I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện,
bảng điện. Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện, bảng điện.
2. Kĩ năng: Lắp được bảng điện gồm 2 cầu chì, một ổ cắm điện và một công tắc
điều khiển một bóng đèn đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.
3.Thái độ: Làm việc cẩn thận, kiên trì, khoa học và an toàn.
4. Năng lực, phẩm chất :
a. Năng lực: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác.
Năng lực thực hành
b. Phẩm chất: Chấp hành kỉ luật. Nhân ái
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK và SGV
- Vật liệu: Bảng điện dây dẫn điện, giấy ráp, băng dính cách điện, 1 bóng đèn.
- Thiết bị: 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, một công tắc điện
- Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, bút thử điện.
2. Học sinh: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp dạy học:
+ Phương pháp nêu vấn đề.
+Phương pháp vấn đáp.
+ Phương pháp hoạt động nhóm.
Kĩ thuật dạy học:
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi
+ Kĩ thuật một phút.
+ Kĩ thuật khăn trải bàn.
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 13+14 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/11/2019
Ngày giảng: 9A1: 04/11/2019
Tiết 13 – Bài 6
Thực hành:LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN (T3)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện,
bảng điện. Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện, bảng điện.
2. Kĩ năng: Lắp được bảng điện gồm 2 cầu chì, một ổ cắm điện và một công tắc
điều khiển một bóng đèn đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.
3.Thái độ: Làm việc cẩn thận, kiên trì, khoa học và an toàn.
4. Năng lực, phẩm chất :
a. Năng lực: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác.
Năng lực thực hành
b. Phẩm chất: Chấp hành kỉ luật. Nhân ái
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK và SGV
- Vật liệu: Bảng điện dây dẫn điện, giấy ráp, băng dính cách điện, 1 bóng đèn.
- Thiết bị: 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, một công tắc điện
- Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, bút thử điện.
2. Học sinh: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp dạy học:
+ Phương pháp nêu vấn đề.
+Phương pháp vấn đáp.
+ Phương pháp hoạt động nhóm.
Kĩ thuật dạy học:
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi
+ Kĩ thuật một phút.
+ Kĩ thuật khăn trải bàn...
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động
* Ổn định lớp:
- GV kiểm tra sĩ số lớp. - Lớp:
* Kiểm tra bài cũ (Kết hợp kiểm tra trong giờ học)
* Vào bài mới:
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG
HĐ1.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
GV: Giới thiệu bài học
GV: Nêu mục tiêu bài thực hành, nội quy thực hành.
- Chia nhóm thực hành: mỗi nhóm 4-5 học sinh. Các nhóm trưởng kiểm tra việc
chuẩn bị hoặc nhận dụng cụ, vật liệu thiết bị cho bài thực hành.
HĐ2.Tìm hiểu cách lắp đặt mạch
điện bảng điện.
Sau khi xây dựng được sơ đồ lắp đặt
mạch điện.
GV: Hướng dẫn học sinh tiến hành
các bước của quy trình lắp đặt mạch
điện, bảng điện theo các bước sau:
Bước 1: Vạch dấu.
Bước 2: Khoan lỗ bảng điện.
Bước 3: Nối dây thiết bị điện của
bảng điện.
Bước 4: Lắp thiết bị vào bảng điện
Bước 5: Kiểm tra.
GV: Nói rõ cho học sinh hiểu khi
thực hiện làm mẫu những thao tác
hình thành kỹ năng mỡi cho học sinh.
HS: Làm việc theo nhóm tiến hành
lắp đặt mạch điện, bảng điện theo quy
trình
GV: Quan sát sự làm việc của học
sinh và lưu ý lại cho học sinh về an
toàn lao động khi lắp đặt, đảm bảo
tính chính xác của sơ đồ nguyên lý.
3. Lắp đặt mạch điện bảng điện
(tiếp).
* Bước 1: Vạch dấu.
* Bước 2: Khoan lỗ bảng điện
* Bước 3: Nối dây thiết bị điện của
bảng điện.
*Bước 4: Lắp thiết bị vào bảng điện
* Bước 5: Kiểm tra.
3. Hoạt động vận dụng:
- Chất lượng sản phẩm thực hành
- Thực hiện theo quy trình
- GV: Hướng dẫn học sinh tự đánh giá theo kết quả bài học theo tiêu chí
đã nêu.
- GV: Nhận xét bài thực hành về tinh thần thái độ tác phong làm việc,
thực hiện an toàn lao động
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Về nhà tiếp tục vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt bảng điện, thực hành
lắp bảng điện ở nhà mình.
- Nghiên cứu sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn huỳnh
quang.
Ngày soạn: 10/11/2019
Ngày giảng: 9A1: 11/11/2019
Tiết 14 – Bài 7
Thực hành:LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG (T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu nguyên lí hoạt động của mạch đèn ống huỳnh quang
- Hiểu, lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang đúng quy trình và yêu cầu
kỹ thuật.
- Vẽ được mạch điện của đèn ống huỳnh quang
2. Kĩ năng:
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang
- Sử dụng thuần thục các dụng cụ, lắp mạch điện hoàn thiện.
3.Thái độ:Gây dựng thái độ yêu thích môn học của học sinh.
4. Năng lực, phẩm chất :
a. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác. Năng lực thực hành
b. Phẩm chất: Chấp hành kỉ luật. Nhân ái
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên :
- Phương tiện: Bảng phụ (sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang)
- Giáo án
2. Học sinh: Vở ghi, đồ dùng.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp dạy học:
+ Phương pháp nêu vấn đề.
+Phương pháp vấn đáp.
+ Phương pháp hoạt động nhóm.
Kĩ thuật dạy học:
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi
+ Kĩ thuật một phút.
+ Kĩ thuật khăn trải bàn...
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động
* Ổn định lớp:
- GV kiểm tra sĩ số lớp. - Lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
? Sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt
mạch điện khác nhau như thế nào.
? Trong mạch điện thông thường
những thiết bị nào mắc nối tiếp và
song song
- Hs: Lên bảng trình bày...
- Hs: Trong mạch điện thông thường
thiết bị đóng cắt và bảo vệ mắc nối tiếp
với nguồn điện. Thiết bị lấy điện và đồ
dùng điện mắc song song với nguồn
điện.
* Vào bài mới:
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG
HĐ1: Tìm tòi phát hiện kiến thức
mới.
GV: Giới thiệu bài học
GV: Nêu mục tiêu bài thực hành,
nội quy thực hành.
- Chia nhóm thực hành: mỗi nhóm
4-5 học sinh. Các nhóm trưởng kiểm
tra việc chuẩn bị hoặc nhận dụng cụ,
vật liệu thiết bị cho bài thực hành.
HĐ2: Tìm hiểu sơ đồ lắp đặt mạch
điện.
GV: Cho HS quan sát sơ đồ hình (7-
1).
Sau đó cho các nhóm thảo luận, tìm
hiểu, phân tích sơ đồ nguyên lý
mạch điện theo nội dung.
GV: Mạch điện gồm bao nhiêu phần
tử, gọi tên và nêu chức năng của các
phần tử đó ?
HS: gồm các phần tử: cầu chì, công
tắc, chấn lưu, tắc te, bóng đèn.
GV: Các phần tử nối với nhau như
thế nào?
HS: state nối song song với bóng
đèn sau đó nối nối tiếp với chấn lưu,
công tác, cầu chì.
GV: Kết luận
GV: Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ
lắp đặt đèn ống huỳnh quang.
HS: Vẽ dưới sự giám sát của giáo
viên
HĐ3: Tìm hiểu lập bảng dự trù
dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
GV: Hướng dẫn cho học sinh cách
dự trù vật liệu, thiết bị và dụng cụ
cần cho bài thực hành.
Mỗi nhóm học sinh thảo luận lập dự
trù vật liệu, dụng cụ, thiết bị cho
công việc dựa trên cơ sở của sơ đồ
I. Dụng cụ, vật liệu và thíêt bị.
- ( SGK ).
II. Nội dung và trình tự thực hành
1. Vẽ sơ đồ lắp đặt.
a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý mạch điện
đèn ống huỳnh quang.
b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
2. Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu
và thiết bị.
TT
Tên dụng
cụ,vật liệu
và thiết bị
Số
lượng
Yêu cầu
kỹ thuật
1
2
3
4
lắp đặt mạch điện.
3. Hoạt động vận dụng:
GV: Hướng dẫn học sinh tự đánh giá Hoặc đánh giá chéo kết quả thực
hành theo các tiêu chí của bài
GV: Nhận sét bài học về sự chuẩn bị, kết quả thực hành quy trình tiến
hành, thái độ tham gia thực hành của các nhóm.
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Về nhà tập vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt.
- Chuẩn bị mỗi nhóm:
+ Vật liệu: Bảng điện dây dẫn điện, giấy ráp, băng dính cách điện, 1 bóng đèn.
+ Thiết bị: 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, một công tắc điện
+ Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, bút thử điện để
giờ sau thực hành lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_1314_nam_hoc_2019_2020_truong_t.pdf