Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 13: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- HS biết vận dụng linh hoạt các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học vào giải bài tập.

- HS biết vận dụng phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phương pháp đã học để giải bài tập rút gọn, tính giá trị biểu thức.

2. Phẩm chất:

- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.

- Tính chính xác, kiên trì.

- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.

3. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo

- Năng lực chuyên biệt: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ.

- GV: Bảng phụ chuẩn bị ?2, phấn màu.

- HS: Ôn tập các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.

2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi , động não.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 13: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/10/2020 Ngày giảng: 7/10 (8B) - 9/10 (8D). Tiết 13: PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ BẰNG CÁCH PHỐI HỢP NHIỀU PHƯƠNG PHÁP I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - HS biết vận dụng linh hoạt các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học vào giải bài tập. - HS biết vận dụng phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phương pháp đã học để giải bài tập rút gọn, tính giá trị biểu thức. 2. Phẩm chất: - Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. - Tính chính xác, kiên trì. - Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo - Năng lực chuyên biệt: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ. - GV: Bảng phụ chuẩn bị ?2, phấn màu. - HS: Ôn tập các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành... 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi , động não... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động ? Phân tích đa thức x2 + 2x - y2 + 1 thành nhân tử. Đáp án: x2 + 2x - y2 + 1 = (x + y + 1)(x - y + 1) - GV: Trên thực tế khi phân tích đa thức thành nhân tử ta thường phối hợp nhiều phương pháp . Nên phối hợp các phương pháp đó như thế nào ? Ta sẽ nghiên cứu bài hôm nay * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Ghi bảng ? Phân tích đa thức sau thành nhân tử: 5x3 + 10x2y + 5xy2 - GV y/c một HS lên bảng thực hiện. HS lên bảng thực hiện ? Bạn đã thực hiện theo phương pháp nào. -GV: Tương tự phân tích đa thức sau thành nhân tử. x2 + 2xy + y2 - 64 ? Dùng phương pháp nào để phân tích đa thức trên thành nhân tử. - GV y/c HS lên bảng làm bài. - HS lên bảng thực hiện - GV yêu cầu HS làm ?1 - GV hướng dẫn HS thực hiện. - HS làm theo hướng dẫn của GV - GV khắc sâu cách thực hiện các dạng phân tích trên. 1. Ví dụ VD: Phân tích đa thức thành nhân tử: a, 5x3 + 10x2y + 5xy2 = 5x(x2 + 2xy + y2) = 5x( x + y)2 b, x2 + 2xy + y2 - 64 = (x + y)2 - 82 = (x + y + 8)(x + y - 8) ?1 Phân tích đa thức thành nhân tử. 2x3y - 2xy3 - 4xy2 - 2xy = 2xy(x2 - y2 - 2y - 1) = 2xy = 2xy = 2xy(x + y + 1)(x - y - 1) ? Tính nhanh giá trị của biểu thức sau : x2 + 2x + 1 - y2 tại x = 94,5 và y = 4,5 ? Nêu các bước cần thực hiện khi tính giá trị của biểu thức. - HS đọc đề sau đó nêu các bước thực hiện. - HS thực hiện theo nhóm bàn - HS đổi bài chấm chéo => GV khắc sâu: PTĐTTNT bằng cách phối hợp các phương pháp để tính giá trị của biểu thức sẽ thuận tiện hơn. + Treo bảng phụ ghi ?2 phần b ? Hãy quan sát từng bước giải rồi nhận xét. - GV chốt lại kiến thức cơ bản. 2. Áp dụng ?2 a, Tính nhanh giá trị: x2 + 2x + 1 - y2 tại x = 94,5; y = 4,5 x2 + 2x + 1 - y2 = (x + 1)2 - y2 = (x - y + 1)(x + y + 1) = (94,5 - 4,5 + 1)(94,5 + 4,5 + 1) = 91 . 100 = 9100 b, VD/SGK * Hoạt động 3: Luyện tập – vận dụng - GV cho HS làm bài 51 a, b (SGK - T24). ? Phân tích các đa thức sau thành nhân tử: a, x - 2x + x = x(x - 2x + 1) = x (x - 1) b, 2x2 + 4x + 2 - 2y2 = 2(x2 + 2x + 1 – y2) = = = 2(x - y + 1)(x + y + 1) Bài 52 (SGK - T24) - HS lên bảng GV theo dõi HS làm dưới lớp a, x3 – 2x2 + x = x( x2 – 2x + 1 ) = x ( x-1)2 b, 2x2 + 4x + 2 – 2y2 = 2 ( x2 + 2x + 1 – y2 ) = 2 [ ( x2 + 2x + 1 ) – y2 ] = 2 [( x + 1 ) – y2 ] = 2 ( x + 1 + y ) ( x + 1 – y ) c , 2xy – x2 – y2 + 16 = 16 – ( x2 – 2xy + y2) = 42 – ( x – y )2 = ( 4 + x – y ) ( 4 – x + y ) * Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng. - Ôn tập các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ôn lại các phương pháp PTĐTTNT đã học. - Làm BT: 51(c); 54; 57(a, b, c) (SGK - T25). - Nghiên cứu phương pháp tách hạng tử để phân tích đa thức thành nhân tử. - Tiết sau luyện tập.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_13_phan_tich_da_thuc_thanh_nhan_tu.doc