Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 26: Ôn tập học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hệ thống nội dung kiến thức đã học về Trồng cây ăn quả

2. Kỹ năng: Biết cách tổng hợp nội dung kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

3. Thái độ: Có ý thức kỷ luật, tự giác trong học tập.

4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác,

- Năng lực đặc thù: Năng lực nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi

2. Học sinh: Ôn tập nộ dung đã học

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật công não, kĩ thuật chia sẻ nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: Nắm bắt sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động: Gv tổ chức chơi trò chơi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 26: Ôn tập học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 1/6/2020 (9A4) ; 4/6/2020 (9A1,2,3)) TIẾT 26. ÔN TẬP HỌC KỲ II I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hệ thống nội dung kiến thức đã học về Trồng cây ăn quả 2. Kỹ năng: Biết cách tổng hợp nội dung kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.. 3. Thái độ: Có ý thức kỷ luật, tự giác trong học tập. 4. Năng lực: Phát triển các năng lực như: - Năng lực chung: Năng lực tự chủ tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, - Năng lực đặc thù: Năng lực nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi 2. Học sinh: Ôn tập nộ dung đã học III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.... 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật công não, kĩ thuật chia sẻ nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Nắm bắt sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động: Gv tổ chức chơi trò chơi. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Nội dung Hoạt động của GV và HS Câu 1: - Quả của cây ăn quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. - Cây ăn quả có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái. - Quả là nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thực phẩm và xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao. - Quả và các bộ phận khác của cây có khả năng chữa một số bệnh bệnh. Câu 2: - Tạo hình là làm cho cây có thế đứng và bộ khung khỏe, cành phân phối đều trong tán cây để mang được khối lượng quả lớn. - Sửa cành là loại bỏ những cành nhỏ, cành bị sâu, bệnh, cành vượtlàm cho cây thông thoáng, giảm sâu bệnh. - Các thời kì đốn tạo hình, sửa cành: + Thời kì cây già gọi là đốn phục hồi. + Thời kì cây ra hoa, tạo quả gọi là đốn tạo quả + Thời kì cây non, sinh trưởng mạnh gọi là đốn tạo hình. Câu 3: - Ghép là phương pháp gắn một đoạn cành hay mắt lên gốc của cây cùng họ để tạo nên một cây mới. - Để đạt kết quả cao khi ghép cần làm tốt các việc sau: + Chọn cành ghép, mắt ghép trên cây mẹ có năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt. Mắt ghép được lấy trên cành có đường kính 4-10mm, ở tầng tán cây vươn ra ánh sáng, tù 4-6 tháng tuổi. + Chọn cây gốc ghép được gieo từ hạt của cây cùng họ với cành và mắt ghép, là giống địa phương, có khả năng thích ứng cao, bộ rễ khỏe, chống sâu bệnh tốt. + Thời vụ ghép thích hợp từ tháng 2 - 4 và từ tháng 8 -10 ở các tỉnh phía Bắc, đầu mùa mưa ở các tỉnh phía Nam. + Phải giữ sạch vết ghép, dao ghép phải sắc. - Học sinh kể được một số phương pháp ghép như: Ghép áp, ghép nêm, ghép cửa sổ, ghép mắt nhỏ có gỗ... Câu 4: + Đặc điểm thực vật : - Cây xoài là cây thân gỗ có bộ rễ ăn sâu nên chịu hạn tốt. Phần lớn rễ tập trung ở tầng đất mặt, sâu từ 0-50cm. - Hoa xoài ra từng chùm ở đầu ngọn cành, mỗi chumg có 2000 – 4000 hoa , gồm hoa đực và hoa lưỡng tính. + Yêu cầu ngoại cảnh : - Nhiệt độ : thích hợp từ 240C – 260C. - Lượng mưa: lượng mưa hàng năm khoảng 1000 – 1200mm. Cây xoài cần có mùa khô để phân hóa mầm hoa. - Ánh sáng : cần đủ ánh sáng. - Đất : trồng được trên nhiều loại đất, thích hợp nhất là đất phù xa ven sông, tầng đát dày, pH từ 5,5 - 6,5 Câu 5: - Quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả: + Xác định vị trí bón phân : chiếu theo hưóng thẳng đứng của tán cây xuống đất đó là vị trí thường bón phân cho cây ăn quả. + Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân: cuốc rãnh hoặc đào hố ở vị trí bón phân với kích thước tuỳ theo độ sâu của rễ. + Bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất. + Tưới nước: tưới nước vào rãnh hoặc hố đã bón phân - Vị trí đào hố hoặc rãnh bón phân thường là vị trí hình chiếu của tán cây xuống đất vì đây là vị trí tập trung nhiều rễ nhất là các rễ con có tác dụng hút chất dinh dưỡng vì vậy bón phân vào vị trí này sẽ có hiệu quả cao nhất. Câu 6 : Quy trình trồng cây ăn quả gồm 3 bước: - Bước 1: Lựa chọn quả đều, không dập nát rồi rửa sạch, để ráo nước. - Bước 2: + Xếp quả vào lọ cứ 1 lớp quả 1 lớp đường. + Tỉ lệ 1kg quả 1,5 kg đường. + Đậy kín nắp để nơi quy định - Bước 3 : + Sau 20 ngày chiết lấy dịch quả lần 1 + Cho thêm đường theo tỉ lệ 1kg quả 1kg đưởng để 1-2 tuần chiết lấy dịch quả lần 2 - Y/C HS làm đề cương và học bài Câu 1:Trồng cây ăn quả mang lại những lợi ích gì ? Hãy kể tên 5 loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta ? Câu 2: Thế nào là đốn tạo hình, sửa cành? Việc đốn tạo hình, sửa cành được tiến hành vào những thời kì nào? Câu 3: Ghép là gì? Để đạt kết quả cao khi ghép cần phải làm gì? Kể tên ít nhất 3 phương pháp ghép đã học? Câu 4: Nêu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài? Câu 5: Trình bày quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả? Tại sao vị trí bón phân thúc thường là vị trí hình chiếu của tán cây xuống đất? Câu 6 :Nêu quy trình làm xirô quả ? Quy trình trồng cây ăn quả gồm 3 bước: - Bước 1: Lựa chọn quả đều, không dập nát rồi rửa sạch, để ráo nước. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập – Vận dụng - Hệ thống một số vấn đề chung về cây ăn quả. - Một số phương pháp nhân giống cây ăn quả. HOẠT ĐỘNG 4: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo. - GV Nhận xét đánh giá giờ thực hành. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Về nhà học bài, đọc và làm đề cương nội dung câu hỏi ôn tập

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_26_on_tap_hoc_ky_ii_nam_hoc_201.doc
Giáo án liên quan