I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Qua phần này HS nắm được kĩ thuật trồng cây ăn quả, kĩ thuật chăm sóc ăn quả.
- HS nắm được kĩ thuật trong thu hoạch, bảo quản, chế biến.
2. Kĩ năng:
- Nắm được các bước trong quy trình trồng cây ăn quả.
- Nắm được các bước trong quy trình chăm sóc cây ăn quả và thu hoạch, bảo quản, chế biến.
3. Thái độ:
- Yêu thích say mê đối với nghề trồng cây ăn quả.
4. Năng lực, phẩm chất :
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- PP dạy học gợi mở, vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm, công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình, Trực quan, ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 2 SGK, SGV, các tài liệu tham khảo
- Sưu tầm tranh ảnh có liên quan.
- Kinh nghiệm và điển hình trồng cây ăn quả ở địa phương.
2. Học sinh:
- Đọc nội dung bài mục III bài 2 SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh có liên quan.
- Liên hệ thực tế địa phương.
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 3: Một số vấn đề chung về cây ăn quả (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/9/2020
Ngày dạy: 22/9/2020(9E)
Tiết 3 - Bài 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
CÂY ĂN QUẢ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Qua phần này HS nắm được kĩ thuật trồng cây ăn quả, kĩ thuật chăm sóc ăn quả.
- HS nắm được kĩ thuật trong thu hoạch, bảo quản, chế biến.
2. Kĩ năng:
- Nắm được các bước trong quy trình trồng cây ăn quả.
- Nắm được các bước trong quy trình chăm sóc cây ăn quả và thu hoạch, bảo quản, chế biến.
3. Thái độ:
- Yêu thích say mê đối với nghề trồng cây ăn quả.
4. Năng lực, phẩm chất :
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- PP dạy học gợi mở, vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm, công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình, Trực quan, ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 2 SGK, SGV, các tài liệu tham khảo
- Sưu tầm tranh ảnh có liên quan.
- Kinh nghiệm và điển hình trồng cây ăn quả ở địa phương.
2. Học sinh:
- Đọc nội dung bài mục III bài 2 SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh có liên quan.
- Liên hệ thực tế địa phương.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Hãy trình bày giá trị của việc trồng cây ăn quả?
Đáp án: Giá trị của việc trồng cây ăn quả:
- Giá trị dinh dưỡng: chứa nhiều đường, đạm, béo, khoáng, vitamin
- Là nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản
- Làm thuốc chữa bệnh
- Bảo vệ môi trường sinh thái
3. bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
- GV: Em đã từng trồng cây ăn quả chưa? Nêu các quy trình theo hiểu biết và kinh nghiệm của em
Cây ăn quả là cây có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao được nhân dân trồng từ lâu và có nhiều kinh nghiệm . Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây ăn quả , cần phải hiểu được quy trình trồng cây ăn quả. Chúng ta cùng nghiên cứu tiết học ngày hôm nay.
- GV ghi đầu bài lên bảng
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Họat động của GV và HS
Nội dung
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật trong việc trồng và chăm sóc cây ăn quả .
?. Hãy nêu các loại cây ăn quả và phân loại chúng vào 3 nhóm cây được ghi ở bảng 2 .
? Người ta thường dùng phương pháp nào để nhân giống cây ăn quả.
? Trồng cây ăn quả phải có những kỹ thuật trồng nào.
HS: - Chọn thời vụ , khỏang cách trồng, quy trình trồng.
? Hãy nêu quy trình trồng cây ăn quả .
- HS nêu.
?Yêu cầu HS đọc kỹ những lưu ý khi trồng cây ăn quả .
? Mục đích, tác dụng của việc làm cỏ vun xới
HS: Diệt cỏ dại làm mất nơi ẩn náu của sâu bệnh....
? Bón phân thúc như thế nào
HS: Bón theo hình chiếu của tán cây.
? Tưới nước như thế nào là hợp lý.
HS: Tuỳ theo tùng thời kì phát triển của cây mà ta tưới nước sao cho hợp lí. Giúp cây phát triển cân đối
? Mục đích và thời kì tạo hình, sửa cành.
- Gv y/c HS nghiên cứu SGK
? Cây ăn quả thường có loại bệnh nào.
HS: Bệnh thán thư, bệnh mốc sương, bệnh vàng lá...
? Biện pháp phòng trừ.
HS: Biện pháp canh tác, sinh học, thủ công, hoá học...
- GV giải thích thêm: Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng trong danh mục nhà nước cho phép sử dụng đúng kĩ thuật
III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả:
1. Giống cây.
- Giống cây ăn quả chia làm 3 nhóm: cây ăn quả nhiệt đới, Á nhiệt đới và ôn đới.
2. Nhân giống.
- Nhân giống bằng phương pháp hữu tính như gieo hạt.
- Nhân giống bằng phương pháp vô tính như giâm cành, chiết cành, tách chồi, nuôi cấy mô tế bào .
3. Trồng cây ăn quả :
a.Thời vụ.
- Thường trồng vào tháng 2-4 (Vụ Xuân), tháng 8-10 (Vụ Thu) Đối với các tỉnh phía Bắc. Tháng 4-5 ( Đầu mùa mưa ) Đối với các tỉnh phía Nam.
b. Khoảng cách trồng.
- Tuỳ theo mỗi loại cây và loại đất mà ta có khoảng cách trồng khác nhau.
c.Trồng cây: Cây ăn quả được trồng theo quy trình sau: Đào hố bóc vỏ bầu đặt cây vào hố lấp đất tưới nước.
4. Chăm sóc
a. Làm cỏ, vun xới
- Tiến hành làm cỏ vun xới quanh gốc cây để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu bệnh và làm đất tơi xốp.
b. Bón phân thúc
- Bón phân thúc cho cây ăn quả để cung cấp cho cây sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
- Bón phân thúc vào 2 thời kì:
+ Khi cây chưa ra hoa hoặc đã ra hoa quả.
+ Sau khi thu hoạch.
c. Tưới nước
- Nước hoà tan chất dinh dưỡng trong đất để cây được hút dễ dàng, tham ra vận chuyển chất dinh dưỡng ở trong cây. Do vậy nước là 1 yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.
d. Tạo hình, sửa cành
(SGK)
e. Phòng trừ sâu bệnh
- Tiến hành phòng trừ sâu bệnh kịp thời như: Phòng trừ bằng kĩ thuật canh tác, sinh học, thủ công, sử dụng thuốc hoá học đúng kĩ thuật để giảm ô nhiễm môi trường tránh gây độc hại cho người và vật nuôi. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
g. Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
- Đây là biện pháp kĩ thuật đang được áp dụng rộng.
? Theo em cây ăn quả thu hoạch tốt nhất vào thời điểm nào.
HS: Vào sáng sớm hoặc chiều tối.
- GV: Thu hoạch đảm bảo thời gian cách li.
? Bảo quản như thế nào.
HS: Bảo quản trong kho lạnh....
- GV: Sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia trong bảo quản và chế biến đúng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.
? Nêu các cách chế biến.
HS: Sấy khô, làm xirô, làm mứt...
IV. Thu hoạch bảo quản chế biến
1. Thu hoạch
- Các loại cây ăn quả chứa nhiều nước, vỏ mỏng nên dể bị dập nát. Vì vậy khi thu hoạch phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đúng độ độ chín. Thu hoạch quả lúc trời mát. Quả hái về phải được làm sạch, phân loại và để ở nơi râm mát.
2. Bảo quản
- Quả phải được xử lí bằng hóa chất, chiếu tia phóng xạ, gói giấy mỏng, đưa vào kho lạnh, không chất đống quả khi bảo quản.
3. Chế biến
- Tùy theo mỗi loại cây, quả được chế thành xirô quả, sấy khô, làm mứt quả,....
* Hoạt động 3: Luyện tập
Có mấy phương pháp nhân giống cây?
Nêu quy trình trồng cây ăn quả
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Liên hệ: Trao đổi với bạn bè về cách trồng cậy ăn quả tại địa phương mình.
- Cho HS chơi trò chơi : Chia lớp thành ba đội, trong thời gian 5 phút. Các thành viên
trong đội lần lượt lê ghi tên các món chế biến từ hoa quả
* Hoạt động 5: Tìm tòi và mở rộng
- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học. Tìm hiểu về cách trồng các loại cây ăn quả
5. HƯỚN DẪN VỀ NHÀ.
- GV yêu cầu HS về nhà:
- Học bài trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước nội dung bài 3 SGK
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_3_mot_so_van_de_chung_ve_cay_an.doc