, luôn cố gắng vươn lên trong học
tập
- Học sinh có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hợp đồ dùng của
bản thân
3. Định hướng năng lực chung
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông
tin toán học cần thiết, biết trình bày, diễn đạt được nội dung ý tưởng, giải pháp
toán học, sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học như số các kí hiệu lôgic, thể hiện
được sự tự tin, khi trình bày, diễn đạt đưa ra câu hỏi thảo luận tranh luận các vấn
đề toán học
- Năng lực toán học: Năng lực tư duy và và lập luận toán học được thể
hiện qua việc học sinh biết phân tích, so sánh, tổng hợp, biết quy nạp và diễn
dịch trong giải quyết vấn đề.
- Năng lực giải quyết các vấn đề toán học thể hiện qua việc học sinh biết
nhận biết, phát hiện ra các vấn đề cần giải quyết bằng toán học, sử dụng các kiến
thức, kĩ năng toán học để giải quyết các vấn đề giáo viên đưa ra, lựa chọn, đề
xuất cách thức giải pháp giải quyết vấn đề.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 24/09/2020 Lớp 8A2
TIẾT 9: PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT NHÂN TỬ CHUNG
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu: Thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử
- Biết cách tìm nhân tử chung và đặt nhân tử chung.
2. Phẩm chất:
- Hình thành cho học sinh phẩm chất chăm chỉ trong học tập như: Học bài
về nhà, làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới, luôn cố gắng vươn lên trong học
tập
- Học sinh có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hợp đồ dùng của
bản thân
3. Định hướng năng lực chung
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông
tin toán học cần thiết, biết trình bày, diễn đạt được nội dung ý tưởng, giải pháp
toán học, sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học như số các kí hiệu lôgic, thể hiện
được sự tự tin, khi trình bày, diễn đạt đưa ra câu hỏi thảo luận tranh luận các vấn
đề toán học
- Năng lực toán học: Năng lực tư duy và và lập luận toán học được thể
hiện qua việc học sinh biết phân tích, so sánh, tổng hợp, biết quy nạp và diễn
dịch trong giải quyết vấn đề.
- Năng lực giải quyết các vấn đề toán học thể hiện qua việc học sinh biết
nhận biết, phát hiện ra các vấn đề cần giải quyết bằng toán học, sử dụng các kiến
thức, kĩ năng toán học để giải quyết các vấn đề giáo viên đưa ra, lựa chọn, đề
xuất cách thức giải pháp giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Thước thẳng, phấn màu, máy chiếu vật thể
2. HS: Ôn lại quy tắc nhân đơn thức với đa thức, đọc trước bài mới
III. PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp hoạt động nhóm.
2. Kĩ thuật: Động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao
nhiệm vụ
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Viết bảy hằng đẳng thức đáng nhớ em đã học.
HS2: Nêu quy tắc nhân đơn thức với đa thức? Viết dạng tổng quát
Vận dụng: Tính x( 2x - 4)?
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Khi 2x2 – 4x = 2x( x – 2 ) thì nhận xét 2 biểu thức ở vế trái và vế phải?
- Từ một đa thức mà ta biến đổi đa thức đó về dạng tích của các đa thức
khác thì gọi là phân tích da thức thành nhân tử.
Vậy phân tích đa thức thành nhân tử là gì, có mấy phương pháp để phân tích , cụ
thể từng phương pháp là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: Ví dụ
- Qua ví dụ trên vậy phân tích đa thức
thành nhân tử là gì?
? Để phân tích đa thức này thành nhân
tử bằng phương pháp nhân tử chung
làm như thế nào.
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá
nhân ý a
- HS làm việc nhóm đôi làm ý a
- HS trình bày
- HS nhận xét và sửa sai
- GV chốt
- HS làm ý b theo cá nhân 2p, học sinh
làm việc nhóm lớn
- HS trình bày bài của nhóm trên bảng
- HS nhóm khác nhận xét và đưa ra
câu hỏi phác vấn
- GV chốt
- HS khá làm VD2.
- GV vậy phân tích đa thức thành nhân tử
bằng phương pháp đặt nhân tử chung
thực hiện theo mấy bước?
- GV chốt lại
1. Ví dụ
Ví dụ 1: Viết 2x2 – 4x dưới dạng tích
của các đa thức khác.
2x2 – 4x = 2x( x – 2 )
Ta nói: đã phân tích 2x2 - 4x thành
nhân tử: 2x(x- 2)
* Kết luận: SGK
Ví dụ 2: Phân tích đa thức:
a) 12x – 4x2 =4x (3 – x)
b) 15x3 - 5x2 + 10x thành nhân tử
= 5x . 3x2 - 5x . x + 5x . 2
= 5x (3x2 - x + 2)
Hoạt động 2: Áp dụng
- Gọi HS đọc yêu cầu BT vận dụng
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân (2p)
- Gọi 3 HS TB đại diện lên bảng thực
hiện
- GV nhận xét kết quả
- HS NTC có thể đơn thức có thể đa
thức
- Trong câu c các đa thức đã có nhân
tử chung chưa?
2. Áp dụng
Bài 1: Phân tích đa thức thành nhân tử:
a, x2 - x = x (x - 1)
b, 5x2( x - 2y) - 15x ( x - 2y)
= 5x( x - 2y)( x - 3)
c, 3(x - y) - 5x ( y - x)
= 3(x - y) - 5x[-(x - y)]
= 3(x - y) + 5x( x - y)
= (x - y)( 5x + 3)
- Có cách nào làm xuất hiện NTC ?
- GV: Nếu có NT đối nhau ta có thể đổi
dấu để xuất hiện NTC.
- GV chốt lại chú ý.
* Chú ý:
A = - (- A)
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Bài ?2: Tìm x sao cho:
3x2 - 6x = 0
3x( x - 2) = 0
3x = 0 hoặc x - 2 = 0
x = 0 hoặc x = 2
Bài 39a, b/SGk/19
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
- Bài 42/SGK/19
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài và xem lại bài đã chữa.
- BTVN: Làm bài tập 39c, d, 40, 41 (SGK-T 19)
- Chuẩn bị tốt tiết sau: Đọc trước bài 7: Phân tích đa thức thành nhân tử
bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức.
File đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_8_tiet_9_phan_tich_da_thuc_thanh_nhan_tu.pdf