Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 28: Luyện tập - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức :

- Thông qua tiết luyện tập học sinh được củng cố các kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch (về định nghĩa và tính chất).

- Kiểm tra 15 ph nhằm kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội và áp dụng kiến thức của hs.

2. Kĩ năng :

- Có kĩ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để vận dụng giải toán nhanh và đúng.

3. Thái độ :

- Rèn tính cẩn thận, chính xác. Có ý thức tự giác và nghiêm túc trong học tập.

4.Năng lực, phẩm chất:

a)Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

b) Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán.

II. CHUẨN BỊ.

1. GV: - Phương tiện: Bảng phụ, phấn màu.

2. HS: Bảng nhóm, bút dạ. Nghiên cứu trước bài

III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.

- Phương pháp: Luyện tập- thực hành, vấn đáp gợi mở, hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi.

 

docx3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 28: Luyện tập - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/11/2019 Ngày dạy: 04 /11/2019 Tiết 28: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức : - Thông qua tiết luyện tập học sinh được củng cố các kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch (về định nghĩa và tính chất). - Kiểm tra 15 ph nhằm kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội và áp dụng kiến thức của hs. 2. Kĩ năng : - Có kĩ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để vận dụng giải toán nhanh và đúng. 3. Thái độ : - Rèn tính cẩn thận, chính xác. Có ý thức tự giác và nghiêm túc trong học tập. 4.Năng lực, phẩm chất: a)Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. b) Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ. 1. GV: - Phương tiện: Bảng phụ, phấn màu. 2. HS: Bảng nhóm, bút dạ. Nghiên cứu trước bài III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC. - Phương pháp: Luyện tập- thực hành, vấn đáp gợi mở, hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn đinh tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động khởi động: HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giải bài tập 1 Hãy lựa chọn số thích hợp trong các số sau để điền vào các ô trống trong hai bảng sau (bảng phụ) : - 1 ; - 2 ; - 4 ; - 10 ; - 30 ; 1 ; 2 ; 3 ; 6 ; 10. Bảng 1: x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận. x - 2 - 1 3 5 y - 4 2 4 Bảng 2 : x và y là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch. x - 2 - 1 5 y - 15 30 15 10 Hai hs lên bảng điền vào ô trống, mỗi hs làm một bảng : Bài 1 Kết quả : Bảng 1: x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận. x - 2 - 1 1 2 3 5 y - 4 - 2 2 4 6 10 Bảng 2 : x và y là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch. x - 2 - 1 1 2 3 5 y - 15 - 30 30 15 10 6 Hoạt động 2: Giải bài tập 2 HS tóm tắt đề bài : Cùng khối lượng công việc như nhau : Đội I có x1 máy HTCV trong 4 ngày Đội I có x2 máy HTCV trong 6 ngày Đội I có x3 máy HTCV trong 8 ngày GV gợi ý cho hs: Gọi số máy của các đội lần lượt là x1, x2, x3 máy - Số máy và số ngày là hai đại lượng như thế nào? (năng suất các máy như nhau). HS : Số máy và số ngày HTCV là hai đại lượng tỉ lệ nghịch hay x1, x2, x3 tỉ lệ nghịch với 4 ; 6 ; 8. GV: Vậy x1, x2, x3 tỉ lệ thuận với các số nào? HS : x1, x2, x3 tỉ lệ thuận với . GV: Sử dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để làm bài tập trên. GV yêu cầu cả lớp làm bài tập. HS cả lớp làm bài tập vào vở, một hs lên bảng thực hiện. - GV cùng hs nhận xét. Bài 2 - Gọi số máy của ba đội theo thứ tự là x1, x2, x3. Vì các máy có cùng năng suất nên số máy và số ngày là hai đại lượng tỉ lệ nghịch, do đó ta có : x1 - x2 = 2 và - Vậy số máy của ba đội theo thứ tự là 6 ; 4 ; 3 (máy). HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng: - GV nêu các bước giải một bài toán TLN? + B1: Đầu bài yêu cầu tìm gì? Gọi cái cần tìm là x , x .... + B 2 : Chỉ ra 2 đại lượng nào trong bài toán tỉ lệ nghịch với nhau. + B3 : Dựa vào t/c tỉ lệ nghịch để lập ra tỉ lệ thức. + B4: Áp dụng t/c dãy tỉ số bằng nhau. HOẠT ĐỘNG 4: Tìm tòi mở rộng BT: Hai bánh xe nối với nhau bởi một dây tời. Bánh xe lớn có bán kính 25cm, bánh xe nhỏ có bán kính 10cm. Một phút bánh xe lớn quay được 60 vòng. Hỏi một phút bánh xe nhỏ quay được bao nhiêu vòng? V .HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO TIẾT SAU: - Ôn lại định nghĩa, tính chất hai đại lượng tỉ lệ thuận, hai đại lượng tỉ lệ nghịch. - Xem lại các dạng bài tập đã chữa. - BTVN : 20 ; 22 ; 23 (sgk/61 ; 62) và 28 ; 29 ; 30 (sbt/46 ; 47). - Đọc trước bài : "Hàm số" - sgk/62.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_28_luyen_tap_nam_hoc_2019_2020_tru.docx