Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 38+39 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Học sinh nắm vững kiến thức về số hữu tỉ, số thực.

- Nắm được tính chất của tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính về số hữu tỉ, số thực để thực hiện tính giá trị biểu thức.

- Vận dụng các tính chất của đẳng thức, tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau để tìm số chưa biết trong một số trường hợp.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức ôn tập.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Bảng phụ các phép toán trong Q. Bảng phụ bài tập.

2. Học sinh:

- Học và làm bài tập theo yêu cầu của GV.

- Làm đề cương ôn tập.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 38+39 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 02/12/2019 (7A1) Tiết 38: ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Học sinh nắm vững kiến thức về số hữu tỉ, số thực. - Nắm được tính chất của tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính về số hữu tỉ, số thực để thực hiện tính giá trị biểu thức. - Vận dụng các tính chất của đẳng thức, tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau để tìm số chưa biết trong một số trường hợp. 3. Thái độ - Giáo dục cho học sinh ý thức ôn tập. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bảng phụ các phép toán trong Q. Bảng phụ bài tập. 2. Học sinh: - Học và làm bài tập theo yêu cầu của GV. - Làm đề cương ôn tập. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: - Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Tìm hai số x và y, biết : 7x = 3y và x - y = 16 HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV đưa ra nội dung ? Ta đã học những loại số nào. ? Hãy vẽ lại sơ đồ quan hệ giữa các tập hợp số. HS trả lời - GV sử dụng bảng chốt lại kiến thức. ? Trong tập hợp Q các số hữu tỉ ta đã biết những phép toán nào. HS trả lời - GV: Treo bảng ôn tập các phép toán Bài 1: - GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện - GV: Cho nhận xét bài trên bảng - GV chỉ trên lời giải và chốt lại vấn đề Bài 2: Tìm x, biết: - GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện - GV cho nhận xét bài trên bảng - Sau khi HS làm xong GV chỉ trên lời giải và chốt lại vấn đề I. Ôn số hữu tỉ, số thực, tính giá trị biểu thức số. 1. Lí thuyết. *) Quan hệ giữa các tập hợp số N, Z, Q, R, I. N Q R N Z , ZQ, Q R, I R Q I = *) Tập số hữu tỉ x nếu x 0 -x nếu x < 0 - Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ - Các phép toán trong Q (SGK) + Cộng, trừ, nhân, chia + Luỹ thừa * Căn bậc hai 2. Bài tập Bài 1: Thực hiện phép tính a)= b) = c) d) = d) Bài 2: Tìm x, biết: a) b) x = 9 c) Ta có: 2x – 1 = 3 hoặc 2x – 1 = - 3 * Với 2x – 1 = 3 2x = 4 x = 2 * Với 2x – 1 = -3 2x = -2 x = -1 Vậy: x = 2 hoặc x = -1 - GV lần lượt đưa ra các nội dung ? Tỉ lệ thức là gì. ? Nêu tính chất cơ bản của tỉ lệ thức. ? Viết dạng tổng quát của tính chất dãy tỉ số bằng nhau HS trả lời Bài 1: - GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện. HS lên bảng - GV cho nhận xét bài trên bảng Sau khi HS làm xong GV chỉ trên lời giải và chốt lại vấn đề Bài 2: Ba tổ cùng trồng 108 cây. Tổ 1 có 7 bạn, tổ 2 có 8 bạn và tổ 3 có 12 bạn. Số cây của ba tổ tỉ lệ với số học sinh. Tìm số cây phải trồng của mỗi tổ? - GV hướng dẫn qua sau đó yêu cầu HS lên bảng thực hiện. - GV cho nhận xét bài trên bảng sau đó chốt lại kiến thức II. Ôn tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau, tìm x 1. Lí thuyết - Tỉ lệ thức: - Tính chất cơ bản của tỉ lệ thức. - Tính chất dãy tỉ số bằng nhau. Bài 1: Tìm x trong tỉ lệ thức: a) (0,25x) : 3 = : 0,125 0,25x = : 0,125 0,25x = 20 x = 80 b) x : 8,5 = 0,69 : (-1,15) x = = - 5,1 Bài 2: Giải: - Gọi số cây của ba tổ phải trồng lần lượt là x, y, z (cây). - Ta có: x + y + z = 108 - Do số cây của ba tổ tỉ lệ với số học sinh nên ta có: . - AD tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: x = 7.4 = 28 y = 8.4 = 32 z = 12.4 = 48 Vậy số cây phải trồng của mỗi tổ lần lượt là 28; 32; 48 cây. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Nhắc lại các kiến thức cơ bản. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Yêu cầu HS làm bài tập. Tìm x, biết : a) b) c) HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo 1) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức : a) A = - 0,5 - 2) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức : a) B = b) C = 5(x - 2)2 + 1 V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Ôn tập kiến thức và các dạng bài tập đã ôn. - Tiết sau ôn tập tiếp các kiến thức còn lại của học kì I. - Làm các bài 57; 61; 68; 70/SBT. Ngày giảng: 04/12/2019 (7A1) Tiết 39: ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Học sinh nắm vững về tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, về hàm số và đồ thị hàm số y = ax (a 0). 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng giải các bài toán tỉ lệ. - Kĩ năng vẽ đồ thị hàm số y = ax (a 0). - Xét điểm thuộc, không thuộc đồ thị hàm số, tìm hệ số tỉ lệ. 3. Thái độ - Giáo dục tính hệ thống, khoa học, chính xác cho học sinh. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bảng phụ bài tập. 2. Học sinh: - Học và làm bài tập theo yêu cầu của GV. - Làm đề cương ôn tập. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: - Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Yêu cầu HS thực hiện: Câu 1. Kết quả của phép tính : + là  A. B. C. D. Câu 2. Cho = và x+y = 8 Khi đó ta có: A. x= 3 và y= 5 B. x= -3 và y= 5 C. x=-5 và y=-3 D. x=5 và y=3 Câu 3: Giá trị của biểu thức: - + 2 là: A. -3 B. 3 C. 11 D. -11 HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV đưa ra nội dung Khi nào 2 đại lượng y và x tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch với nhau. Cho ví dụ. - GV: Treo bảng ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch. Nhấn mạnh về tính chất khác nhau của 2 tương quan này. - GV đưa ra bài tập trên bảng phụ: Bài 1. Ba đội máy cày, cày ba cánh đồng cùng diện tích. Đội thứ nhất cày xong trong 3 ngày. Đội thứ hai trong 5 ngày và đội thứ ba trong 6 ngày. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu máy, biết rằng đội thứ hai có nhiều hơn đội thứ ba 1 máy? (Năng suất các máy như nhau). - GV hướng dẫn qua sau đó yêu cầu HS lên bảng thực hiện HS lên bảng - GV cho nhận xét bài trên bảng sau đó chốt lại kiến thức I. Đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch. 1. Lý thuyết. *) Định nghĩa - Khi y = k.x (k 0) thì y và x là 2 đại lượng tỉ lệ thuận. - Khi thì y và x là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch. *) Tính chất (SGK) 2. Bài tập. Bài 1. Giải: - Gọi số máy của ba đội lần lượt là x1; x2 ; x3 (máy) - Ta có: x2 - x3 = 1 - Vì số máy tỉ lệ nghịch với số ngày hoàn thành công việc nên ta có: 3x1 = 5x2 = 6x3 hay - Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: Từ đó: - Vậy số máy của 3 đội lần lượt là: 10 (máy); 6(máy); 5(máy). - GV hướng dẫn ôn tập trên bảng Bài 1. - GV đưa ra bài tập - GV hướng dẫn qua sau đó yêu cầu HS lên bảng thực hiện - GV cho nhận xét và chốt lại vấn đề Bài 2: - GV đưa ra bài tập a) Vẽ đồ thị của hàm số y = -2x b) Điểm B(1,5; 3) có thuộc đồ thị của hàm số y = -2x hay không? Tại sao? - GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện. - GV cho HS nhận xét và chốt lại vấn đề II. Hàm số 1. Lý thuyết. - Đồ thị h/số y = ax (a 0) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ 2. Bài tập. Bài 1. Cho hàm số: y = f(x) = 2x + 1. Tính f(-3); f(-1); f(0) Giải f(-3) = 2.(-3) + 1 = -5 f(-1) = 2.(-1) + 1 = -1 f(0) = 2.0 + 1 = 1 Bài 2: a) Vẽ đồ thị hàm số y = -2x Ta có điểm M(1; -2) y 1 0 x -2 M y = -2x b) Ta thay x = 1,5 vào công thức y = -2x ta được: y = (-2).1,5 = -3 ( 3) - Vậy điểm B không thuộc đồ thị hàm số y = -2x HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Nhắc lại các kiến thức cơ bản. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Yêu cầu HS làm bài tập: Cho hàm số y = - 2x. a) Biết điểm A(3 ; y0) thuộc đồ thị hàm số trên. Tính y0. b) Điểm B(1,5 ; 3) có thuộc đồ thị hàm số y = - 2x hay không ? Tại sao ? Giải: a) Vì điểm A(3 ; y0) thuộc đồ thị hàm số y = - 2x, nên ta thay x = 3 và y = y0 vào công thức, ta có: y0 = - 2 . 3 = - 6 b) Xét điểm B(1,5 ; 3) : Thay x = 1,5 vào công thức y = - 2x, có: y = - 2 . 1,5 y = - 3 ( 3) Vậy điểm B(1,5 ; 3) không thuộc đồ thị hàm số y = - 2x. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo 1) Tính: 2) Trong hai số: 222333 và 333222 số nào lớn hơn, giải thích? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Ôn tập kiến thức và các dạng bài tập đã ôn. - Tiết sau kiểm tra học kì I.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_3839_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.doc